Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Gia đình cùng hành động sớm phòng chống bệnh đái tháo đường

Ngày 30/11 Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam phối hợp với bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, đã tổ chức Ngày Hội dinh dưỡng - đái tháo đường năm 2019 với chủ đề Hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh đại tháo đường.

PGS.TS Tạ Văn Bình phát biểu tại Hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh đại tháo đường

Đái đang được xem là đại dịch của toàn cầu, có dấu hiệu gia tăng từng ngày và trở thành mối hiểm họa đe dọa tính mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Được dự đoán sẽ là một trong những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21 và ước tính 80% các ca bệnh mới sẽ là ở những nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội Đái thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Thực tế những con số thống trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện.

PGS.TS Tạ Văn Bình- Nguyên Giám đốc bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam cho biết, đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là vấn đề sức khỏe toàn cầu nghiêm trọng với tỷ lệ bệnh tật và Tu vong cao. Đây là một trong những bệnh không lây nhiễm, có nguy cơ cao và tốc độ phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, hiện nước ta có khoảng 3,53 triệu người mắc . Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Điều đáng lo ngại hiện nay có tình trạng gia tăng người mắc tuýp 2 và đang ngày càng trẻ hoá. Đái tháo đường tuýp 2 được xem là điển hình cho các bệnh không lây.

Theo PGS. Bình, tuổi trung bình của người mắc bệnh g tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh g tuýp 2. "Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân g tuýp 2 ở độ tuổi 40 tuổi rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều", PGS Bình nói.

BS Nguyễn Trường Sơn– Phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, BS Nguyễn Trường Sơn– Phó giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành y tế trong việc ngăn chặn sự bùng phát của bệnh , cũng như cập nhật các xu hướng mới trong điều trị và dinh dưỡng giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng, giảm nguy cơ Tu vong do bệnh . Vì theo thống kê có tới 85% người bệnh ĐTĐ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân ...và có đến 80% người bệnh Tu vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần.

Đây là bệnh luôn chiếm được mối quan tâm đặc biệt của giới chuyên môn. Trung bình mỗi ngày trên thế giới có vài nghìn đề tài nghiên cứu về bệnh và các vấn đề liên quan được nghiệm thu... nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn. Vì cứ 6 giây có một người Tu vong, 20 giây có một người phải cắt cụt chi và tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng, tuổi ngày càng trẻ hóa. BS Sơn cho hay.

Đông đảo người dân được khám và tư vấn tại ngày hội dinh dưỡng đái tháo đường năm 2019.

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS. Đỗ Đình Tùng Viện đái tháo đường & Rối loạn chuyển hóa ( Đại học Y Hà Nội) cho biết; Đái tháo đường là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, việc tầm soát, phát hiện sớm giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Đây là một căn bệnh có gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chi phí để điều trị đái tháo đường khoảng 3-6% ngân sách dành cho toàn bộ ngành y tế.

Vì vậy, năm nay chủ đề của ngày thế giới là Diabetes: protect your family-"Phòng chống ngay từ Được biết, “Hội thảo cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh ĐTĐ”, nhằm cung cấp kiến thức y tế mới nhất về để lan tỏa thông điệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức về căn bệnh này.

Lê Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/gia-dinh-cung-hanh-dong-som-phong-chong-benh-dai-thao-duong-n166337.html)

Tin cùng nội dung

  • Đái tháo đường ngày nay đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây suy thận giai đoạn cuối, vượt qua hai đối thủ là tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY