Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Giải pháp cho người viêm mũi dị ứng, viêm xoang hắt hơi liên tục

(MangYTe) - Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục, nhức nặng mặt là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Tình trạng bệnh thường nặng hơn khi thời tiết thay đổi, môi trường khói bụi, không khí ô nhiễm , hoặc tiếp xúc với các yếu tố lạ như lông vật nuôi, phấn hoa,…

Triệu chứng này thường xuyên gây phiền toái, bất tiện và mất tự tin cho người mắc viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Không chỉ dừng lại ở triệu chứng chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi liên tục, khi bệnh tiến triển thành mạn tính còn gây tình trạng đau nhức đầu cực kỳ khó chịu.

Vậy viêm xoang, viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc trong các hốc xoang do vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, hẹp đường kính các hốc xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng không thoát được ra ngoài.

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của niêm mạc mũi với các yếu tố kích thích từ môi trường như phấn hoa, mùi lạ, khói bụi, lông vật nuôi,…. Đặc biệt bệnh thường tăng lên khi thời tiết thay đổi, không khí ô nhiễm, bụi mịn xuất hiện nhiều.

Ngoài ra, xoang - họng- mũi đều là các bộ phận của đường hô hấp trên và thông nhau. do đó, viêm mũi dị ứng lâu ngày gây áp lực cho xoang, có thể biến chứng viêm xoang, mủ ở các hốc xoang chảy xuống cổ họng lâu ngày có thể dẫn tới viêm họng.

Giải pháp phòng tránh và hạn chế viêm xoang, viêm mũi dị ứng bạn đã biết?

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng thường là bệnh mạn tính, việc điều trị dứt điểm khá khó khăn. tuy nhiên, với lối sống lành mạnh, môi trường sống xanh sạch và các biện pháp giữ gìn vệ sinh đường hô hấp trên từ các sản phẩm thảo dược sẽ hỗ trợ cải thiện triệu chứng chứng hắt hơi, chảy nước mũi… tốt hơn.­

Xịt mũi là giải pháp tức thời giúp người bệnh thoải mái hơn trong cuộc sống

1. Vệ sinh môi trường

Môi trường sống là yếu tố tác động rất lớn tới tình trạng tiến triển của bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Do đó, người bệnh cần làm thông thoáng không gian ở và thường xuyên vệ sinh vật dụng, nhà cửa tạo không gian thoáng đãng mát mẻ, hạn chế bụi bặm. Mặt khác, với những môi trường tiếp xúc nhiều khói bụi cần chủ động đeo khẩu trang tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi với đường hô hấp trên.

2. Vệ sinh đường hô hấp trên

Với mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đường hô hấp trên đang chịu gánh nặng ngày càng tăng và gây nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp trên đặc biệt viêm xoang, viêm mũi dị ứng. Để phòng ngừa mắc bệnh hoặc bệnh tiến triển nặng hơn, hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối S*nh l*, dung dịch xịt mũi giúp làm sạch bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn, gây nên tình trạng viêm. Khi niêm mạc mũi được làm sạch và thông thoáng sẽ loại bỏ được tình trạng hắt hơi và chảy nước mũi.

3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt

Để hạn chế các tác nhân gây bệnh làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thì người bệnh cần có một sức khỏe tốt. Do đó, một chế độ ăn uống đầy đủ 6 nhóm thực phẩm chính như: đường bột, chất đạm, chất béo, rau củ quả, thịt trứng sữa, Vitamin và khoáng chất sẽ giúp người bệnh có một thể lực tốt, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ...và một số thực phẩm khác gây ê buốt như kem, sữa lạnh, nước đá.

Mặt khác, việc giữ vệ sinh nhà cửa, không để bụi bẩn vương vào đồ đạc, thực hiện tập thể dục hàng ngày và ngủ đủ giấc giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với những sự thay đổi về môi trường sống, từ đó sẽ giúp cơ thể hạn chế đáng kể việc tái phát bệnh.

4. Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Viêm xoang và viêm mũi dị ứng thường là bệnh mạn tính, cần thời gian điều trị kéo dài, từ từ từng bước. vì vậy ngoài các biện pháp tức thời giúp giảm nhanh các triệu chứng để bệnh nhân sinh hoạt, làm việc bình thường thì việc sử dụng sản phẩm có chứa tinh dầu hay các chiết xuất thảo dược thường xuyên sẽ giúp làm sạch niêm mạc mũi, giảm viêm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và cải thiện đáng kể tình trạng bệnh. từ đó sẽ hạn chế phần nào tác dụng phụ do sử dụng các Thu*c kháng viêm lâu ngày. một số loại tinh dầu có thể tham khảo như:

Tinh dầu gừng: có tính cay, the, ấm, có tác dụng loại bỏ các chất nhầy trong đường hô hấp, đồng thời có tác dụng chống viêm, giúp phổi giảm sưng, từ đó giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn

Tinh dầu tràm: có tác dụng diệt khuẩn, làm mềm dịch nhầy, mủ từ đó đào thải chúng ra ngoài.

Tinh dầu bạc hà: tác dụng thông đường thở rất nhanh. Việc hít tinh dầu bạc hà có thể nhanh chóng thở bình thường, hết khó chịu do nghẽn đường thở nữa

Tuy nhiên việc sử dụng tinh dầu chỉ hiệu quả và an toàn khi được bào chế theo một tỉ lệ nhất định, đặc biệt việc kết hợp 1 số loại tinh dầu với chiết xuất keo ong – Thành phần tác dụng kháng viêm tự nhiên giúp tác dụng giảm viêm, thông mũi, loại bỏ dịch nhầy trong mũi được tốt hơn. Mặt khác sự kết hợp này còn đem đến tác dụng phòng ngừa cảm mạo hiệu quả.

Dược sĩ tư vấn Abipha

GIỚI THIỆU BỘ GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI VIÊM XOANG, VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Dược sĩ tư vấn/Zalo: 085 8899 389. Thông tin: https://abipolis.vn

Sử dụng nguyên liệu chính là “Chiết xuất keo ong” độc quyền sáng chế từ Italy, đã được kiểm chứng hiệu quả với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường đề kháng. Abipha xin giới thiệu sản phẩm:

Dung dịch xịt mũi Abipolis:

Thành phần có kết hợp chiết xuất keo ong và Benzalkonium clorid, Menthol, tinh dầu tràm, tinh dầu gừng. Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch và loại bỏ phần dịch mũi bị bít tắc bên trong các xoang mũi.

Vòi xịt tạo áp lực mạnh, đầu phun tạo ra các phân tử dịch nhỏ, giúp dung dịch vào sâu bên trong các hốc xoang để phát huy tác dụng. Vì vậy khi dùng sẽ cảm thấy hiệu quả nhanh hơn.

Phương Thúy

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo pháp luật (https://baophapluat.vn/thuoc/giai-phap-cho-nguoi-viem-mui-di-ung-viem-xoang-hat-hoi-lien-tuc-588964.html)

Tin cùng nội dung

  • Chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng, ngứa mũi và nghẹt mũi là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng (VMDU).
  • Tôi được biết loại máy của Đức (tên gọi là Medisana) điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp trị liệu quang học nhưng chưa biết độ tin cậy thế nào.
  • Đông y có nhiều vị Thu*c, bài Thu*c để chữa trị viêm xoang, tùy vào tính cấp hay mãn. Ngoài ra, xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ rất tốt cho điều trị.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Chào bác sĩ. Gần đây em gặp các vẫn đề về xoang mũi và nghi ngờ mình bị viêm xoang. Em muốn đi khám tại BV Tai Mũi Họng TP.HCM. Vậy bác sĩ cho em hỏi là chi phí khám và cách phòng? Em xin cảm ơn! (Bùi Trần, tranbuiminh@yahoo.com)
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Viêm xoang mạn tính là một tình trạng thường gặp do các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất tám tuần dù đã nỗ lực điều trị.
  • Tai mũi họng có liên quan chặt chẽ với nhau, thường mắc phải các bệnh ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là viêm xoang, không chỉ ảnh hưởng vùng xoang mà còn gây ra đau đầu
  • Viêm xoang cấp tính (hay viêm mũi xoang cấp) là tình trạng các khoang xung quanh mũi (gọi là xoang) bị viêm và sưng lên. Điều này làm cho xoang tích tụ nhiều dịch nhầy, gây trở ngại cho việc thoát ra ngoài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY