Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Có thể áp dụng một số điểm với cán bộ ngành y tế để công nhận liệt sĩ

Liên tục trong các số báo 127, 128, báo SKĐS đã đăng tải bài viết “Cần có sự công bằng cho những người ngã xuống vì dịch SARS”...
Liên tục trong các số báo 127, 128, báo SK&ĐS đã đăng tải bài viết “Cần có sự công bằng cho những người ngã xuống vì dịch SARS”, nêu rõ sự mất mát, hy sinh thầm lặng của các y, bác sĩ Bệnh viện Việt Pháp đã ngã xuống trong cuộc chiến chống lại dịch SARS, vì nhiều lý do khác nhau họ vẫn chưa được truy tặng công nhận các danh hiệu xứng đáng với cống hiến của họ. Phóng viên báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với ông Mai Đức Thiện - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) để làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan đến chính sách và thủ tục đối với việc phong tặng, truy tặng các danh hiệu cho cán bộ này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết các trường hợp nào thì được công nhận là liệt sĩ?

Ông Mai Đức Thiện:

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi năm 2012 quy định:

“Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; d) Làm nghĩa vụ quốc tế; đ) Đấu tranh chống tội phạm; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, T*i n*n khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; i) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; k) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này ch*t vì vết thương tái phát; I) Người mất tin, mất tích trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g”

PV: Đối với cán bộ ngành y tế, ở đây là các y bác sĩ đã ch*t trong khi làm nhiệm vụ chống dịch SARS có được công nhận là liệt sĩ không? Nếu có được quy định ở quy định nào?

Ông Mai Đức Thiện:

Tại Điều 17 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) năm 2012 có đề cập 3 trường hợp người hy sinh là điều kiện xem xét xác nhận liệt sĩ là: đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh; e) Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, T*i n*n trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu các cán bộ, công chức ngành y tế hy sinh thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể xem xét để được công nhận là liệt sĩ.

PV: Như vậy thì trình tự thủ tục để công nhận liệt sĩ sẽ được tiến hành thế nào thưa ông?

Ông Mai Đức Thiện:

Hồ sơ thủ tục, quy định tại Điều 18 của Nghị định 31. Theo Điều 18. Trách nhiệm lập hồ sơ, cấp giấy báo tử và xác nhận liệt sĩ:

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.

2. Cấp giấy báo tử:

a) Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;

b) Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên;

c) Người hy sinh thuộc cơ quan Trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;

d) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không thuộc quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các Bộ và tương đương kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Trần Lâm (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-the-ap-dung-mot-so-diem-voi-can-bo-nganh-y-te-de-cong-nhan-liet-si-15728.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY