Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Giải pháp độc đáo giúp đẩy lùi bệnh gút từ thảo dược thiên nhiên

Gút là một loại viêm khớp phổ biến đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Các cơn gút có thể xuất hiện nhanh chóng và tiếp tục tái phát theo thời gian, dần dần gây hại cho các mô quanh khu vực bị viêm và vô cùng đau đớn. Hiện nay, để cải thiện bệnh gút hiệu quả, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn các phương pháp từ thảo dược thiên nhiên.

Gút – không còn chỉ là bệnh “người giàu”

Nếu trước đây, gút thường được biết đến với cái tên “bệnh của người giàu” thì hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, gút đã trở thành căn bệnh phổ biến không riêng đối tượng nào.

Bệnh gút ngày càng có xu hướng trẻ hóa (ảnh minh hoạ)

Hiện nay, bên cạnh việc gia tăng nhanh chóng, đang có khuynh hướng dịch chuyển phạm vi ảnh hưởng nhiều hơn đến nhóm đối tượng trẻ tuổi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC – Mỹ) cho biết, 8,3 triệu người Mỹ bị từ năm 2017 đến 2018. Còn nước ta, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc nằm trong lứa tuổi từ 20 - 40 đã tăng lên khoảng 30% so với trước kia.

>>> Mời bạn xem thêm những thông tin cần biết về bệnh gút TẠI ĐÂY

Nguyên nhân gây bệnh gút

Có nhiều yếu tố gây bệnh gút, nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh này là do rối loạn chuyển hóa nồng độ axit uric trong máu.

Axit uric được tạo ra bởi cơ thể phân hủy một hợp chất có tên gọi là purin. Purin có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày. Trong cơ thể người, axit uric máu có nguồn gốc nội sinh (cơ thể tự sản xuất) và ngoại sinh (do tổng hợp từ ăn uống). Khi các tế bào bị ch*t đi thì nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric nguồn gốc nội sinh. Mặt khác, những axit uric xuất phát từ thức ăn như thịt, cá hoặc một số con đường chuyển hóa khác thì có nguồn gốc ngoại sinh.

Bình thường, nồng độ axit uric là 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít với nữ. Nếu như nồng độ vượt quá ngưỡng này thì sẽ được gọi là tăng axit uric máu. Mỗi ngày, lượng axit uric dư thừa sẽ được thận bài tiết đào thải ra bên ngoài cơ thể khoảng 80% qua đường nước tiểu, 20% qua đường tiêu hóa và mồ hôi. Nhưng vì một số lý do như: Quá trình chuyển hóa, đào thải bị rối loạn; Nguồn axit uric cung cấp vào cơ thể quá lớn (thường xuyên uống bia rượu, dùng thức ăn giàu đạm); Hoặc do chức năng thận suy giảm khiến axit uric dư thừa không được đào thải ra ngoài và gây tăng axit uric máu.

Khi axit uric trong máu tăng cao trong thời gian dài, chúng lắng đọng, tích tụ nhiều ở các khớp, mô quanh khớp và dần dần gây viêm khớp, biểu hiện là các cơn sưng nóng, đỏ, đau đớn vô cùng.

>>> Mời bạn xem thêm 8 nguyên nhân phổ biến gây bệnh gút TẠI ĐÂY

Dấu hiệu của bệnh gút

Khi bị gút, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau khớp dữ dội. Các triệu chứng này thường xuất hiện vào nửa đêm hoặc gần sáng, nhất là sau các bữa ăn giàu đạm hoặc uống nhiều bia, rượu.

Tại các khớp bị đau có hiện tượng viêm rõ rệt, sưng tấy, nóng đỏ và đau buốt. Gút thường gây đau ở khớp ngón chân cái nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều vị trí khác trên cơ thể như: Khớp ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, đặc biệt là ở ngón chân cái.. Nếu làm xét nghiệm sẽ thấy chỉ số axit uric trong máu tăng cao.

Sưng nóng, đau buốt,… ở khớp là những biểu hiện của bệnh gút (ảnh minh hoạ)

Ở người cao tuổi, gút thường bị dễ chẩn đoán nhầm lẫn với các bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp vì triệu chứng khá giống nhau như đau tái nhiều lần,…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Không chỉ phải chống chọi với những cơn đau buốt tại khớp, người bị còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra như: Biến dạng khớp, vận động hạn chế, đi lại khó khăn, thậm chí là tàn phế. Trong trường hợp, chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ hình thành các hạt tophi. Nếu không kiểm soát tốt, tophi sẽ bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm loét, nhiễm khuẩn huyết, rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây Tu vong.

Ngoài ra, mạn tính có thể gây lắng đọng muối urat trong thận, là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ dẫn đến suy thận, tăng huyết áp, đột quỵ.

Giải pháp hỗ trợ nỗi ám ảnh mang tên “gút” nhờ thảo dược

Gút là bệnh mạn tính hiện chưa có Thu*c điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp cải thiện bệnh thành công cần tập trung giải quyết được 3 mục tiêu chính là:

- Phần ngọn: Giảm đau, giảm sưng, chống viêm,hỗ trợ hạ axit uric, tăng cường phục hồi vận động, giúp người bị gút cảm thấy dễ chịu hơn khi cơn đau xuất hiện, kéo dài thời gian lành bệnh.

- Phần gốc: Hỗ trợ tăng cường chức năng gan, thận, tăng cường chuyển hóa đào thải axit uric máu ra khỏi cơ thể để ngăn chặn cơn đau tái phát trong tương lai, phòng ngừa các biến chứng do bệnh gút.

- An toàn khi sử dụng dài ngày, đặc biệt với bệnh mạn tính cần điều trị suốt đời như gút.

Thu Trang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/giai-phap-doc-dao-giup-day-lui-benh-gut-tu-thao-duoc-thien-nhien-n165705.html)

Tin cùng nội dung

  • Nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì, chăm sóc và nâng cao đời sống, sức khỏe của con người.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Ama Kông là bài Thu*c bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nổi tiếng có thành phần là các thảo dược quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên hoang dại.
  • “Hành nghề y cốt là cái tâm, giúp người ta thì cứ giúp chứ tính toán làm gì. Vài chục ngàn sao có thể đem đi so sánh với sức khỏe con người”, ông Trúc tâm niệm.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY