Tử vi hôm nay

Tử vi

Giao lưu trực tuyến “Phòng ngừa biến chứng bệnh tăng huyết áp”

Các biến chứng đáng sợ của tăng huyết áp có thể gây ra trên tất cả các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt...
Danh sách khách mời:

GS. Hoàng Bảo Châu

GS. Phạm Gia Khải

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Ths. Đỗ Thúy Cẩn - Viện tim mạch Quốc gia.

Các Bác sĩ Viện Tim mạch Quốc gia.

Diễn biến âm thầm nhưng biến chứng đột ngột và hết sức nặng nề, đó là lý do để người ta gọi tăng huyết áp là “kẻ Gi*t người thầm lặng”.

Các biến chứng đáng sợ của tăng huyết áp có thể gây ra trên tất cả các cơ quan của cơ thể như tim, não, thận, mắt... Tất cả biến chứng này làm bệnh ngày càng nặng dần lên, dẫn đến tăng tỉ lệ tàn tật (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực) và giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 năm.

Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ, tăng huyết áp sẽ để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây Tu vong hoặc để lại các di chứng nặng nề trong đó đáng ngại và thường gặp nhất là các tai biến mạch máu não.

Làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế những biến chứng của căn bệnh quái ác này? Thu*c men? Chế độ ăn uống? Luyện tập? Hay phải áp dụng những phương pháp nào khác nữa? Người bệnh tăng huyết áp có cần uống Thu*c hàng ngày hay chỉ uống khi có cơn tăng huyết áp?...

Những băn khoăn của độc giả sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực tim mạch và y học cổ truyền giải đáp một cách thỏa đáng tại buổi giao lưu trực tuyến chủ đề: “Phòng ngừa biến chứng bệnh tăng huyết áp” do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức.

Dưới đây là phần giao lưu trực tuyến:

Tôi nghe có người gọi là bệnh tăng huyết áp, một số người lại gọi là cao huyết áp. Hai bệnh này có phải là một hay không? Gọi thế nào là đúng?

(h_huongnt@gmail.com)

GS. Phạm Gia Khải: Khi ta nói tăng huyết áp hoặc cao huyết áp thì thuật ngữ này là một bệnh, trong đó số huyết áp cao hơn bình thường. Gọi như thế đều đúng nhưng Hội Tim mạch Việt Nam từ nhiều năm nay đã áp dụng thuật ngữ tăng huyết áp chứ không phải cao huyết áp là vì con số huyết áp của chúng ta nếu ghi liên tục trong 24 giờ thì có thể thấy có những thời điểm huyết áp thấp, có thời điểm bình thường và có thời điểm huyết áp cao.

Vậy nếu chúng ta tình cờ đo vào thời điểm huyết áp thấp thì chúng ta sẽ bỏ qua khả năng có lúc huyết áp cao. Vì vậy dùng thuật ngữ tăng huyết áp phản ánh thực tế là khi huyết áp tăng vọt lên trên con số bình thường thì người bệnh có thể bị những tai biến. Cho nên có thể nói dùng chữ tăng huyết áp cũng ví như đối với mùa nước lũ khi dòng lũ có một cơn đập mạnh vào thân đê thì cơn lũ đó có thể làm vỡ đê. Biết có tăng huyết áp thì người ta có cách điều trị hơn.

Thưa bác sĩ chồng tôi 65 tuổi bị cao huyết áp 3 năm nay, hiện nay đang uống covesyl để hạ huyết áp nhưng lại bị ho rất nhiều, xin hỏi có cách nào khắc phục không?

(Doanhaivan@ichnhan.vn) Thu*c covesyl là một nhóm Thu*c ức chế men chuyển để điều trị tăng huyết áp, đây là một nhóm Thu*c tốt có tác dụng ổn định huyết áp 24h với những người tăng huyết áp nhẹ và vừa, nhưng Thu*c có tác dụng phụ và gây ho khan, khi bệnh nhân có tác dụng phụ này thì nên ngừng Thu*c và đến khám bác sĩ để đổi sang một nhóm Thu*c điều trị huyết áp khác. Không nên tự đi mua Thu*c ho về uống hay uống kháng sinh vì tất cả các Thu*c ho sẽ không làm giảm triệu chứng ho trong những trường hợp này.
Huyết áp của tôi hơi cao nhưng công việc lại hay phải giao tiếp, xin hỏi uống rượu bia có được không? (linhdv1987@gmail.com) GS. Hoàng Bảo Châu: Bia là đồ uống lên men, trong đó có độ cồn thực phẩm thấp, được sản xuất từ nguyên liệu chính từ đại mạch, hoa Húp Lâm, nấm men và nước cồn có ảnh hưởng tới huyết áp, cồn được hấp thu từ dạ dày vào máu về gan. Gan xử lý cồn vào máu rồi đưa vào cơ thể, cồn tác động vào hệ thần kinh nếu ở mức độ cao thì có thể gây nên chân nam đá chân xiêu, nói lảm nhảm hoặc có thể nôn và ngủ. Như vậy, uống bia không ảnh hưởng đến huyết áp nhưng có vấn đề cần lưu tâm là: khi giao tiếp, dùng bia thường quá ngưỡng và được gọi là lạm dụng bia. Nếu uống nhiều bia đi ra ngoài đường còn có thể bị phạt. Trong khi giao tiếp không được tỉnh táo có thể ảnh hưởng đến nhân cách cũng như có thể có xử lý sai lầm. Thế nào là lạm dụng bia: ở người dười 65 tuổi thì mỗi 1 giờ không quá 1 đơn vị cồn. Mỗi 1 ngày không quá 3 đơn vị cồn. Mỗi 1 tuần không được quá 21 đơn vị cồn (đơn vị rượu: 10 mg etanol nguyên chất tương đương với 1 lon bia 330 ml 5% hoặc 1 ly nhỏ rượu vang 100ml 13,5 độ hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml 40 độ ). Thế nên mỗi 1 lần khi bạn giao tiếp, không nên uống quá 1 lon bia. GS. Hoàng Bảo Châu đang trả lời trực tuyến với bạn đọc Bố tôi bị bệnh cao huyết áp, tôi nghe nói bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não. Vậy cho tôi hỏi có cách nào để ngăn ngừa biến chứng này không? NguyenHoangLeVu@gmail.com
Th.sĩ Đỗ Thúy Cẩn - Viện Tim mạch Việt Nam:

Như chúng ta đã biết tai biến mạch não là một biến chứng rất thường gặp trong bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là những trường hợp kiểm soát huyết áp kém. Cách để phòng ngừa biến chứng này hiệu quả nhất là kiểm soát huyết áp thật tốt. Để kiểm soát huyết áp tốt ngoài việc người bệnh cần dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh còn cần biết về những yếu tố nguy cơ của mình để thay đổi lối sống phù hợp. Ví dụ nếu bố bạn có tăng cholesteron hoặc đái tháo đường thì ngoài việc kiểm soát huyết áp, bố bạn cũng đồng thời phải điều trị những bệnh phối hợp thật tốt.

Với những người có hút Thu*c lá việc bỏ Thu*c là hết sức cần thiết. Nếu bố bạn có thừa cân cần phải giảm cân hợp lý. Ngoài ra những thói quen không có lợi cho sức khỏe khác như ăn mặn hoặc ít vận động thể lực cũng là những yếu tố nguy cơ cần phải điều chỉnh. Với trường hợp cụ thể của bố bạn, bạn có thể đưa đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tim mạch để được BS chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Làm thế nào để nhận biết là mình có mắc bệnh tăng huyết áp hay không? Những biểu hiện nhận biết là gì?

(muinga78@yahoo.com)

GS. Phạm Gia Khải: Có 2 tình huống:
Thứ nhất: bệnh nhân cảm thấy khó chịu, có thể thấy nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, đánh trống ngực, gắng sức, chóng mệt, có khi chảy máu cam và đo huyết áp thấy cao.

Thưa bác sĩ tôi bị cao huyết áp gần 1 năm nay, huyết áp tôi cứ lúc cao lúc thấp thất thường mặc dù tôi đã uống Thu*c tây để hạ huyết áp, người mệt mỏi, hay đau đầu, bây giờ tôi phải làm thế nào để huyết áp ổn định, hết mệt mỏi và đau đầu? Cám ơn bác sỹ! (thanhloanvn 1811@ gmail.com)

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Với một người bình thường không bị tăng huyết áp thì con số huyết áp cũng có thể dao động trong ngày, qua theo dõi huyết áp 24h các nghiên cứu đã cho thấy huyết áp của người bình thường sẽ cao nhất vào lúc 13h - 15h chiều, huyết áp xuống thấp nhất vào lúc 1h - 3h sáng. Khi bị tăng huyết áp người bệnh cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân của tăng huyết áp, biến chứng đã có của người bệnh, mức độ tăng huyết áp để lựa chọn Thu*c điều trị cho phù hợp với mỗi người bệnh, không nên tự đi ra hiệu Thu*c để mua Thu*c huyết áp về uống. Liều Thu*c huyết áp sẽ rất khác nhau tùy vào mỗi bệnh nhân, khi uống Thu*c huyết áp cần được theo dõi huyết áp nhiều lần trong ngày, khi đo huyết áp cần đo sau khi đã được nghi ngơi ít nhất 30 phút, không uống rượu bia, hút Thu*c lá, Thu*c lào trước khi đo huyết áp và ghi lại con số huyết áp vào sổ y bạ để báo cáo lại cho bác sĩ tim mạch của mình để bác sĩ có thể điều chỉnh liều Thu*c cho phù hợp. Người bệnh cần biết rằng các lần đo huyết áp sẽ không nhất thiết phải giống nhau tùy Thu*c vào bệnh nhân uống Thu*c huyết áp cách đó mấy giờ, có tác động về yếu tố tinh thần, thời tiết và môi trường hay không. Khi điều trị huyết áp phải đưa con số huyết áp về nhỏ hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Khi bạn còn hay bị đau đầu cần kiểm tra xem bạn đã đạt được con số huyết áp trên chưa, giấc ngủ tốt ban đêm sẽ giúp giảm đau đầu rất nhiều. Nếu huyết áp đã về bình thường, giấc ngủ tốt mà vẫn đau đầu cần đi khám chuyên khoa thần kinh để tìm các nguyên nhân khác của đau đầu.

Tôi năm nay 50 tuổi (nữ) huyết áp là 150/90 thì có phải là tăng huyết áp không. Ở các độ tuổi khác nhau thì các chỉ số huyết áp ở mức nào là cao? (dhaivan.12@gmail.com)

GS. Phạm Gia Khải: Khi huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc tâm trương 90 trở lên (huyết áp tâm thu là tối đa, huyết áp tâm trương là tối thiểu) và đo ít nhất 2-3 lần thì chúng ta có thể nghĩ tới chẩn đoán tăng huyết áp. Trước kia, người ta coi gọi là huyết áp tâm thu bình thường nếu lấy 100mmHg cộng với số tuổi tính theo năm, ví dụ một người 50 tuổi huyết áp là 150, 60 tuồi là 160 và coi là bình thường. Nhưng các công trình thử nghiệm lâm sàng tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới đã chứng minh là quan điểm đó không đúng. Nếu huyết áp trên 140mmHg thì đã gọi là tăng huyết áp rồi, cho dù người đó là người trẻ tuổi hoặc trung niên cao tuổi.

Muốn khám để phát hiện thì khám ở đâu? Điều trị ở đâu là tốt? (duonggiangbn@yahoo.com.vn)

GS. Phạm Gia Khải: Bạn có thể đo huyết áp ngay ở nhà cũng đã phát hiện được bệnh tăng huyết áp. Nếu đo ở bệnh viện, huyết áp có thể hơi cao một chút so với ở nhà vì ở bệnh viện nhiều khi người ta sợ người mặc áo choàng trắng nên huyết áp hơi tăng và mạch cũng nhanh lên. Người ta gọi đó là hiện tượng tăng huyết áp do áo choàng trắng. Nhưng có một công trình tiến hành ở Hoa Kỳ theo dõi trong 20 năm ở một số người trẻ gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng nhưng sau 20 năm tỉ lệ những người tăng huyết áp thực sự ở số người này cao hơn những người không có tăng huyết áp áo choàng trắng. Cho nên, tăng huyết áp gọi là áo choàng trắng cũng là một yếu tố chúng ta cần quan tâm tới.
Về điều trị, nên đến các bệnh viện hoặc phòng khám tim mạch để được chẩn đoán và theo dõi điều trị vì một người bị tăng huyết áp có thể còn có những yếu tố nguy cơ khác đi kèm, ví dụ như vữa xơ động mạch, tiểu đường, gout... Do đó điều trị tăng huyết áp thường là tổng thể chứ không phải chỉ xoáy mạnh vào tăng huyết áp.
Thưa bác sĩ bố chồng tôi bị tăng huyết áp, số đo huyết áp không được ổn định, lúc thì chỉ 130/100 nhưng có lúc lên đến 195/160mmHg. Gần đây thỉnh thoảng ông kêu đau bên ngực trái. Liệu có mối liên hệ nào giữa bệnh huyết áp và chứng đau ngực hay không? Có nguy hiểm hay không? (Nga77@gmail.com).

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Cả hai con số huyết áp mà bố chồng bạn đang có là 130/100 và 195/160mmHg đều là cao hơn mức cho phép và tôi sợ rằng máy đo huyết áp không chuẩn (rất ít khi có con số huyết áp 195/160mmHg). Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân tại động mạch vành: hẹp, co thắt, tắc động mạch vành. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành hơn nữa khi huyết áp cao tưới máu động mạch vành sẽ giảm cũng có thể gây đau ngực. Bạn cần đưa bố chồng đến khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tôi 62 tuổi bị cao huyết áp hơn một năm nay. Hiện tại huyết áp tôi đã ổn định 120/80mmHg, vậy tôi ngừng uống Thu*c có được không? Vì nếu uống Thu*c tiếp tôi sợ huyết áp bị tụt?

VietTiepNguyen@yahoo.com

ThS. Đỗ Thúy Cẩn - Viện Tim mạch Việt Nam:

Theo lý thuyết, con số huyết áp sẽ tăng dần theo tuổi, vì vậy với người cao tuổi, huyết áp có xu hướng tăng dần theo thời gian. Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp là duy trì con số huyết áp nhỏ hơn 140/90mmHg với những trường hợp chưa có tổn thương cơ quan đích (bệnh lý tim, não, mắt, thận) hoặc không có kèm theo đái tháo đường.

Trong trường hợp của bác, với chế độ điều trị hiện tại huyết áp đã ổn định trong khoảng 120/80mmHg là đạt được mục tiêu khi điều trị huyết áp. Tuy nhiên, con số huyết áp này là hiệu quả của việc dùng Thu*c đều đặn, kết hợp với một lối sống và chế độ ăn hợp lý.

Khi bác đã dùng Thu*c trong một thời gian khá lâu như vậy, thường sẽ không xảy ra hiện tượng tụt huyết áp với liều Thu*c điều trị hiện tại. Tuy nhiên con số huyết áp có thể dao động theo nhịp sinh học hoặc tư thế đo huyết áp (ví dụ khi đo huyết áp ở tư thế nằm, con số thu được sẽ có xu hướng thấp hơn khi đo ở tư thế ngồi nhưng không quá 10mmHg). Vì vậy, bác có thể theo dõi huyết áp của mình một đến hai lần mỗi tuần vào các thời điểm khác nhau trong ngày (ví dụ như sáng hoặc chiều, trước uống Thu*c hoặc sau uống Thu*c) và ghi lại kết quả này để làm cơ sở cho BS khi tái khám.

Bác không nên dừng Thu*c nếu không có chỉ định của BS chuyên khoa, bởi khi dừng Thu*c huyết áp của bác sẽ tăng trở lại và có thể có hiện tượng huyết áp tăng đột ngột. Trường hợp này sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, phình tách động mạch chủ hay nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp bác cần dừng Thu*c có những biểu hiện tác dụng phụ của Thu*c, bác cần đến khám, nhận sự tư vấn của BS chuyên khoa, để được điều chỉnh Thu*c cho phù hợp.

Bệnh nhân tăng huyết áp có nên chuyển sang uống Thu*c đông y hay không? Thu*c đông y có thực sự hiệu quả với bệnh này như với một số bệnh mạn tính hay không?

(tuan0109l@gmail.com)

GS. Hoàng Bảo Châu: Bệnh nhân tăng huyết áp tức là so với huyết áp bình thường của mình đã tăng hơn 20 - 30mm Hg.Có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, có cơn bốc hỏa, tim đập hồi hộp, ngực sườn căng tức. Nước tiểu ít,vàng, phân khô và mạch căng. Y học hiện đại quan tâm làm cho huyết áp hạ xuống mức bình thường bằng Thu*c hạ huyết áp và lợi tiểu. Cho nên thường là dùng liên tục và khi có nhờn Thu*c thì thay Thu*c cùng tính chất. Y học cổ truyền thì quan tâm đến giải quyết triệu chứng (vì trước đấy không có máy đo huyết áp) và đã dùng các Thu*c thanh nhiệt, tả hỏa ở can huyết. Lợi tiểu để đưa hỏa ra ngoài bằng đường nước tiểu, tư âm, dưỡng huyết để bổ sung âm huyết bị hỏa nhiệt làm tổn thương và an thần cũng có hiệu quả giải quyết chữa các triệu chứng. Khi hết các triệu chứng thì thôi không dùng nữa. Như vậy, có thể chuyển dùng Thu*c đông y nếu Thu*c tây nhờn không có hiệu quả. Cũng có thể phối hợp cùng Thu*c tây. Khi phối hợp thì có thể giúp giải quyết các triệu chứng mà Thu*c tây không quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, nếu muốn dùng Thu*c đông thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị cho mình.

Thưa bác sĩ mẹ tôi trước đây chỉ bị tăng huyết áp nhưng hơn một năm nay bà hay mệt, khó thở và kèm theo ho khan. Đi khám thì bác sĩ bảo bị suy tim. Đây có phải là biến chứng của bệnh huyết áp hay không? Làm sao để bệnh mẹ tôi không nặng thêm? (thanhngan@gmail.com). PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng như tai biến mạch não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, tắc các động mạch ngoại biên, mờ mắt. Nhiều bệnh nhân bị tăng huyết áp không uống Thu*c đều, không đi khám bệnh sau một thời gian thấy con số huyết áp không cao nữa đấy là dấu hiệu của suy tim do tăng huyết áp. Trường hợp mẹ của bạn đã có đầy đủ triệu chứng của suy tim: mệt, khó thở, ho khan do đó bạn cần đưa mẹ đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được điều trị kịp thời và theo dõi lâu dài để tình trạng bệnh không nặng lên và có thể phục hồi.
Một người hàng xóm của tôi vốn bị tăng huyết áp lại bị cảm, ngã nên gia đình đã đánh gió để giải cảm nhưng bác ấy có vẻ như không khỏi bệnh mà lại mệt hơn. Xin hỏi có phải vì đánh cảm hay vì lý do gì mà bác ấy mỗi ngày một mệt, yếu đi? Cần phải làm thế nào? (lethuhuyen1979@yahoo.com)

GS. Hoàng Bảo Châu: Đánh gió chủ yếu dùng để chữa cảm hàn (cảm lạnh) có các triệu chứng: sợ lạnh , sốt, không ra mồ hôi,đau đầu… do hàn vào lưu trú ở da làm da co lại, khí huyết vận hành bị trở ngại mồ hôi không ra được, vệ khí tụ lại ở da nên sốt. Mục đích của đánh gió là làm cho da mềm lại, máu và khí huyết hoạt động trở lại bình thường, da hoạt động bình thường và ra mồ hôi , hạ sốt. Người hàng xóm của bạn có tăng huyết áp mà lại bị cảm ngã, có thể không phải do cảm lạnh vì không có các triệu chứng của cảm lạnh. Có thể là do rối loạn tuần hoàn não mà dân gian thường nói là bị cảm, bị gió độc, trúng phong. Vì vậy đánh gió xong bệnh không khỏi và mệt thêm. Bạn nên mời bác sĩ đến để khám hoặc đi đến bệnh viện để kiểm tra. Nên làm càng sớm càng tốt.

Mẹ tôi bị bệnh tăng huyết áp đã nhiều năm nay. Đi khám BS cho uống Thu*c nhưng bà chỉ uống khi nào thấy huyết áp tăng cao. Uống Thu*c như vậy có đúng không? Liệu có thể gặp tai biến hay không? HaHien@gmail.com.vn
ThS. Đỗ Thúy Cẩn - Viện Tim mạch Việt Nam: Tăng huyết áp là bệnh thường chỉ được phát hiện bằng cách đo huyết áp, các triệu chứng cơ năng (cảm nhận của bệnh nhân về bệnh) thường không rõ hoặc không đặc hiệu. Có những người con số huyết áp rất cao nhưng hoàn toàn không có triệu chứng. Có nhiều trường hợp chỉ phát hiện được tăng huyết áp khi đã xảy ra biến chứng nặng như tai biến mạch não, hoặc đột quỵ.
Mẹ của bạn bị tăng huyết áp nhiều năm như vậy theo lý thuyết nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tích lũy là tương đối cao. Nhưng bác lại không tuân thủ việc uống Thu*c đều theo đúng chỉ định của BS sẽ rất nguy hiểm bởi người bệnh thường không biết được khi nào huyết áp thực sự lên cao và tai biến có thể xảy ra trước khi người bệnh cảm nhận được những bất thường trong cơ thể.
Bạn nên khuyên mẹ bạn uống Thu*c đều đặn theo chỉ định của BS để phòng tránh những biến cố bất thường xảy ra đột ngột, có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe hoặc tính mạng. Thưa bác sĩ bố chồng tôi bị tăng huyết áp, số đo huyết áp không được ổn định, lúc thì chỉ 130/100 nhưng có lúc lên đến 195/160mmHg. Gần đây thỉnh thoảng kêu đau bên ngực trái. Liệu có mối liên hệ nào giữa bệnh huyết áp và chứng đau ngực hay không? Có nguy hiểm hay không?

(Nga77@gmail.com).

PGS. TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Cả hai con số huyết áp mà bố chồng bạn đang có là 130/100 và 195/160mmHg đều là cao hơn mức cho phép và tôi sợ rằng máy đo huyết áp không chuẩn (rất ít khi có con số huyết áp 195/160mmHg). Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân tại động mạch vành: hẹp, co thắt, tắc động mạch vành. Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động mạch vành hơn nữa khi huyết áp cao tưới máu động mạch vành sẽ giảm cũng có thể gây đau ngực. Bạn cần đưa bố chồng đến khám chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Để đo huyết áp được chính xác thì khi đo cần phải chú ý điều gì? (dhaivan.12@gmail.com)

GS. Phạm Gia Khải: Thứ nhất, người được đo phải nghỉ ngơi ít nhất 10 phút. Có thể đo ở tư thế nằm hoặc ngồi, tay trái hoặc phải, máy đo huyết áp để ngang mức với tim. Ví dụ, khi người bệnh nằm thì máy đo huyết áp nên đặt ở ngay mặt giường cùng bình diện với bệnh nhân.
Máy đo huyết áp: mức zero của kim đồng hồ phải được kiểm tra lại cho đúng. Băng cuốn tay không được to quá hoặc nhỏ quá với bệnh nhân. Bình thường băng cuốn đó nên rộng bằng khoảng 2/3 chiều dài từ nếp gấp khuỷu tới đầu trên của xương cánh tay vì nếu băng cuốn nhỏ quá, con số huyết áp thường cao hơn thực tế.
Khi bơm để đo huyết áp, chúng ta nên lấy trung bình là 3 lần con số huyết áp là tâm thu và tâm trương. Sau đó có thể lấy con số sau cùng hoặc trung bình cộng của tâm thu và tâm trương.
Thưa bác sĩ tôi vẫn nghĩ bệnh tăng huyết áp là bệnh của người già nhưng chính bản thân tôi lại mắc bệnh khi mới gần 40 tuổi. Có phải vì tôi bị di truyền hay không? Tôi có cần phải điều trị, kiêng cữ giống như những người già hay không? (huyennguyen@gmail.com). PGS. TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia. Tăng huyết áp là một hội chứng có thể gặp ở người trẻ hoặc người già thậm chí ở trẻ em. 90% số bệnh nhân tăng huyết áp là không có nguyên nhân khi đó gọi là bệnh tăng huyết áp. 10% tăng huyết áp có nguyên nhân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như các bệnh tại thận, động mạch thận, động mạch chủ, các nguyên nhân nội tiết, do uống các Thu*c có tác dụng phụ gây tăng huyết áp như: cam thảo, các Thu*c chống viêm nhóm corticoid, tăng huyết áp cũng có yếu tố gia đình. Ở độ tuổi dưới 40 được phát hiện tăng huyết áp bạn cần đến bệnh viện để làm các xét nghiệm để xác định xem tăng huyết áp có nguyên nhân hay không, và bác sĩ sẽ cho chế độ điều trị và luyện tập ăn uống hợp lý.
Thưa bác sĩ tôi năm nay 58 tuổi, được chẩn đoán bị tăng huyết áp đã hơn 6 năm nay. Cách đây gần một tháng tôi thấy người mình nặng nề, giống như là bị phù, người mệt mỏi, chán ăn, có khi còn thấy buồn nôn. Đây có phải là hậu quả của bệnh tăng huyết áp hay không? Tôi cần đi khám ở đâu?

(toanthang@gmail.com)

PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Bạn cần đến khám chuyên khoa tim mạch để được làm xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim chẩn đoán biến chứng của bệnh tăng huyết áp và điều chỉnh Thu*c điều trị cho hợp lý và bạn cần được theo dõi lâu dài bệnh tăng huyết áp bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Bệnh nhân tăng huyết áp có thể châm cứu, massage hay giác hơi được hay không?(haivan_d@yahoo.com)

GS. Hoàng Bảo Châu: Có thể được, vì:

Châm cứu có tác dụng điều khí (điều hòa hoạt động thần kinh). Khí hòa thì huyết hòa (điều hòa tuần hoàn máu tốt) huyết hòa thì nuôi dưỡng cơ thể tốt. Huyết áp trong máu có dương khí tăng và nhiệt tăng. Để hạ huyết áp cần phải làm cho dương khí và nhiệt trong máu hạ xuống và thoát ra ngoài. Khi châm cứu vào huyệt (thường là: bách hội, phong trì, thái dương, ấn đường) khi rút kim thường bao giờ cũng có máu chảy ra nếu không có thì nặn ra 1 giọt máu. Như vậy đã mở đường cho dương nhiệt thoát ra ngoài và đau đầu chóng mặt có thể giảm. Cần chú ý: có bệnh nhân sau khi châm xong cầm máu song máu vẫn chảy ra. Chỉ cần cầm máu là được.

Massage: có tác dụng điều hòa dinh vệ khí huyết, thúc đẩy tuần hoàn. Về y học hiện đại thì xoa bóp có thể tăng cường quá trình ức chế của thần kinh, nếu xoa bóp mềm mại, nhẹ nhàng đều đặn và thúc đẩy tuần hoàn ngoại viên giảm nhẹ áp lực của tim. Xoa bóp ở vùng bụng cũng có thể làm hạ huyết áp do tăng cường được tuần hoàn ở trong ổ bụng.

Giác hơi: là dùng áp lực âm trong ống giác để ống giác hút chặt vào vùng giác và tạo nên cảm giác nóng và xung huyết hoặc xuất huyết gây ra. Có tác dụng giải quyết trạng thái huyết ứ và điều hòa lại tuần hoàn. Thường hay giác ở dọc cột sống lưng (mạch đốc) và hai bên cột sống lưng (kinh bàng quang ). Chú ý ở phía trong kinh bàng quang có hệ thống hạch giao cảm ở lưng như vậy giác có thể điều hòa hoạt động của hệ giao cảm

Tôi bị tăng huyết áp. Xin hỏi nên đo huyết áp vào những lúc nào trong ngày? Đo bằng máy điện tử có chính xác không?

(theanh_duong1954@yahoo.com)

GS. Phạm Gia Khải: Bạn nên đo đều đặn vào một thời điểm nhất định trong ngày, có thể là buổi sáng, chiều hoặc tối. Trong trường hợp cảm thấy khó chịu dù đang dùng Thu*c bạn cũng nên đo huyết áp vào thời điểm đó. Muốn kiểm tra số huyết áp của mình có thực sự thay đổi với điều trị không, bạn có thể kiểm tra huyết áp trong 24 giờ (Holter) để biết sự biến thiên của huyết áp tâm thu và tâm trương trong ngày. Có nơi, người ta đã có kỹ thuật cao ghi được Holter huyết áp trong nhiều ngày liên tục giống như các phi công vũ trụ, nhưng trong thực tế lâm sàng phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi. Đo bằng máy điện tử hoặc máy đo huyết áp kim dạng đồng hồ đều phải đối chiếu với huyết áp kế thủy ngân làm chuẩn, khi đó con số mới tin tưởng được. Huyết áp kế điện tử không phải là chuẩn nếu so với thủy ngân nhưng có thể tin tưởng được vào sự biến thiên của nó trong một ngày hoặc nhiều ngày đối với từng bệnh nhân vì phương pháp đo Holter huyết áp cũng là dùng điện tử. Thưa bác sĩ người bệnh tăng huyết áp cần ăn kiêng như thế nào?(thanhbinh@gmail.com) PGS. TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Khi bạn bị tăng huyết áp cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng như sau: giảm muối < 2g/1ngày, hạn chế các chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, khi cần phải tiếp khách nên uống rượu vang đỏ thay cho rượu mạnh, lượng rượu cho phép một ngày = 10gam Etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 500ml hoặc 1 lon bia 330ml 5%, hoặc 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 ly nhỏ 100ml rượu vang 13,5%, hoặc 1 chén 30ml rượu mạnh 40 - 43%). Khi tăng huyết áp đã có biến chứng bạn sẽ có những chế độ ăn và luyện tập riêng khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn chế độ cụ thể tùy vào mức độ bệnh.

Tôi bị cao huyết áp 2 năm nay, tôi hiện nay 56 tuổi, là nam giới, tôi uống Thu*c tây nhưng không ổn định, từ khi tôi uống kết hợp thêm Thu*c đông y Hạ áp ích nhân, thì tôi lại thấy huyết áp ổn định, dễ chịu, không đau đầu, ngủ được. Cho tôi hỏi tôi phối hợp như thế có ảnh hưởng gì không, Thu*c tây y và đông y có kỵ nhau không?

(dhaivan.12@gmail.com)

GS. Hoàng Bảo Châu: Như đã trả lời ở trên, có thể phối hợp Thu*c tây với Thu*c đông. Ở đây là Thu*c đông là Hạ áp ích nhân thử xem tác dụng của nó ra sao? Hạ áp ích nhân có các vị Hạ khô thảo, Câu đằng, Địa long có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, bình can. Huyền sâm có tác dụng tư âm giáng hỏa; Táo nhân có tác dụng an thần; Địa long có tác dụng lợi thủy thông mạch. Như vậy sản phẩm này có đủ các tác dụng để giải quyết các triệu chứng của tăng huyết áp. Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương đã có nghiên cứu sản phẩm này phối hợp với Thu*c tây và thấy có tác dụng tốt với các triệu chứng của tăng huyết áp. Có thể thấy hai Thu*c không kị nhau ngược lại có tác dụng hỗ trợ cho nhau.

Tôi 60 tuổi mới phát hiện bệnh tăng huyết áp, cho tôi hỏi chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lưu ý những gì?

(Đoàn Hải Yến- Thanh Xuân, Hà Nội)

GS. Phạm Gia Khải: Từ khi phát hiện bệnh tăng huyết áp thì ta phải chú ý hơn nữa tới chế độ ăn uống sinh hoạt: Giảm bớt mặn, giảm bớt stress không cần thiết, ăn nhiều rau, trái cây hơn là nhiều thịt, mỡ, tập đi bộ đều đặn một ngày khoảng 30 phút. Thực ra để ngừa bệnh tăng huyết áp phát triển cùng các yếu tố nguy cơ khác thường đi kèm với bệnh này chúng ta nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý từ trước khi tăng huyết áp.

Huyết áp cao gây tai biến mạch máu não như thế nào? Có phải tất cả những người bị tai biến mạch não đều do tăng huyết áp không? Khi gặp tai biến thì phải xử trí ở nhà như thế nào cho đúng? PhuongHieuAnh@gmail.com
ThS. Đỗ Thúy Cẩn - Viện Tim mạch Việt Nam:
Không phải tất cả các trường hợp tai biến mạch não đều do nguyên nhân tăng huyết áp nhưng tăng huyết áp là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm trên 80% các trường hợp tai biến mạch não không do nguyên nhân nhiễm trùng.
Tăng huyết áp có thể gây tai biến mạch não theo cả hai cơ chế trên. Ở những người bị tăng huyết áp, thành mạch thường có hiện tượng xơ vữa dễ nứt vỡ khi áp lực dòng máu lên thành mạch tăng cao đột ngột. Ngoài ra, mảng xơ vữa cũng có thể nứt ra, hình thành cục máu đông gây tắc mạch não.
Khi gặp trường hợp một người bị tai biến mạch não (đột quỵ), việc đầu tiên cần làm là cho người đó nằm ở tư thế đầu nghiêng sang một bên để tránh hiện tượng hít phải những chất trào ngược từ dạ dày hoặc đờm rãi xuất tiết gây tắc đường thở. Sau đó, nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được xử trí cấp cứu, sử dụng xe cứu thương hoặc ô tô, cáng khi vận chuyển, tránh cho ngồi trên xe máy, xe đạp,.... Tránh những việc như cạo gió, đánh cảm vì việc đó có thể làm mất thời gian cần thiết và có thể gây giãn mạch làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não.
Thưa bác sĩ người bệnh tăng huyết áp có thể chơi bóng đá, tennis hay không? Vì sao? (nga1977@gmail.com) PGS. TS Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia. Người bệnh tăng huyết áp không nên chơi bóng đá, tennis vì đây là những môn thể thao đòi hỏi sức bền, cường độ cao không phù hợp với người tăng huyết áp, trong lúc luyện tập huyết áp sẽ tăng lên rất nhiều có thể gây biến chứng lóc tách thành động mạch chủ, đột qụy hay nhồi máu cơ tim ngay trên sân tập. Người bệnh nên lựa chọn những môn thể thao mà có thể chủ động về tốc độ, cường độ, thời gian như: yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp. Xin các bác sĩ cho cháu hỏi: Mẹ cháu năm nay 55 tuổi khi đến viện kiểm tra sức khỏe tình cờ mới biết bị huyết áp cao 165/100, khi được hỏi mẹ cháu bảo vẫn thấy người bình thường, khi bác sỹ cho uống Thu*c hạ huyết áp, huyết áp xuống mẹ cháu lại rất khó chịu, mệt mỏi. Trường hợp của mẹ cháu có phải uống Thu*c điều trị không ạ? Nên dùng loại Thu*c nào thì an toàn cho mẹ cháu ạ? Cháu cảm ơn các bác sỹ.

(haivan_d@yahoo.com.vn)

GS. Phạm Gia Khải: Người ta thường nói tăng huyết áp là kẻ Gi*t người thầm lặng vì nhiều khi người bệnh không cảm thấy gì hết mặc dù huyết áp cao. Khi dùng Thu*c hạ áp, nếu Thu*c hoặc liều lượng Thu*c không thích hợp, huyết áp có thể xuống quá mức làm bệnh nhân mệt mỏi khó chịu. Trong trường hợp này, người bệnh nên hoặc giảm liều lượng hoặc đổi Thu*c: hiện nay người ta có thể dùng đơn độc nhưng thường là phối hợp các loại Thu*c hạ huyết áp và Thu*c được phối hợp phải được sự đồng thuận của các nhà khoa học trên thế giới ngày nay quy định. Thu*c hạ huyết áp an toàn phải do thầy Thu*c quy định sau khi đã khám, hỏi kỹ bệnh nhân chứ không thể nói là Thu*c nào an toàn hơn Thu*c nào.

Tôi bị cao huyết áp hơn 1 năm nay, hàng ngày vẫn uống Thu*c tây hạ huyết áp nhưng huyết áp tôi không ổn định lúc cao lúc thấp. Tôi hay bị mất ngủ. Cho tôi hỏi mất ngủ có làm ảnh hưởng tới huyết áp không? (nguyentienthanh92@gmail.com)

GS. Hoàng Bảo Châu:

Thứ nhất Thu*c tây hạ huyết áp có mục đích là đưa huyết áp về ổn định ở mức bình thường. Song huyết áp luôn thay đổi ban ngày khác với ban đêm về ăn uống sinh hoạt không đúng cách đều ảnh hưởng đến huyết áp ví dụ: đầu óc luôn căng thẳng thì huyết áp dễ cao, nghỉ ngơi thoải mái thì huyết áp ổn định. Huyết áp của bác lúc cao lúc thấp có thể do hoạt động đầu óc căng thẳng làm huyết áp cao và có thể đó cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ( vì nghĩ ngợi thì ngủ làm sao được ? ). Không ngủ được thì lo lại căng thẳng mà căng thẳng làm huyết áp cao lên.

Cách giải quyết :

- Loại bỏ căng thẳng ( khi ngủ nằm thư giãn thở nhẹ đều,bình thường giữ cho vui vẻ )

- Nếu không được thì dùng Thu*c an thần

- Trong cuộc sống hằng ngày cần ăn uống ,sinh hoạt điều độ uống đủ nước tránh táo bón ( tránh khoái khẩu ) sinh hoạt T*nh d*c không quá độ,làm việc chân tay không quá sức,hoạt động tình thần không căng thẳng,tập thể dục đều đặn.Khi ngủ không để bị lạnh trong đêm kéo dài.Cần hết sức chú ý không để huyết áp đột ngột tăng cao hoặc thấp xuống do bị lạnh kéo dài vì dễ gây tai biến.

Thưa bác sĩ mẹ tôi bị bệnh tăng huyết áp nhiều năm nay mặc dù bà chịu khó uống Thu*c và ăn kiêng nhưng mỗi khi thay đổi thời tiết bà lại kêu là rất mệt. Liệu có mối liên quan nào hay không? Những khi thời tiết thay đổi nguy cơ bị các biến chứng có tăng lên hay không? (quyanhtrang@gmail.com) PGS.TS. Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia. Người bệnh bị tăng huyết áp mặc dù đã khống chế được con số huyết áp về huyết áp mục tiêu là < 140/90mmHg nhưng khi thay đổi thời tiết huyết áp sẽ dao động và người bệnh thường rất mệt khi đó cần đo huyết áp để điều chỉnh lại liều Thu*c.

Thưa bác sĩ tôi năm nay 65 tuổi, bị tiểu đường nên uống Thu*c và ăn kiêng theo lời khuyên của bác sĩ nhưng gần đây huyết áp của tôi lại tăng cao, có hôm lên tới 180/135mmHg. Tôi có cần phải uống Thu*c hạ áp hay không? Uống cả 2 loại Thu*c chữa hai căn bệnh một lúc có sợ bị công Thu*c hay không? (quoccuong 1977@gmail.com)

PGS.TS Đinh Thị Thu Hương – Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia.

Bạn năm nay đã 65 tuổi bị tiểu đường và tăng huyết áp - bạn là đối tượng có nguy cơ cao bị các biến chứng tim mạch bạn cần theo dõi bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch để điều trị đúng cách và ổn định: huyết áp phải đạt được < 130/80mmHg, đường máu lúc đói < 7mmol, HbA1C < 6,5%. Có thể uống hai Thu*c điều trị tăng huyết áp và tiểu đường cùng lúc ngoài ra còn nhiều Thu*c khác cần được uống thường xuyên như: Thu*c điều trị rối loạn lipid máu và Thu*c asprin nếu bệnh nhân không có bệnh dạ dày.


Cho em hỏi mẹ em nay đã gần 54 tuổi bà bị mắc bệnh hở van tim, bị sỏi thận đã lâu nhưng gần đây bà thường hay bị tăng huyết áp. Vậy bác sĩ cho lời khuyên hữu ích về phòng bệnh cho mẹ và cần dùng Thu*c gì? Hiện mẹ em đang ở tỉnh Phú Yên. anhthi21584@gmail.com Tăng huyết áp là một bệnh có thể không có nguyên nhân (nguyên phát) hoặc có nguyên nhân (thứ phát). Một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp là biến chứng của suy thận. Những người bị sỏi thận lâu năm rất dễ có tình trạng nhiễm trùng gây viêm đài bể thận, nếu không được điều trị đầy đủ lâu ngày có thể dẫn đến suy thận. Mẹ bạn bị sỏi thận đã lâu cần được đi khám để đánh giá tình trạng của sỏi cũng như chức năng thận nhằm loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp do suy thận. Tùy vào chức năng thận và mức độ sỏi thận, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn loại Thu*c phù hợp nhất.
Về bệnh van tim, mẹ bạn cần được đi khám tại cơ sở chuyên khoa tim mạch để được siêu âm tim xác định chính xác mức độ hở van tim, cơ chế gây hở van và chức năng tim.
Hiện tại, bạn nên khuyên mẹ bạn ăn nhạt, hạn chế ăn các đồ xào, rán, kho mặn hay dưa cà muối vì chế độ ăn nhiều muối có thể làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp cũng như không có lợi cho chức năng của tim và thận.
Bệnh nhân tăng huyết áp có cần kiêng sinh hoạt T*nh d*c hay không? (vietanh_hoang872@gmail.com) GS. Phạm Gia Khải: Thống kê năm 2008 do Hội tim mạch và Viện tim mạch tiến hành cho biết, 26,1% những người Việt Nam từ 25 tuổi trở lên có tăng huyết áp. Thống kê trên toàn thế giới cũng cho một con số tương tự, có nơi còn cao hơn. Vậy người ta không thể ngăn cản những người đó không được quan hệ T*nh d*c vì quan hệ T*nh d*c là một mặt của chất lượng cuộc sống. Nói tới quan hệ T*nh d*c là nói tới tiêu phí năng lượng, nếu phân tích tỉ mỉ người ta thấy sự tiêu phí này bao gồm những động tác T*nh d*c trước, trong và sau T*nh d*c thì mỗi cá thể phải tiêu thụ hàng trăm calo. Và sự tiêu thụ này còn thay đổi tùy theo từng đối tác. Trong thực tế, nếu người bệnh có thể leo thang gác với tốc độ trung bình ít nhất là 2 dãy cầu thang mà không thấy mệt thì có thể quan hệ T*nh d*c được. Nhưng chất lượng của quan hệ này người ta chưa thống kê được. Tuy nhiên khi mới bị cơn đau thắt ngực hoặc mới nong động mạch vành thì người ta khuyên phải nghỉ ít nhất 4 tuần mới quan hệ T*nh d*c được. Nhưng trước đó, bệnh nhân phải xem mình có bị khó thở khi làm những công việc bình thường không. Nên chú ý nếu dùng Thu*c giãn mạch vành thì không được dùng Viagra (ức chế PDE 5) vì có nguy cơ máu không vào động mạch vành và có thể Tu vong.


oanhquoc2012@gmail.com Câu hỏi của anh rất hay và thực tế. Tuy nhiên, để trả lời chính xác tình trạng suy thận của anh là nguyên nhân hay hậu quả của bệnh tăng huyết áp là không dễ khi trả lời trực tuyến. Trước hết, tăng huyết áp có thể vô căn hoặc có nguyên nhân. Trong trường hợp tăng huyết áp vô căn (không có nguyên nhân), nếu kiểm soát huyết áp không tốt lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng suy thận do co mạch cầu thận, tổn thương màng lọc cầu thận. Trường hợp người bị suy thận, do chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải muối, nước của cơ thể kém dẫn đến tăng huyết áp. Vì vậy, để phân biệt mối quan hệ nhân quả giữa hai bệnh lý này, anh cần đi khám tại các tuyến chuyên khoa để làm các thăm dò đánh giá đầy đủ hình thái, chức năng thận, các cơ quan đích khác để đưa ra được kết luận phù hợp. Với tình trạng bệnh hiện tại của anh, đã có suy thận độ 3 và tăng huyết áp, hai bệnh này sẽ tạo thành một vòng xoắn bệnh lý mà ta cần phải tác động song song. Theo các nghiên cứu hiện nay, việc điều trị thường xuyên bằng các nhóm Thu*c hạ áp phù hợp và theo dõi định kỳ sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, làm chậm diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ. Như vậy có thể nói, dùng Thu*c hạ huyết áp thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ không làm ảnh hưởng đến suy thận mà còn có tác dụng bảo vệ thận. Anh cần đi khám và điều trị thường xuyên theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giao-luu-truc-tuyen-phong-ngua-bien-chung-benh-tang-huyet-ap-21545.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY