Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Gắp hạt dưa ở phế quản, cứu cháu bé 23 tháng tuổi

Một cháu bé 23 tháng tuổi bị hóc hạt dưa vào phế quản nguy hiểm tính mạng đã được các y bác sĩ tại cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế nội soi gắp thành công hạt dưa ra.

Sáng 18.8, các y bác sĩ khoa Tai mũi họng và Gây mê Hồi sức thuộc cơ sở 2 Bệnh viện Trung ương Huế (đóng tại QL1A, xã Phong An, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đã nội soi cấp cứu gắp thành công một hạt dưa kích thước 12x6 mm, nằm ở phế quản gốc phải của một cháu bé 23 tháng tuổi bị hóc hạt dưa, nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhi nữ, 23 tháng tuổi, ở Đông Hà, Quảng Trị, bị hóc hạt dưa 4 ngày trước, xuất hiện tình trạng khó thở tăng dần nên được người nhà đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ngày 17.8. Tại đây bệnh nhân được chụp X-quang phổi, CT Scan phổi và được chẩn đoán là dị vật phế quản phải.

Gắp hạt dưa ở phế quản, cứu cháu bé 23 tháng tuổi - ảnh 1

Các y bác sĩ nội soi gắp dị vật trong phế quản của cháu bé

Ảnh: BVCC

Bệnh nhân được chuyển tuyến vào Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 điều trị tiếp ngay trong ngày 17.8. Khi tiếp nhận bệnh nhân, cháu bé tỉnh táo, da môi hồng, thở khò khè, khó thở, nghe phổi thông khí giảm bên phải.

Đánh giá đây là một trường hợp dị vật phế quản gây tắc phổi phải, nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân, bác sĩ các Khoa Nhi, Tai mũi họng và Gây mê Hồi sức đã thống nhất ý kiến là soi thanh khí phế quản lấy dị vật cấp cứu.

Sau khi có kết quả PCR virus SARS-CoV-2 âm tính, sáng 18.8, các y bác sĩ phối hợp giữa khoa Tai mũi họng và Gây mê Hồi sức đã thành công đã tiến hành nội soi gắp dị vật ra  

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tỉnh táo, tự thở, phổi thông khí tốt và tiếp tục được điều trị nội khoa.

Theo TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, dị vật đường thở là một bệnh cảnh có thể dẫn đến Tu vong hoặc gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được xử trí kịp thời. Bệnh hay xảy ra ở trẻ em do thói quen ngậm đồ chơi hoặc trêu đùa trong lúc đang ăn, uống, phổ biến là hóc hạt dưa và các loại thức ăn bằng hạt.

Để phòng tránh, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ cầm các đồ vật, đồ chơi vào miệng ngậm, không nên cho trẻ ăn những thức ăn dễ hóc như hạt lạc, hạt dưa, hạt hướng dương... Nếu trẻ bị hóc hay nghi ngờ bị hóc thì phải đưa đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị nhanh chóng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/gap-hat-dua-o-phe-quan-cuu-chau-be-23-thang-tuoi-1267391.html)

Tin cùng nội dung

  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Khi bị dị vật rơi vào tai, mắt, mũi hay xuyên vào da cần thực hiện ngay những biện pháp sơ cứu cơ bản sau trước khi đưa người bị nạn đi  bệnh viện cấp cứu.
  • Kể cả trẻ em và người lớn cũng rất dễ bị các dị vật rơi vào trong tai mũi...biết và sơ cứu đúng cách có thể nhanh chóng giúp người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.
  • T*i n*n này thường xảy ra ở trẻ em khi bú bình hoặc cho ăn không đúng cách. Dị vật đường thở có thể là sữa, cháo, cơm (do sặc), hạt lạc, mãng cầu, hồng xiêm.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY