Tâm sự hôm nay

“Giàng” ở một vùng biên Sự hy sinh thầm lặng

Anh em cùng đơn vị vui mến gọi anh là “Thầy Thu*c nhân dân Ia O”. Với đồng bào Jrai trên địa bàn, họ quen gọi anh bằng những cái tên như: Siu Linh, Rơ Mah Linh, Ksor Linh, Puih Linh, Kpui Linh như người nhà. Anh là Thiếu úy chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Linh - y sĩ Ðồn Biên phòng 717 - Bộ Chỉ huy

Anh em cùng đơn vị vui mến gọi anh là “Thầy Thu*c nhân dân Ia O”. Với đồng bào Jrai trên địa bàn, họ quen gọi anh bằng những cái tên như: Siu Linh, Rơ Mah Linh, Ksor Linh, Puih Linh, Kpui Linh như người nhà. Anh là Thiếu úy chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Linh - y sĩ Ðồn Biên phòng 717 - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BÐBP) tỉnh Gia Lai.

Quyết chí theo y

Sinh năm 1982, chàng trai quê miền biển Hoàng Ngọc Linh (Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) mang trong mình ước mơ cháy bỏng trở thành một kiến trúc sư bởi trời phú cho cậu học sinh xứ Nghệ năng khiếu kẻ vẽ, thư pháp, hội họa. Nhưng khi thi Đại học Kiến trúc Hà Nội, Linh thiếu 0,5 điểm. Nhà nghèo, không đủ khả năng chu cấp cho Linh tiếp tục ôn thi thực hiện ước mơ, Linh tình nguyện viết đơn xung phong đi bộ đội với hy vọng có điều kiện ôn thi để thực hiện ước mơ dang dở. Thế rồi, một ngày tháng 10/2002, đang luyện tập trên thao trường Tiểu đoàn 19 - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Đắk Lắk, binh nhì Hoàng Ngọc Linh nhận tin dữ: ông Hoàng Ngọc Vinh (bố đẻ Linh) lâm trọng bệnh khó qua khỏi.

“Về nhà, chứng kiến bố qua đời trong túng quẫn, bất lực, tôi day dứt mãi! Lúc sắp mất, ông cầm tay tôi thều thào trăn trối: “Con gắng học nghề y để chữa bệnh cho mẹ và cứu mọi người, đừng để người bệnh ch*t trong đau đớn như bố!”. Mắt tôi nhòe đi, không nói nên lời. Cảm nhận ánh mắt cùng cái siết tay và những lời gửi gắm cuối cùng của cha, tôi biết rồi đây cuộc đời mình không thể nào khác được. Đó là giây phút quyết định cuộc đời tôi!”, Linh kể lại, mắt rơm rớm.

Sau 1 năm miệt mài nỗ lực phấn đấu, tháng 9 năm 2003, binh nhất Hoàng Ngọc Linh được đơn vị cử đi ôn thi văn hóa để thi vào các trường quân đội. Và rồi công sức, ý chí của người lính có thân hình mảnh khảnh ấy cũng được đền đáp xứng đáng khi Linh thi đỗ Trường Trung cấp Quân y 2 (TP. Hồ Chí Minh) với vị trí Á khoa. Linh thổ lộ: “Thời gian đầu, tôi chưa đam mê nghề y lắm nên chưa chú tâm trong việc học, bởi “máu” mê kiến trúc vẫn còn. Song cứ nhớ tới lời trăn trối lúc lâm chung của cha, tôi tự dặn lòng phải quyết tâm học thật tốt để có thể yêu và gắn bó với nghề!”. Từ đó, liên tục trong 3 năm học, Hoàng Ngọc Linh luôn là một trong những học viên rèn tốt, học chăm tiêu biểu của trường.

Tháng 8 năm 2006, tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, Thiếu úy chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Linh được điều làm y sĩ của Đồn Biên phòng 719 - Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai. Anh nhớ lại ngày mới về, địa bàn xã Ia Chía (huyện Ia Grai, Gia Lai) phát sinh nhiều dịch bệnh (chủ yếu là dịch tả và sốt rét), trong khi địa bàn rộng, khó kiểm soát, trạm xá quân-dân y kết hợp chưa có, Thu*c thang, dụng cụ thiếu thốn nhiều, đời sống đồng bào thấp kém, đường sá đi lại khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu (mê tín dị đoan, nhất là tục cúng Giàng đuổi “ma làng” còn tồn tại, gia súc thả tự do dưới gầm nhà sàn...), nhận thức người dân nhiều hạn chế, bị phần tử xấu tuyên truyền chống phá... gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trong tình hình đó, hình ảnh y sĩ Hoàng Ngọc Linh đeo túi Thu*c quân y cuốc bộ “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “đến từng nhà, rà từng người bệnh” ở làng trên, bản dưới để hỏi thăm, khám bệnh, phát Thu*c miễn phí, phun Thu*c, tẩm màn chống muỗi sốt rét, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, thực hiện vệ sinh, ăn ở theo “đời sống mới” đã trở nên quen thuộc hàng ngày với dân làng xã biên giới Ia Chía này”, ông Trần Quốc Tuấn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia Chía nhớ lại.

- Phải kiên trì mới có kết quả anh ạ, xóa bỏ một tập tục lạc hậu ăn sâu vào nếp sống đồng bào không dễ trong một sớm một chiều. Nhiều khi mình phải “4 cùng” (“cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” - NV) với đồng bào thì dân làng mới hiểu, tin và làm theo mình! - Linh tâm sự.

Cũng tại đây, tài năng của y sĩ Hoàng Ngọc Linh được phát huy. Kiến thức được đào tạo tại trường chỉ là những cái cơ bản ban đầu, Linh đã dành dụm đồng lương ít ỏi sưu tầm mua tài liệu tranh thủ nghiên cứu thêm ngoài giờ. Phòng ở của Linh chất đầy sách về y đức, y lý, y thuật. Các chiến sĩ gác đêm của đồn kể rằng, nhiều đêm trời mưa gió, đã 1 giờ khuya mà phòng anh vẫn sáng điện. Người gác tưởng anh ngủ quên tắt điện, định xuống phòng tắt giùm nhưng tới nơi thì thấy anh đang chú tâm nghiên cứu tài liệu y học.

Châm cứu, vật lý trị liệu... là lĩnh vực khó nhưng chàng y sĩ Biên phòng đã thao tác thành thạo. Đó là quá trình anh dày công tự học, khổ luyện để làm chủ chuyên môn. Có những bài Thu*c nam bí truyền, anh phải kiên trì “học lỏm” như bài Thu*c chữa tai biến. Cũng có bài Thu*c quý anh được đồng bào tin tưởng truyền cho mà theo phong tục người Jrai thì chỉ phụ nữ trong nhà mới được truyền lại...

Nghe Trung tá Vũ Đình Điển - nguyên Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng 719 kể về người y sĩ của đồn mới thấy điều kiện công tác đã khắc nghiệt, nhưng sự éo le về cuộc sống gia đình anh còn ái ngại hơn. Năm 2010, anh lấy cô Nông Thị Nghệ, dân tộc Tày, làm văn thư Trường Tiểu học Ea H’wuy (thị trấn Ea H’wuy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk). Vợ chồng vay mượn dựng được ngôi nhà cấp 4 ở thị trấn Ea H’wuy. Anh thường xuyên xa nhà hơn 200km, chị muốn có đứa con an ủi lúc vắng chồng. Trầy trật mãi chị mới có thai đứa con trai (trước đó chị bị sảy thai do thay anh cáng đáng việc nhà quá sức lúc vắng anh). Anh vui sướng định đặt tên con là Hoàng Ngọc Biên Cương với mong muốn con nối nghiệp bố trở thành “ngọc sáng biên cương”. Nhưng chị trở dạ đúng thời điểm đơn vị có nhiều người bị sốt rét, trong khi quân y đồn lúc đó chỉ có mình anh túc trực theo dõi, điều trị. “Nhìn đồng đội sốt rét lên cơn co giật, môi khô khốc, da tái mét làm sao tôi có thể yên tâm bỏ họ mà về phục vụ vợ đẻ lúc này?! Lúc ấy tôi chỉ nghĩ: vợ mình ở nhà neo người nhưng còn có thể nhờ bà con hàng xóm hỗ trợ; chứ nơi biên cương xa xôi này, đồng đội chỉ có thể trông cậy vào mình lúc này. Nghĩ thế nên tôi cố gắng điều trị cắt cơn sốt cho đồng đội rồi mới về”, anh tâm sự.

Trong khi đó, chị Nghệ ở nhà thì xa bệnh viện, xa người thân, thiếu kinh nghiệm, cái thai trong bụng bị cạn ối quá mức cho phép mà chị đâu hay; khi đến được bệnh viện huyện thì các bác sĩ cho biết đứa bé đã ch*t lưu trong tình trạng ngạt ối. Về tới nhà, biết tin, anh vô cùng bàng hoàng, đau xót. Nhắc lại chuyện cũ, anh xót xa: “Tôi đã cứu chữa khỏi cho nhiều người, nhưng lại không cứu nổi con mình! Mất mát quá lớn, vợ tôi suy sụp tinh thần hẳn. Cô ấy bảo tôi hoặc là xin chuyển về đơn vị nào đó cho gần nhà, hoặc là xin ra quân về mở phòng khám ở nhà để vợ chồng được nương tựa nhau, nếu không cô ấy sẽ ly hôn. Tôi lại phải thuyết phục mãi, cô ấy mới chấp nhận để tôi yên tâm công tác”.

Lương duyên với nghề

Sự cầu tiến và ý chí tự học giúp tay nghề Linh mau vững vàng. Anh chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Có những ca vượt quá khả năng điều trị đối với quân y đồn, theo nguyên tắc phải chuyển lên tuyến trên, song tin tưởng vào khả năng chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm qua những lần chữa bệnh cho dân, Linh mạnh dạn nhận điều trị với một ý thức trách nhiệm cao và các ca bệnh đều được anh chữa khỏi, từ đó, nhiều người xem anh là ân nhân.

Đó là ngày 13 tháng 8 năm 2012, Linh đang chăm sóc vườn Thu*c nam thì người nhà ông Siu Yim - Già làng Jăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) chạy đến nhờ anh cứu chữa cho Già làng đang mê man sau cơn tai biến mạch máu não. Trước đó, ông được chuyển đến bệnh viện huyện; sau 5 ngày thấy bệnh không tiến triển, bệnh viện bảo người nhà đưa ông xuống Bệnh viện Đông y tỉnh mới mong hồi phục. Thấy bệnh ngày càng trầm trọng nhưng nhà nghèo không lo nổi chi phí, gia đình đành đưa ông về nhà phó thác tính mạng cho... Giàng.

Được tin, Linh vội bỏ cuốc, vơ túi Thu*c chạy đến nhà thấy thầy cúng đang làm lễ cúng Giàng đuổi “con ma” khỏi người bệnh, nhưng Già làng vẫn bán thân bất toại. Linh yêu cầu người nhà và thầy cúng dừng ngay việc cúng Giàng, rồi anh dùng bài Thu*c mình dày công học hỏi, kết hợp với điện châm và bấm huyệt. Sau 3 ngày đêm túc trực điều trị, Già làng Siu Yim bắt đầu cử động được chân, tay phải; đến ngày thứ 5 thì ông đã tập tễnh đi lại trước sự ngạc nhiên, mừng rỡ và thán phục của dân làng.

Theo phong tục người Jrai, sau khi qua cơn bạo bệnh, gia chủ phải mổ bò hoặc heo, gà để cảm tạ Giàng đã đuổi được “con ma làng”; hoặc cảm tạ Giàng đã sáng suốt chỉ cho gặp được ân nhân cứu mạng. Linh lại phải ra sức thuyết phục người nhà không tổ chức lễ cúng Giàng lạc hậu, tốn kém.

Giờ thì không riêng Già làng Siu Yim mà tất cả dân làng Jăng đều coi Linh là ân nhân và họ gọi anh là “Siu Linh” (với người Jrai, khi mang ơn hoặc quý ai như người nhà, họ gọi người đó bằng chính họ của mình). Hôm cùng Linh đến thăm Già làng Siu Yim, tôi chưa kịp hỏi ông về “vị cứu tinh” của mình, ông đã chỉ tay và Linh cảm kích nói: “Cái thầy Thu*c biên phòng Linh nó giỏi lắm! Không có nó, chắc già này đã theo Giàng ra nhà mồ mất rồi!”.

Một ca tai biến khác được Linh cứu chữa thành công là ông Ksor Tèo hơn 60 tuổi (vì ông chỉ nhớ tuổi mình hơn 60 mùa rẫy), dân làng Bi, xã Ia O. Tháng 10 năm 2011, dân làng báo: “Già Tèo bị “con ma” vật đổ ngã xuống vườn điều không nói, người cứng không cử động được 30 phút rồi. Thầy Thu*c Linh đến xem cứu được không?”. Anh lập tức chạy đến thì cả nhà đang khóc, dân làng đang vây quanh “thây ma”. Anh chẩn đoán ông bị tai biến rất nguy kịch. Anh nghĩ, lúc này nếu chờ ôtô chuyển viện, bệnh nhân có nguy cơ vỡ mạch máu não sẽ Tu vong. Không đắn đo, do dự, anh liền cạy miệng người bệnh nhỏ Thu*c, rồi dùng kim châm nặn máu 10 huyệt ở 10 đầu ngón tay, rồi châm tiếp huyệt dưới lòng bàn chân và huyệt đỉnh đầu... 20 phút sau thì ngón tay cử động, 30 phút nữa thấy miệng người bệnh mấp máy, anh hỏi kiểm tra: “Ơi tha trươi gét?” (“Ông già tên gì?”), ông lắp bắp: “T..è..o”. Chứng kiến giây phút đó, mọi người mừng như trong lễ được mùa. Từ đó, gia đình xin gọi anh là Ksor Linh như người anh em trong nhà.

Ở biên cương heo hút, xa cơ sở y tế này, có những ca bệnh mà ranh giới giữa sự sống và cái ch*t chỉ trong gang tấc nếu không kịp thời phát hiện, cứu chữa. Y sĩ Trần Anh Tuấn công tác cùng đồn với y sĩ Hoàng Ngọc Linh kể: Cuối năm 2010, anh Ksor Son, 25 tuổi, dân làng Bi, do say rượu bí tỉ, khoảng 2 giờ đêm thức giấc vì khát, Son quờ tay tìm nước thì uống nhầm phải chai Thu*c sâu. Thấy người nhà hớt hải chạy vào đồn cầu cứu, Linh vội choàng dậy, không kịp mặc quần áo dài, anh theo người nhà chạy đến thì thấy miệng Son nồng nặc mùi Thu*c sâu. Ngó xung quanh, anh liền cạo mùn thớt hòa nước móc họng đổ để gây nôn chất độc. Vẫn còn nguy kịch, anh bảo người nhà phải đến bệnh viện. Nhưng nhà Ksor Son nghèo lắm, lại neo người, xe máy không có, xa bệnh viện. Anh chỉ còn biết vượt lên chính mình, hy vọng còn nước còn tát. Không có Thu*c PAM (Thu*c đối kháng để điều trị ngộ độc Thu*c trừ sâu), Linh tiêm tạm cho người bệnh 2 ống atropin rồi chạy tìm cây bướm bạc (cây Thu*c nam chữa độc lá ngón và thạch tín - những thành phần có trong Thu*c sâu, diệt cỏ) và cây thiên môn rồi giã vắt nước cốt cho uống, kết hợp truyền dịch và nấu nước đậu xanh cho uống tiếp để tăng khả năng thải độc. Kiên trì như vậy đến 9 giờ sáng thì bệnh nhân dần hồi tỉnh, các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, lượng nước tiểu... dần ổn định.

Từ khi ra trường đến nay (từ tháng 10/2006 - 4/2010), y sĩ Hoàng Ngọc Linh công tác ở Đồn Biên phòng 719; tháng 5/2010, anh được điều sang công tác ở Đồn Biên phòng 717, bằng nhiệt huyết và trách nhiệm với nghề, y sĩ Hoàng Ngọc Linh đã góp phần tích cực đẩy lùi “con ma làng” gây bệnh trên vùng biên nghèo khó, đầy “lam sơn chướng khí” này. Với chức trách của một “Chủ nhiệm Quân y” đồn Biên phòng, anh đã tích cực, chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, chỉ huy đồn và chính quyền địa phương phòng, chống dịch bệnh, nhờ đó, các dịch bệnh phổ biến trước đây trên địa bàn những năm qua được ngăn chặn, đẩy lùi. Riêng anh trực tiếp cứu chữa trên 2.000 ca, trong đó có trên 700 ca sốt rét. Những căn bệnh đồng bào thường gặp như nổi ban mẩn đỏ, tiêu chảy đến những ca sốt rét..., người bệnh đều tìm đến “thầy Thu*c Biên phòng Linh” chứ không còn tin Giàng nữa rồi.

Đâu chỉ khám, chữa bệnh...

Cũng từ sự thân tín với dân làng qua công tác khám, chữa bệnh, y sĩ Hoàng Ngọc Linh đã “vô tình” trở thành một... “trinh sát viên” mà bà con trên địa bàn là “người đưa tin” cho anh và là “cơ sở tai, mắt” của anh. Nhiều tin tức nóng, nhạy cảm liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn như: đối tượng lạ vào địa bàn truyền đạo trái phép, phần tử xấu kích động chống phá, trộm cắp, tệ nạn... ở các buôn làng, “cơ sở” đều tìm đến Linh hoặc chờ “bộ đội Linh” đến để “rỉ tai”, qua đó góp phần giúp Ban chỉ huy đồn xác minh, xử lý, đấu tranh kịp thời, hiệu quả ngay khi vụ việc chưa phát sinh hoặc mới manh nha.

Dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, vất vả, song điều đó không làm vơi đi tâm hồn lãng mạn của chàng y sĩ Biên phòng đa tài. Sở thích viết vẽ, hội họa ngày nào được anh ký thác lòng mình qua những bức tranh, thư pháp sống động, giàu ý nghĩa nhân văn. Chỉ huy đồn kể, Tết Quý Tỵ 2013, có cô gái trong đoàn đơn vị kết nghĩa với đồn lên giao lưu chúc Tết, khi xuống phòng Linh chơi, cô chăm chú ngắm những bức thư pháp do anh viết, vẽ trang trí. Xem xong, cô thích quá xin anh làm kỷ niệm.

Anh em trong đồn còn mệnh danh y sĩ Linh là “chú rái cá”, “kình ngư” của đồn. Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng biển Quỳnh Phương, từ nhỏ đã theo cha đi biển nên Linh có khả năng bơi lặn khá tốt. Nhờ kinh nghiệm sông nước, những lần tuần tra trên sông Pô Cô, cứu hộ cứu nạn trên sông nước, chỉ huy đồn đều cử Linh tham gia cùng.

Nhất là trong các đợt hội thao quân sự do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức các năm 2008, 2011, 2013, ở nội dung bơi vũ trang và bơi bao gói, trong thành phần vận động viên của Đồn Biên phòng 719 (trước đây) và Đồn Biên phòng 717 đều không thể thiếu sự tham gia của Linh và lần nào anh cũng có mặt trong tốp 3 của tỉnh, được tuyển chọn vào đội tuyển vận động viên của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai tham gia hội thao cấp Bộ Tư lệnh.

Hoàng Ngọc Linh còn là một thủ lĩnh đoàn nhiệt tình, năng nổ. Do khả năng ăn nói lưu loát, tập hợp đoàn viên thanh niên nên ngày còn công tác ở Đồn Biên phòng 719, y sĩ Hoàng Ngọc Linh đã được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi đoàn. Trước đó, phong trào đoàn ở đơn vị ít bề nổi, thiếu chiều sâu. Khi Bí thư Hoàng Ngọc Linh “vào cuộc” với các sáng kiến phong trào do anh phát động như: “Tận dụng lợi thế khắc phục khó khăn”, “Tiết kiệm phụ cấp, ươm ấp tương tai”, “Nâng bước tới trường”... đã đưa Chi đoàn Đồn Biên phòng 719 trở thành điểm sáng về công tác Đoàn và phong trào thanh niên của BĐBP tỉnh Gia Lai.

Ghi nhận những nỗ lực của anh, tổng kết phong trào thi đua quyết thắng hàng năm, Thiếu úy, y sĩ Hoàng Ngọc Linh nhiều năm liên tục được khen thưởng, trong đó 2 năm liền được bầu là Chiến sĩ thi đua và nhiều danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến. Song, như anh tâm sự, phần thưởng lớn nhất với anh là mang lại niềm vui và sức khỏe cho nhiều người.

Chia tay y sĩ Hoàng Ngọc Linh, rời mảnh đất biên cương heo hút, nghèo khó này để về với chốn phồn hoa đô thị, không hiểu sao mỗi lần nhớ tới anh, tôi cứ ấn tượng mãi câu thơ được anh thể hiện bằng những đường nét thư pháp mềm mại, tinh tế trên giấy điệp treo trang trọng trong phòng làm việc:

Nếu là con chim, chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả?

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!

Bài và ảnh: Bùi Hồng Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giang-o-mot-vung-biensu-hy-sinh-tham-lang-8429.html)

Chủ đề liên quan:

hy sinh thầm lặng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY