Dinh dưỡng hôm nay

Giải mã bí ẩn: Mi mắt co giật liên tục là bệnh lý hay điềm gở?

Theo những người mê tín, mí mắt nháy giật được xem là một điềm báo. Còn với khoa học, mí mắt co giật chỉ đơn giản là do cơ mắt bị mỏi và dấu hiệu của bệnh tật.

Theo những người mê tín, mí mắt nháy giật được xem là một điềm báo. Còn với khoa học, mí mắt co giật chỉ đơn giản là do cơ mắt bị mỏi và dấu hiệu của bệnh tật.

Giật mi mắt thông thường, theo khoa học đơn giản chỉ là do mắt bị mỏi.

Trong dân gian, khi giật mí mắt nhiều người vẫn cho là “điềm lành/điềm gở” nhất là khi bị giật mi mắt trái. Những biểu hiện này có thể lặp lại trong vài ngày. Sau đó, có thể không gặp bất kỳ sự co giật nào khác trong nhiều tuần, thậm chí hàng tháng.

Vậy hiện tượng giật mi mắt thực tế là do đâu?

Shameema Sikder - chuyên gia nhãn khoa từ ĐH Johns Hopkins cho biết nguyên nhân chỉ đơn giản là vì thiếu ngủ, mắt khô, nhìn vào màn hình quá lâu. Dĩ nhiên, do đặc điểm của thời đại công nghệ đã khiến rất nhiều người chăm thức đêm "chơi" mạng xã hội, thế nên cũng ngày càng nhiều người gặp phải triệu chứng này.

Thức khuya thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra giật mi mắt.

Ngoài ra thì cafeine, tác dụng phụ của Thu*c, uống ít nước, hút Thu*c và căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể khiến mắt bị co giật.

Trên thực tế thì cơ chế chính xác khiến mắt co giật vẫn chưa được khám phá ra. Chỉ biết rằng khu vực bị co giật là vùng cơ vòng mi - nơi chứa những sợi cơ chịu trách nhiệm đóng và mở mí mắt.

Cơ vòng mi bị mỏi, gây ra co giật vô điều kiện. Thường thì sự co giật diễn ra rất nhẹ, chỉ mình người bị cảm thấy. Nhưng cũng có trường hợp nó rõ ràng đến mức người khác cũng cảm thấy được.

Còn theo BS Nguyễn Quang Vinh (Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1), co giật mi mắt (TIC) là một hội chứng rối loạn về thần kinh, chủ yếu xuất hiện ở phần cơ như cơ mặt, cơ thân, cơ phát âm. Do TIC thường xuất hiện ở cơ mặt, đặc biệt là cơ quan mắt nên khi mắc hội chứng, mắt trẻ sẽ có biểu hiện nháy liên tục. Việc nháy mắt không làm giảm thị lực nhưng làm cơ bị mỏi và ảnh hưởng đến tầm nhìn.

“Ai trong đời cũng đã từng bị tic mắt, cũng trải nghiệm nó phiền toái như thế nào”, BS Hoàng Cương chia sẻ và cho biết, bản thân ông khi học, đọc căng thẳng cũng đã từng bị tíc mắt.

Để chữa tình trạng này, bạn chỉ cần khắc phục những nguyên nhân ở trên là được. Chẳng hạn, nếu bị co giật khi đang dùng đồ công nghệ, hãy nhìn ra chỗ khác khoảng 20 phút. Đó là thời gian đủ để mắt cảm thấy dễ chịu và đỡ khô. Ngoài ra, sử dụng nước mắt S*nh l* cũng có thể cải thiện tình hình một cách nhanh chóng.

Ngoài những nguyên nhân trên thì đôi khi TIC cũng là dấu hiệu một căn bệnh nào đó tùy theo tần suất, thời gian và cách mắt co giật.

Nếu như cơ mặt cũng cùng co giật kèm theo những cơn đau khó tả, thì khả năng cao là bạn nên đến gặp bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh của bạn đang bị tổn thương, hoặc tế bào não đang có vấn đề.

Trong trường hợp hiếm, co thắt mí mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn vận động kinh niên, đặc biệt nếu kèm theo co giật ở mặt hoặc các cử động không kiểm soát được.


Hãy đi khám mắt ngay nếu có những triệu chứng giật mi mắt kéo dài.

Do vậy, bạn cần đi khám bác sĩ nếu bị co giật mí mắt kéo dài cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Mắt đỏ, sưng, hoặc có sự xuất hiện bất thường; mí mắt trên sụp xuống hay đóng hoàn toàn mỗi khi co giật; sự co giật bắt đầu ảnh hưởng đến các phần khác trên khuôn mặt.

Minh Khôi (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/ly-giai-hien-tuong-giat-mi-mat-ma-nhieu-nguoi-cho-rang-do-la-diem-bao-a313750.html)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.
  • Co giật là một cấp cứu thần kinh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, trong khi co giật trẻ sẽ bị thiếu ôxy não nên có thể gây Tu vong ngay lập tức hoặc để lại di chứng phát triển tinh thần vận động nếu cơn co giật kéo dài.
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY