Đến đây, nếu người học Phật cho rằng Pháp 12 CPND thật minh bạch rõ ràng, hẳn cũng sẽ bị đức Phật quở trách. Trong bài kinh Đại Duyên, đức Thế Tôn đã từng khuyến cáo Tôn giả Ānanda, khi vị thị giả được nghe pháp nhiều nhất, có đầy đủ ức niệm tối thắng này tán thán:
“- Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
- Này Ānanda, chớ có nói vậy! Này Ānanda chớ có nói vậy! Này Ānanda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ānanda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sinh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sinh tử.” (TrB1, 15 = [So.31])
Và để chứng minh sự giác ngộ Thánh lý 12 CPND của ngài Ānanda vẫn chưa phải thật sự minh bạch rõ ràng, đức Thế Tôn đã dạy thêm một cách quán nữa, tạm gọi là quán “đôi tương tác”. Gọi là “đôi tương tác” vì có sự tác động, liên hệ qua lại giữa hai chi phần kế tiếp, cụ thể ở đây chính là ‘do duyên danh sắc, thức sinh; do duyên thức, danh sắc sinh’.
Cách quán ‘đôi tương tác’ giữa thức và danh- sắc cũng được ghi nhận trong các bài kinh khác như Kinh Đại Bổn (TrB1, 14 = [Ja.3]), Kinh Thành Ấp (TƯ2, 104 = [U.51.65]); và mối quan hệ hỗ tương này được ví dụ rất cụ thể giống như hai bó lau đứng dựa vào nhau (TƯ2, 112 = [U.51.67])
Bên cạnh đó, trong Kinh Chánh Tri Kiến, căn cứ vào lời dạy của đức Thế Tôn, Tôn giả Xá-lợi- phất đã nêu lên một đôi tương tác khác với hai chi phần lậu hoặc và vô minh: “Từ tập khởi của lậu hoặc có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc có đoạn diệt của vô minh… Từ tập khởi của vô minh có tập khởi của lậu hoặc; từ đoạn diệt của vô minh có đoạn diệt của lậu hoặc” (TB1, 9 = [Vd.3])
Đến đây, một câu hỏi cần được đặt ra là các chi phần khác trong 12 CPND có quan hệ tương tác từng cặp hay không? Trong Kinh Nikāya không nói đến các tương tác khác một cách trực tiếp giống như trường hợp hai cặp thức - danh sắc và lậu hoặc - vô minh như trong các trích dẫn ở trên.
Tuy nhiên có thể tìm thấy những quan hệ tương tác một cách gián tiếp như một vài dẫn chứng dưới đây, thế nhưng điều cần ghi nhớ là trong bất kỳ trường hợp nào mọi giải thích phải y cứ trên lời dạy cụ thể của đức Thế Tôn và phải nhằm mục đích ‘thấy khổ để diệt khổ’, chứ không phải lý luận suông để rồi dẫn tới tranh luận vô ích. Theo chiều hướng này có thể nêu lên vài ví dụ.
- Do sinh nên có già-ch*t và vì có già-ch*t mới có tái sinh, hóa sinh. Vậy phải già-ch*t như thế nào để được hóa sinh hoặc khỏi khổ trong đời này và đời sau? Muốn thế phải từng bước thực hành đúng theo lời dạy của đức Thế Tôn.
Trong bài kinh Điều Ngự Địa (TB3, 125 = [Sb.24]) đức Phật khuyên dạy phải đạt được cái ch*t điều phục được tham - sân - si chứ không thể ch*t một cái ch*t bị điều phục bởi tham - sân - si. Hoặc phải biết sống như kinh Pháp Cú chỉ dạy:
“Hãy tự làm hòn đảo,
Tinh cần gấp sáng suốt.
Trừ cấu uế, thanh tịnh,
- Do Hành duyên cho Thức nhưng cũng nhờ Thức duyên cho Hành. Người học Phật hãy quán mối quan hệ tương tác giữa hai chi phần hành và thức trong đoạn kinh tóm lược sau đây từ bài kinh Hành Sinh để tự quyết định sinh thú cho mình:
“Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sinh do hành đưa lại. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ.
Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sinh cọng trú trong đại gia tộc Sát-đế-lỵ!”. Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỳ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sinh tại chỗ ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sinh tại chỗ ấy.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sinh cọng trú trong đại gia tộc Bà la môn… Bốn Đại Thiên Vương… chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)... chư Thiên Yama (Dạ-ma)… chư Thiên Tusita (Đâu-suất- đà)..., chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)..., chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại) có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ…
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng, với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, ta chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu!" Vị ấy với sự đoạn trừ các lậu hoặc, với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại tâm giải thoát, tuệ giải thoát vô lậu. Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo này không sinh ra một nơi nào, không sinh ra một chỗ nào” (Kinh Hành Sinh, TB3, 120 = [U.39]).
Cần phải lưu ý, nếu người tu không có đầy đủ tín, giới, văn, bố thí và trí tuệ mà chỉ có một chiều ‘chuyên định tâm, an trú tâm, tu tập tâm’ hướng về các sinh cảnh như ý muốn không thôi, thì cảnh giới cũng sẽ được toại nguyện nhưng rất nguy hiểm.
Có thể dễ dàng hiểu được vấn đề này khi quán xét các loài thấp sinh. Do không đầy đủ phước báu chánh kiến nên các chúng sinh tại đây xem những nơi ẩm thấp dơ bẩn chẳng khác nào như những ‘hoàng cung, cung điện, cõi thiên đường, miền cực lạc’ của mình.
- Thông thường từ thọ tập khởi nên ái nhưng trong một số bài kinh thuộc Tương Ưng, đức Thế Tôn cũng đã dạy “Khát ái là con đường đưa đến thọ tập khởi” (TƯ4, 232 & 233 & 234 = [Ve.18.23-25]).
Hoặc do ái duyên thủ nhưng cũng vì chấp thủ, nắm giữ nên ái có duyên tăng trưởng; không chấp thủ, không nắm giữ nhau thì ái cũng theo đó muội lược dần, nên tục ngữ có câu ‘Xa mặt cách lòng’ là vì vậy v.v…
Theo trên, có thể minh họa mối quan hệ đôi tương tác của hệ thống nhân duyên bằng hình thức lược giải như sau:
Lậu Hoặc ↔ Vô Minh ↔ Hành ↔ Thức ↔ Danh Sắc ↔ Sáu Xứ ↔ Xúc ↔ Thọ ↔ Ái ↔ Thủ ↔ Hữu ↔ Sinh ↔ Già, ch*t, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não
(Hai cặp ‘Lậu hoặc - Vô minh’ và ‘Thức - Danh Sắc’ được in nghiêng vì hai cặp đôi tương tác này được dạy trực tiếp trong kinh điển Nikāya)
Người phật tử có thể quán các đôi tương tác khác và tìm những dẫn chứng trong kinh điển cũng như trong thực tế cho từng trường hợp cụ thể để rút ra những bài học thiết thực cho mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng cần phải phân định rõ những lời dạy sau đây của đức Thế Tôn:
“Này các Tỳ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sinh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sinh khởi” (TƯ2, 141 = [U.52.3]).
“Này các Tỳ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sinh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sinh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sinh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sinh khởi” (TƯ2, 142 = [U.52.4]).
Trở lại bài kinh Đại Duyên, một câu hỏi cũng cần được đặt ra là: Vì sao đức Thế Tôn lại dạy ngài Ānanda quán đôi tương tác giữa Thức và Danh Sắc mà không là hai chi phần khác? Điều này có ý nghĩa gì?
Muốn hiểu điều này phải lưu ý đến tình huống cụ thể của bài kinh. thực vậy, những thức tri của ngài a-nan về thánh lý nhân duyên cho dù là “hết sức minh bạch, rõ ràng” đến đâu chăng nữa cũng chỉ nằm trong những giới hạn được gọi là ý thức, tri thức, kiến thức, trí thức, học thức, nhận thức. và những thức này sẽ còn là gì một khi danh-sắc nằm im dưới ba tấc đất hay trở thành tro bụi? danh-sắc diệt thì kiến thức, tri thức, học thức, trí thức dù cao siêu đến đâu cũng phải bị diệt theo.
“Kiến ấy như vậy được sinh, được tác thành (hữu vi) do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sinh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ” (TC X:93, tr.494 = [I.10.93]).
Chớ thân kẻ tiểu nhân.
Hãy thân người bạn lành,
Hy hữu thay, kinh tạng Nikāya chính là ‘bậc Đại thiện, Đại nhân’ vô thượng luôn luôn sẵn sàng chỉ dạy cho chúng ta thoát khổ. Do vậy, việc tụng đọc, nghiên cứu kinh điển Nikāya hằng ngày, thiết nghĩ là mối duyên lành hy hữu cho người học Phật được tiếp xúc trực tiếp với những lời dạy của đức Thế Tôn và cũng là một phương tiện vô cùng thiết yếu trên con đường giải thoát khổ đau.
Trở lại cách quán đôi không tuần tự, có thể lấy một số đoạn kinh khác để minh chứng cho mối quan hệ này.
Trong bài kinh Luận Nghị Đường, đức Thế Tôn cũng đã tuyên bố và giải thích mối quan hệ giữa Thủ và Sinh một cách rất cụ thể cho du sĩ Vacchagotta: “Ví như, này Vaccha, một ngọn lửa cháy đỏ khi nào có nhiên liệu (saupàdàna), không phải không có nhiên liệu. Cũng vậy, này Vaccha, Ta tuyên bố về sinh khởi đối với người có chấp thủ (sinh y), không phải với người không có chấp thủ” (TƯ4, 398 = [Sb.38.9]).
Giữa Thức và Sáu Xứ: “Thức thực là duyên cho sự sinh thành, cho sự tái sinh trong tương lai. Khi cái ấy hiện hữu, có mặt thời sáu xứ có mặt. Do duyên sáu xứ, xúc có mặt” (TƯ2, 12 = [U.51.12]) (Quán theo ngoại pháp. PNGP)
“Do duyên cả hai, này các Tỳ-kheo, thức hiện hữu. Này các Tỳ-kheo, thế nào là do duyên cả hai, thức hiện hữu? Do duyên mắt và các sắc, khởi lên nhãn thức… Và do duyên tai và các tiếng khởi lên nhĩ thức... Và do duyên mũi và các hương khởi lên tỷ thức... Và do duyên lưỡi và các vị khởi lên thiệt thức... Và do duyên thân và các xúc khởi lên thân thức... Và do duyên ý và các pháp khởi lên ý thức…” (TƯ4,67a = [Ve.8.92]) (Quán theo nội pháp. PNGP)
Hoặc người học Phật cũng có thể nhận ra cách quán đôi không tuần tự cùng với cách quán thuận ứng nghịch ứng đảo biến trong đoạn kinh lược trích có nhiều ý nghĩa sau đây:
“Này các Tỳ-kheo, nếu đối với đoàn thực…, xúc thực…, tư niệm thực…, thức thực, không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không có thức an trú, tăng trưởng. Chỗ nào không có thức an trú, tăng trưởng, chỗ ấy không có danh sắc sinh. Chỗ nào không có danh sắc sinh, chỗ ấy không có các hành tăng trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng trưởng, chỗ ấy không có hữu tái sinh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái sinh trong tương lai, chỗ ấy không có sinh, già, ch*t trong tương lai. Chỗ nào không có sinh, già, ch*t trong tương lai, Ta nói rằng chỗ ấy không có sầu, không có khổ, không có não” (TƯ2, 101 = [U.51.64]).
Tóm lại các đôi chi phần không tuần tự được minh họa bằng sự lược hoá như sau: Vô Minh - Hành - Thức - Danh Sắc - Sáu Xứ (Sáu Nhập) - Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu - Sinh - Già, ch*t, sầu, bi, khổ, ưu, não.
Dựa vào đây người học Phật hãy tìm những dẫn chứng khác trong kinh điển Nikāya hoặc như lý tư duy các đôi chi phần không tuần tự để tăng trưởng tư huệ cho mình.
(Các cách quán đôi chi phần không tuần tự nêu trên được xem như quán thuận ứng - nghịch ứng đảo biến, nên ở đây không xếp thành một cách quán riêng biệt).
Như mọi người đều biết, tôn giả ānanda là vị thị giả hầu hạ đức thế tôn lâu nhất nên ngài có duyên may luôn cận kề bên đức phật, được nghe pháp nhiều nhất và cũng là người có trí nhớ đặc biệt hiếm có. tuy vậy, ngài vẫn còn bị đức phật khuyến cáo về sự chủ quan khi cho rằng đã hiểu hệ thống nhân duyên một cách minh bạch rõ ràng.
Qua sự kiện này, người học phật cần cẩn trọng hơn, không thể một chiều cho rằng đã có đầy đủ tri kiến về lý nhân duyên nói riêng và phật pháp nói chung trong khi mới chỉ xem qua vài bài kinh hoặc đọc vài lần tạng kinh nikāya.
Hơn nữa, cũng không nên một chiều nhìn nhận từ bên ngoài, khi chưa từng đọc hoặc chỉ biết sơ qua tạng kinh này, đã vội cho rằng những lời dạy của Phật trong Nikāya chỉ là những pháp sơ cơ, dành cho đối tượng thấp kém.
Thiết nghĩ, đúng như kinh trạm xe (tb1, 24 = [sb.3]) đã dạy, giới có thanh tịnh thì tâm mới thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tri kiến mới thanh tịnh. do vậy, người học phật khi đọc kinh điển nguyên thuỷ nikāya cũng phải giữ giới cho thanh tịnh để tâm thanh tịnh và tri kiến thanh tịnh. với tri kiến thanh tịnh còn phải đọc kỹ, tư duy thẩm sát nhiều lần tạng kinh này mới có thể hiểu được phần nào hệ thống giáo pháp của đức thế tôn, trong đó có hệ thống pháp nhân duyên.
Cho nên, không có gì lạ khi trong hầu hết các bài kinh thường có cụm từ “Này các Tỳ-kheo hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói” hoặc “Này các Tỳ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói”
Theo đây có thể khẳng định, chỉ có một vị duy nhất có đủ thẩm quyền để nói rằng đã thông hiểu 12 CPND, vị ấy chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và đương nhiên cũng chỉ có Ngài mới hiểu được đầy đủ Chánh Phật Pháp.
Vì vậy đối với người học Phật phải luôn ghi nhớ: “Có hai pháp này, này các Tỳ-kheo, đã học được, biết được. Thế nào là hai? Không biết đủ đối với thiện pháp và không có thối chuyển đối với tinh cần” (TC II, tr.98 = [I.2.1.5])
Đến đây, để phần nào tự mình kiểm chứng sự hiểu biết về 12 cpnd cũng như cách quán đôi nhân duyên, người học phật hãy vận dụng thánh lý nhân duyên để giải thích hai đoạn kinh sau đây của đức thế tôn và của ngài xá-lợi-phất về mối quan hệ giữa pháp nhân duyên và năm uẩn theo từng cặp tương ứng:
1. “Bốn đại là nhân, này Tỳ-kheo, bốn đại là duyên được chấp nhận gọi là sắc uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là thọ uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là tưởng uẩn. Xúc là nhân, xúc là duyên được chấp nhận gọi là hành uẩn. Danh sắc là nhân này Tỳ-kheo, danh sắc là duyên được chấp nhận gọi là thức uẩn” (Đại Kinh Mãn Nguyệt, TB3, 109 = [Sb.21]).
- căn cứ vào các chi phần nào của thánh lý nhân duyên để nói xúc là nhân, là duyên cho thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn?
Này các Hiền giả, hay duyên thọ, thức khởi lên... hay duyên tưởng... Này các Hiền giả, hay duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng, được tăng trưởng, tăng thịnh, tăng quảng” (Kinh Phúng Tụng, TrB 2, 33 = [Vd.9.11]).
- căn cứ vào thánh lý nhân duyên giải thích vì sao thức khởi lên và an trú là do duyên sắc, duyên thọ, duyên tưởng, duyên hành?
- Theo mối quan hệ trên, làm thế nào để thức không tăng trưởng, tăng thịnh, quảng đại theo chiều hướng dục?
- Tu tập thiền để định tâm bằng cách đơn thuần gom tâm trên một đối tượng thiền định liệu có đạt được hiệu quả khi không quán xét thức trong mối quan hệ với sắc, thọ, tưởng và hành?
Cũng trong bài kinh Đại Duyên đã nêu, để chứng minh những hiểu biết của ngài Ānanda vẫn chưa thực sự đầy đủ về Thánh Lý Nhân Duyên, đức Thế Tôn đã chỉ dạy thêm một cách quán nữa, tạm gọi là quán diễn dịch và quy nạp.
“Này Ānanda, như vậy do duyên thọ, ái sinh; do duyên ái, tìm cầu sinh; do duyên tìm cầu, lợi sinh; do duyên lợi, quyết định (sở dụng của lợi) sinh; do duyên quyết định, tham dục sinh; do duyên tham dục, đam trước sinh; do duyên đam trước, chấp thủ sinh; do duyên chấp thủ, hà tiện sinh; do duyên hà tiện, thủ hộ sinh; do duyên thủ hộ, phát sinh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ” (Sđd).
Trong đoạn kinh trên, đức Thế Tôn đã diễn dịch từ chi phần ái dẫn đến chi phần tầm cầu, lợi, quyết định, tham dục, đam trước, chấp thủ, hà tiện để rồi quy nạp tới chi phần thủ hộ và đưa tới hậu quả tranh chấp.
Mối liên hệ ‘ái duyên thủ’ đã được đức thế tôn phân tích ra nhiều bán chi phần khác và đây được xem như đoạn kinh tiêu biểu cho cách quán diễn dịch - quy nạp trong hệ thống 12 cpnd.
Với đoạn kinh kế tiếp, đức thế tôn đã phân tích cụ thể từng cặp nhân duyên một, từ thủ hộ sinh hà tiện, hà tiện sinh chấp thủ… cho đến tầm cầu sinh ái. sau đó ngài đã kết luận: “này ānanda, như vậy hai phương diện (của ái) tuy hai nhưng hòa hợp thành một, nhờ thọ (làm duyên sinh).” (sđd).
‘Hai phương diện của ái hòa hợp thành một’ chính là: (1) ái quán theo hướng nội pháp dựa vào sáu căn (ái sắc, ái thanh, ái hương, ái vị, ái xúc, ái pháp); và (2) ái quán theo hướng ngoại pháp (dẫn đến tầm cầu, lợi, quyết định, tham dục, đam mê, chấp thủ, hà tiện, thủ hộ). Cả hai phương diện của Ái này đều hòa hợp làm một và đều do Thọ mà ra.
Đến đây, một câu hỏi cần được nêu lên là, tại sao đức Phật lại chọn giữa hai chi phần Ái và Thủ để diễn dịch và quy nạp để rồi dẫn tới hệ quả của ác pháp mà không chọn hai chi phần khác? Ý nghĩa diệt khổ trong cách quán này như thế nào?
Với cách quán diễn dịch từ chi phần ái, người học Phật có thể nghĩ đến hệ quả mà đức Thế Tôn muốn nhắc nhở ngài Ānanda và chúng ta có thể dính mắc: đó là ái pháp.
Khi thấy sự thâm thuý của giáo pháp nhân duyên một cách chủ quan ‘minh bạch, rõ ràng’ sẽ dẫn đến thích thú pháp, yêu quý pháp; mong muốn tầm cầu tìm hiểu thêm giáo pháp chỉ với mục đích danh lợi. từ đó sinh ra ích kỷ, muốn thủ đắc hiểu biết này một mình, ‘hà tiện’ không muốn san sẻ diệu pháp cho người khác để thoả mãn ngã mạn muốn hơn người của mình.
Xem Thánh pháp như một thứ tài sản riêng, không muốn bố thí chánh pháp cho người khác, như vậy theo luật nhân quả chính mình rồi cũng sẽ bị nghèo Thánh tài sản, trí tuệ khó phát triển để hiểu biết chánh pháp.
Chính vì thế kinh Pháp Cú số 354 có câu đầu tiên “Pháp thí thắng mọi thí” nhưng câu cuối cùng lại là “Ái diệt, dứt mọi khổ!" Thật vậy, bố thí đúng chánh pháp vừa đem lại lợi ích an vui giải thoát cho người khác vừa gặt được phước báu giải trừ vô minh cho chính mình.
Ngược lại nếu ái pháp theo chiều hướng chủ quan sẽ dẫn đến chấp thủ, thủ hộ hiểu biết của mình (kiến thủ). Từ đây sinh ra các ác bất thiện pháp khác như “chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ”, vì cho rằng mình nghĩ đúng, người khác nghĩ sai; mình hiểu nhiều, người khác không hiểu. Đây là điều trong kinh gọi là ‘kiến tham’, một nguyên nhân tranh chấp đối với người tu sĩ: người đời tranh chấp do dục tham, tu sĩ tranh chấp do kiến tham (TC II, tr.127 = [I.2.4])
Ái chấp chánh pháp còn như thế, huống hồ ái luyến tà pháp lại càng nguy hiểm nhiều hơn nữa. Cũng chính vì ái tà pháp sẽ dẫn đến thủ hộ, chấp thủ tà kiến, tà giới. “Ai rơi vào tà kiến, này Thôn trưởng, Ta nói rằng người ấy chỉ có một trong hai sinh thú: một là địa ngục, hai là súc sinh” (TƯ4,306 = [Su.11.2.6])
Đã thế nếu bố thí tà pháp, gieo rắc tà kiến sẽ đem lại hậu quả tai hại gấp nhiều lần cho mình và cho mọi người, đúng theo lời khuyến cáo sau đây của đức Thế Tôn:
“Những Tỳ-kheo nào, này các Tỳ-kheo, chặn đứng cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ sai lạc các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỳ-kheo ấy, này các Tỳ-kheo, chịu trách nhiệm về bất hạnh cho đa số, không an lạc cho đa số, không lợi ích cho đa số, bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Những Tỳ-kheo nào, này các Tỳ-kheo, tùy thuận cả văn và nghĩa, bằng cách nắm giữ đúng đắn các kinh điển và những văn tự thích ứng, thì những Tỳ-kheo ấy, này các Tỳ-kheo, chịu trách nhiệm về hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, hạnh phúc, và an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Ngoài ra, các Tỳ-kheo ấy, này các Tỳ-kheo, chất chứa nhiều phước đức, làm cho Diệu Pháp an trú” (Bài kinh Đất, TC II:1-11, tr.132 = [I.2.4.10])
Mỗi người con Phật cần nhận thức rõ lời dạy trên để thận trọng trạch pháp cho đúng, phải biết chính xác đâu là chánh kinh cần thọ trì, đâu không phải chánh kinh cần loại trừ, chỉ pháp thí những kinh văn thuộc chánh pháp và phải từ bỏ các kinh văn không thích đáng, nhờ vậy mới tạo lập nhiều công đức cho bản thân mình, đem lại lợi ích cho những người khác, đồng thời tránh khỏi địa ngục vì tà kiến.
Rõ ràng chỉ cần hiểu và vận dụng Thánh lý 12 CPND theo cách diễn dịch - quy nạp giữa ái và thủ như trên thôi thì chúng sinh cũng đỡ bị rối ren rối loạn, bớt đi nhiều tranh chấp, đấu tranh, chiến tranh; cũng có nghĩa là tránh khỏi những đọa xứ khổ đau ngay trong hiện tại lẫn tương lai.
Đây cũng chính là đặc tính của Phật pháp đã được đức Thế Tôn nêu lên với đầy đủ ‘tính thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, chỉ người trí mới hiểu’.
Tỳ kheo Pani Giới Pháp
Trích trong Giải mã Hệ thống Pháp nhân duyên Thánh lý Cứu khổ
Còn nữa...