Theo nghiên cứu hiện đại, các cây cỏ thường được bào chế làm trà như bạc hà, hoa cúc, khổ qua, rau đắng.v.v… đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau. tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như trà bạc hà giúp trị đầy bụng, buồn nôn (nhưng không thể nôn được), trà gừng có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hoá. trà hoa cúc giải nhiệt và làm dịu cơ thể. trà tía tô đất giúp ổn định tinh thần. nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu và làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa.
Theo phó giáo sư Nguyễn Phương Dung, Trưởng khoa y học cổ truyền kiêm Trưởng bộ môn bào chế đông dược, ĐH Y dược TP HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
“với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng”, dược sĩ phương dung nói.
Trong trường hợp người bệnh đang dùng thu*c theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thu*c trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Nếu đang điều trị bằng thu*c tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thu*c 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở việc hấp thu thu*c.
Để phòng tránh những tác hại không đáng có cho những người yêu thích loại trà thảo mộc, các chuyên gia khuyến cáo, không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối. đồng thời, không nên uống thu*c lúc quá no hoặc quá đói. vì khi quá no, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng. còn uống lúc quá đói, trà kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu. sau những bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh thì nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ em, người già và những người tỳ vị hư yếu mà uống nhiều trà dễ bị lạnh bụng, đi lỏng. Khi chọn mua trà thảo mộc, nên chọn những sản phẩm có thương hiệu hoặc nơi sản xuất trà chất lượng cao và đáng tin cậy.
Chủ đề liên quan:
lạm dụng trà thảo mộc tác dụng tác hại tác hại khi uống trà thảo mộc nhiều thảo dược Trà giải nhiệt trà thảo mộc uống trà