Tử vi hôm nay

Tử vi

Giao lưu trực tuyến “Sống khỏe với bệnh đái tháo đường”

Đái tháo đường (ĐTĐ) - căn bệnh được cho là gắn chặt với xã hội hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta với việc gia tăng số người mắc, trẻ hóa đối tượng mắc bệnh, gia tăng chi phí điều trị cũng như mức độ tăng nặng của các biến chứng.
Danh sách khách mời: TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia TS.BS.Trần Thị Thanh Hóa -Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - BVNTTW TS.Lê Phong - PGĐ Trung tâm chỉ đạo tuyến - BVNTTW ThS.Phạm Thúy Hường - Trưởng khoa khám bệnh theo yêu cầu - BVNTTW ThS. Phan Hướng Dương - Phụ trách khoa Dinh dưỡng - BVNTTW
Đái tháo đường (ĐTĐ) - căn bệnh được cho là gắn chặt với xã hội hiện đại đang ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta với việc gia tăng số người mắc, trẻ hóa đối tượng mắc bệnh, gia tăng chi phí điều trị cũng như mức độ tăng nặng của các biến chứng. Theo một số liệu thống kê, số người mắc bệnh ở Việt Nam hiện lên đến 1,4 triệu đó là chưa tính đến những người tiền đái tháo đường. Đái tháo đường giờ đây không chỉ là căn bệnh của người giàu, của đô thị mà đang lan rộng ra khắp các vùng miền với nhiều nhóm đối tượng không phân biệt giàu nghèo, già trẻ.

Đái tháo đường có nguyên nhân từ đâu? Vì sao Tổ chức Y tế Thế giới lại coi đó là “Kẻ Gi*t người thầm lặng”? Bệnh có lây lan hay không? Có chữa được không? Có thể phòng tránh được không? Và nếu… lỡ có mắc bệnh thì cuộc sống sẽ như thế nào? Mắc bệnh rồi có lấy vợ lấy chồng được không? Có sinh con được hay không?...

Rất nhiều các câu hỏi, nỗi niềm băn khoăn liên quan đến căn bệnh này sẽ được giải đáp bởi các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển hóa – đái tháo đường tại buổi Giao lưu trực tuyến chủ đề: "Sống khỏe với bệnh đái tháo đường" do Báo Sức khỏe & Đời sống kết hợp với Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức. Dưới đây là phần giao lưu trực tuyến: Câu hỏi: Thưa bác sĩ, nghe các phương tiện truyền thông nói có tới 65% người bệnh ĐTĐ không biết mình mắc bệnh. Tôi rất lo lắng, vậy ai hay mắc ĐTĐ1 và ai hay mắc ĐTĐ2? ductrandang@gmail.com TS.BS. Lê Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ: - Những người có thể mắc bệnh đối với ĐTĐ1: Thường xảy ra trong nhóm gia đình và anh chị em sinh đôi cùng trứng. Anh chị em ruột cùng HLA (Phức hợp tương thích mô chính (Major Histocompatibility Complex, MHC) hay ở người còn được gọi kháng nguyên bạch cầu người (Human Leucocyte Antigen, HLA) là một nhóm gene mã hoá cho các protein trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào của đa số động vật có xương sống. Những protein này đóng vai trò quan trọng trong tổ chức miễn dịch của cơ thể cũng như những cơ chế giao tiếp giữa các tế bào)

- Những người có thể mắc bệnh ĐTĐ2: Những người hay mắc là những người có yếu tố nguy cơ như thừa cân béo phì, béo bụng, tiền sử gia đình có người cùng huyết thống bị ĐTĐ, Tăng HA, rối loạn mỡ máu, ít hoạt động thể lực, và phụ nữ sinh con trên >4kg hoặc ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

Câu hỏi: Tôi có nghe nói có người mắc tiểu đường type 1, có người mắc tiểu đường type 2? TS.BS. Lê Phong - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ

Trả lời: ĐTĐ1 và ĐTĐ 2 hoàn toàn khác nhau về cơ chế bệnh sinh và thái độ điều trị. ĐTĐ1 là do tổn thương tuyến tụy hoàn toàn do nguyên nhân miễn dịch là chủ yếu, bệnh thường sảy ra ở người trẻ tuổi, tính chất cấp tính, triệu chứng sảy ra rầm rộ hơn, tỷ lệ bệnh thấp và hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh. Khi mắc bệnh chỉ có thể điều trị bằng Thu*c insulin thay thế. ĐTĐ2 thường hay gặp ở người lớn tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ mắc càng nhiêu.

Tuy nhiên, ngày nay do lối sống thay đổi bệnh có xu hướng trẻ hóa, tại bệnh viện Nội tiết trung ương hiện đã và đang điều trị cho những cháu lứa tuổi 14-16 bị bệnh ĐTĐ2. Bệnh thường biểu hiện âm thầm, đôi khi tình cờ khám sức khỏe phát hiện ra, bệnh có tỷ lệ mắc cao, bệnh ĐTĐ2 có thể phòng được. Cơ chế gây bệnh chủ yếu là do thiếu hụt insulin do suy giảm bài tiết insulin của tế bào bêta tuyến tụy hoặc đề kháng insulin ở ngoại vi. Dù ĐTĐ1 hay ĐTĐ2 nếu không được điều trị kịp thời và theo dõi cẩn thận thì đều nguy hiểm như nhau. Câu hỏi: Thường xuyên bị stress dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? (thuhuong1985@mail.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia: Người ra chưa rõ mối liên quan giữa các stress và sự xuất hiện bệnh ĐTĐ. Tuy nhiên các stress ảnh hưởng trực tiếp lên người bệnh ĐTĐ thì đã được thừa nhận. Các stress làm giảm khả năng tự theo dõi bệnh, làm người bệnh chán nản, ăn uống thất thường, thậm chí uống rượu để giải sầu v.v… Những hành vi này không chỉ làm tình trạng kiểm soát đường huyết kém đi mà còn làm trầm trọng các biến chứng khác của bệnh. Câu hỏi: Ngáy có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường hay không? Hay mất ngủ có thể mắc tiểu đường hay không?
TS.BS. Lê Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ Trước hết tôi xin trả lời ngay bạn là ngáy không phải là triệu chứng của bệnh ĐTĐ. Mất ngủ có thể mắc ĐTĐ hay không? Mất ngủ là triệu chứng của nhiều bệnh, tuy nhiên bệnh ĐTĐ cũng có nguyên nhân là do sang chấn tinh thần (ta quen gọi là stress), thường stress kéo dài gây mất ngủ, khi bị ĐTĐ hay tiền ĐTĐ gây rối loạn chuyển hóa cơ thể có thể gây mất ngủ và thường ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên hay mất ngủ đơn thuần chưa phải là nguyên nhân gây bệnh ĐTĐ cần kiểm tra những bệnh khác có thể gây mất ngủ.

Câu hỏi: Khát và uống rất nhiều nước (4 lít nước/ngày) chắc chắn bị tiểu đường ? (hoanglam2011@yahoo.com)

TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia:

Khát và uống nhiều nước (trên 4l/ngày) nằm trong hội chứng uống nhiều tiểu nhiều mà nguyên nhân gây ra có rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh ĐTĐ. Vì vậy không thể dựa vào 2 triệu chứng này để khẳng định bị bệnh ĐTĐ mà phải dựa vào nhiều triệu chứng và các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt. Bởi khát và uống nhiều nước do nhiều nguyên nhân gây nên như: tiêu chảy, đái tháo nhạt, bệnh tâm thần, lao động mất nhiều mồ hôi hoặc tổn thương thần kinh trong não vùng gây lên rối loạn điều hòa nước trong cơ thể…) do vậy những trường hợp uống nhiều nước/ ngày cần phải đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm và có kết luận chính xác có bị mắc ĐTĐ hay không.

Câu hỏi: Bệnh tiểu đường ở trẻ em có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị bệnh này như thế nào? (độc giả Thanh Hà, ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ:Bệnh ĐTĐ ở trẻ em nếu không được điều trị đúng thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là bệnh mãn tính, các cháu bị bệnh ở lứa tuổi còn quá trẻ, phải điều trị suốt cả cuộc đời bằng Thu*c tiêm insulin do vậy nếu bố mẹ và gia đình trẻ chỉ cần lơ là điều trị, như bỏ tiêm insulin hoặc tiêm không đúng liều, trẻ sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như hôn mê nhiễm toan xeton hoặc hôn mê hạ ĐH.

Khi trẻ bị bệnh, vấn đề chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng. Có một số BS và một số người quan niệm không đúng rằng trẻ em bị ĐTĐ cũng phải kiêng ăn như người lớn. Các gia đình có trẻ bị bệnh ĐTĐ typ1 cần chú ý chế độ ăn cho trẻ. Chúng ta cho trẻ ăn uống bình thường nhiều chất dinh dưỡng như protid, vitamin, khoáng chất để cần cho sự phát triển về thể chất của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại kẹo bánh quá ngọt và chú ý chăm sóc trẻ bằng cách xét nghiệm ĐH hàng ngày và những lúc thấy trẻ có triệu chứng bất thường để điều chỉnh lượng ĐH, nếu thấy ĐH quá cao hoặc quá thấp thì nên cho trẻ đến bệnh viện khám để các bác sĩ chỉnh lại liều insulin cho phù hợp với trẻ. Cần lưu ý khi trẻ bị ĐTĐ gia đình nên mua máy thử ĐH cá nhân để kiểm tra ĐH thường xuyên. Khi trẻ ốm đau bỏ ăn mà tiêm insulin thì bố mẹ và gia đình cần phải theo dõi sát sao. Câu hỏi: Bệnh tiểu đường là bệnh di truyền phải không? Nhà tôi bố mẹ, anh em không có ai bị bệnh chắc là tôi không có nguy cơ bị bệnh? (Nguyenhuuluan1968@yahoo.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia: Gần đây người ta nghiên cứu khá nhiều về khía cạnh giống nòi của bên hj ĐTĐ. Người ta thấy có tới 60-100% các cặp sinh đôi cùng trứng mắc bệnh ĐTĐ typ II. Con bị ĐTĐ thì bố mẹ (hoặc ngược lại – tức là thế hệ cận kề) có khả năng mắc bệnh tới 40%, nếu mẹ bị mắc ĐTĐ khả năng con bị mắc ĐTĐ cao hơn so với bố; nếu cả bố mẹ cùng mắc ĐTĐ thì con có khả năng mắc bệnh tới 70%. Trong nghiên cứu bệnh sinh ĐTĐ, có những ý kiến cho rằng bệnh còn có nhiều gen khác nhau có liên quan cùng chi phối lẫn nhau nhưng không có gen được xác định là gen có vai trò chủ yếu gây bệnh ĐTĐ. Có thể bạn đã đề cập đến các thể bệnh ĐTĐ hiếm gặp (thể MODY) hay một số hình thái ĐTĐ đặc biệt khác: - ĐTĐ và điếc di truyền từ mẹ - một dưới typ mới của ĐTĐ

- Các rối loạn di truyền về hoạt tính insulin: thường là các rối loạn chuyển hóa kết hợp với đột biến thụ thể như chứng tiêu gai đen, nam hóa, u nang buồng trứng v.v…

Nếu trong nhà bạn không có người mắc bệnh bạn vẫn có thể có nguy cơ bị bệnh, nhất là khi bạn có các yếu tố nguy cơ: thừa cân béo phì, ít vận động v.v…

Câu hỏi: Bác sĩ vừa nói đến tiền đái tháo đường, phải hiểu khái niệm này thế nào là đúng? Khi nào thì nghĩ mình có thể mắc bệnh? kquockhanhsggp@gmail.com TS.BS. Lê Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ

Tiền ĐTĐ là những người có glucose máu tăng cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán ĐTĐ. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán hiện nay, những người bị tiền ĐTĐ là những người có nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói nằm trong khoảng 6.1mmol/l - <6.9mmol/l hoặc khi làm nghiệm pháp tăng đường máu hai giờ sau ăn 7.8mmol/l - <11.1mmol/l.

Bạn có thể nghi ngờ bản thân có bị mắc tiền ĐTĐ hay không nếu hiện tại bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

- Thừa cân béo phì

- Vòng bụng nam>=90cm, vòng bụng nữ >=80cm

- Có rối loạn mỡ máu

- Có tăng huyết áp

- Tiền sử người cận huyết thống bị ĐTĐ (như cha mẹ đẻ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ)

- Đối với chị em phụ nữ cần phải thận trọng nếu có tiền sử ĐTĐ thai kì, đẻ con nặng >4kg, có hội chứng buồng trứng đa nang.

Câu hỏi: Còn những biến chứng gì khác của bệnh ĐTĐ nữa? Biến chứng nào đáng sợ nhất? Có tránh được không? (độc giả Quỳnh Trang, ở TP Thái Nguyên)

TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: Bệnh ĐTĐ có rất nhiều biến chứng (b/c). B/c mạch máu nhỏ bao gồm các b/c như: b/c mắt, b/c thận, b/c thần kinh ngoại biên…, b/c mạch máu lớn bao gồm b/c về bệnh lý mạch vành (như thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, suy tim, Tu vong tim mạch do ĐTĐ...), các bệnh lý về mạch máu não như tai biến mạch não, các bệnh lý mạch máu ngoại biên như tắc mạch và hoại tử bàn chân… Ngoài ra bệnh ĐTĐ còn có các b/c khác nữa như: b/c thần kinh tự động làm cho nhịp tim tăng nhanh, liệt và đờ bàng quang, liệt dạ dày và đặc biệt là bệnh lao phổi hay song hành với bệnh ĐTĐ và một b/c nữa như là giảm khả năng T*nh d*c đối với nam, giảm khả năng ham muốn đối với nữ… Trong các biến chứng mà tôi vừa nêu trên thì b/c nào cũng đáng sợ, do đó chúng ta không thể chủ quan được. Muốn khống chế được các b/c trên, người bệnh phải tuân thủ điều trị tốt, tuân thủ đúng chế độ ăn uống, luyện tập và luôn kiểm soát ĐH về trong giới hạn bình thườn cho phép, đồng thời điều trị tốt các bệnh lý phối hợp như tăng huyết áp, RLCH lipid, gut… Câu hỏi: Mắc bệnh là do ăn quá nhiều chất ngọt? (lehoang26@yahoo.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến- GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia: Ăn quá nhiều chất ngọt không có nghĩa là mắc bệnh ĐTĐ, nếu ăn nhiều chất ngọt nhưng ăn hạn chế các chất bột đường (gạo, bột mì) và duy trì chế độ hoạt động tốt thì vẫn không bị mắc bệnh ĐTĐ, còn nếu ăn quá nhiều chất ngọt kết hợp ăn nhiều chất bột đường thì nguy cơ ĐTĐ rất cao. Câu hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói về “Tuần trăng mật” trong lúc mắc bệnh. Bác sĩ có thể giải thích rõ về khái niệm này không? Tuần trăng mật có nguy hiểm không? (vanhau@gmail.com). ThS. Phan Hướng Dương: Khái niệm Tuần trăng mật thường dùng trong bệnh ĐTĐ type 1. ĐTĐ type 1 là bệnh tự miễn, là quá trình miễn dịch phá hủy tế bào bê ta của tụy. Khi lượng tế bào bê ta bị phá hủy quá nhiều thì lượng insulin do tế bào bê ta tiết ra không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể do vậy đường máu sẽ tăng lên và các triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ xuất hiện. Tuần trăng mật là khái niệm để gọi một giai đoạn của bệnh ĐTĐ type 1 đó là sau khi phát hiện và điều trị bằng insulin ngoại sinh (tiêm insulin), các tế bào bê ta được nghỉ ngơi sẽ hồi phục lại hoạt động mạnh hơn do vậy lượng insulin nội sinh (do tế bào bê ta tiết ra) tăng lên nên liều insulin ngoại sinh sẽ giảm đi. Tuy nhiên số lượng tế bào bê ta vẫn tiếp tục bị ch*t đi nên sau một thời gian người bệnh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào insulin ngoại sinh. Giai đoạn này người ta gọi là “tuần trăng mật”.

Sự nguy hiểm của tuần trăng mật: nếu bác sĩ điều trị không biết về giai đoạn này của bệnh, thì rất nguy hiểm vì bệnh nhân có nguy cơ bị hạ đường huyết do vậy giai đoạn này của bệnh cần thiết phải giảm liều insulin tiêm vào, chỉ nên tiêm insulin bán chậm hỗ trợ để duy trì insulin nền và ngừng tiêm insulin nhanh.Mặt khác, nếu không biết bác sĩ điều trị có thể ngừng tiêm insulin và chuyển sang Thu*c uống (nhầm sang ĐTĐ type 2) nên bệnh nhân có nguy cơ cao bị tăng đường huyết, có thể gây hôn mê nhiễm toan cetone.


Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bị bệnh tiểu đường nên uống Thu*c nam hay uống Thu*c tây? (độc giả danongtruongthanh@yahoo.com)

TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: Khi đã được chẩn đoán bệnh ĐTĐ mà có lượng ĐH cao hơn bình thường nếu người bệnh điều chỉnh bằng chế độ ăn, uống, luyện tập mà ĐH vẫn không kiểm soát được bắt buộc bệnh nhân phải điều trị bằng các loại Thu*c viên. Người bệnh không nên chỉ dùng Thu*c nam để chữa bệnh ĐTĐ, các Thu*c đông y chỉ là các Thu*c hỗ trợ cho điều trị ĐTĐ. Câu hỏi: Người mắc bệnh tiểu đường là người có mức đường trong máu tăng bao nhiêu? Lượng đường bao nhiêu là an toàn? (vuduy2187@yahoo.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến- GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia: Người mắc bệnh ĐTĐ là người có mức đường trong đường máu từ 7mmol/l trở lên mà xét nghiệm 2 lần cách biệt, hoặc xét nghiệm đường huyết tương bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên hoặc làm nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ uống 75g glucoseb từ 11,1mmol/l. Lượng đường trong máu dưới 5,6mmol/l là an toàn. Câu hỏi: Thưa bác sĩ ,vợ tôi bị chẩn đoán mắc tiểu đường type 2. Cô ấy không bị béo phì, có chế độ dinh dưỡng tốt, chỉ hơi ít luyện tập. Xin hỏi có phải ngưỡng chuẩn để chẩn đoán mắc tiểu đường hiện đã có sự thay đổi nhằm nhấn mạnh nguy cơ từ bệnh béo phì? (Nga77@gmail.com). ThS. Phan Hướng Dương: Ngưỡng chẩn đoán ĐTĐ hạ xuống không phải để nhấn mạnh nguy cơ từ bệnh béo phì mà là để phòng chống các biến chứng mạch máu của bệnh. Béo phì chỉ là môt yếu tố nguy cơ mạnh của bệnh ĐTĐ type 2 mà thôi. Trước năm 1985, bệnh ĐTĐ được chẩn đoán khi đường huyết lúc đói 7,8 mmol/l trở lên. Tuy nhiên sau này ngưỡng chẩn đoán được hạ xuống dần tới ngưỡng 7,0 mmol/l bởi vì các nghiên cứu cho thấy khi đường huyết vượt ngưỡng 7,0 mmol/l thì nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu lớn và mạch máu nhỏ tăng lên vì vậy ngưỡng chẩn đoán được hạ xuống để phòng và phát hiện sớm các biến chứng mạch máu của bệnh ĐTĐ.

Câu hỏi: Thưa bác sỹ, Cô tôi bị bệnh tiểu đường đã điều trị được 3 tháng, cách đây 1 tuần có kiểm tra đường huyết lúc đóilà 5,5. Trong ngày đôi khi có cơn hạ đường huyết 1 đến 2 lần. Hiện tại uống 1viên Glucovang/ngày. Tôi muốn hỏi bây giờ dừng uống Thu*c có được không hay vẫn nên duy trì uống Thu*c hàng ngày. Cảm ơn bác sỹ. luungoclinh2005@gmail.com
TS.BS.Trần Thị Thanh Hóa -Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - BVNTTW: Khi cô bạn được chẩn đoán ĐTĐ thì đường huyết của cô bạn là mmol/l là bao nhiêu? Chỉ số khối cơ thể (béo hay gầy) là bao nhiêu? Chỉ số Hba1c là bao nhiêu?
Nếu như chỉ số khối cơ thể BMI > 23, đường huyết của cô bạn không cao thì chúng tôi khuyên cô bạn nên dùng Meformet 850mg, uống 1 viên/ngày trong bữa ăn tối. Khi đã uống Meformet, nên tạm dùng uống Glucovang mà cô bạn đang sử dụng vì Thu*c này là loại Thu*c phối hợp 2 nhóm Thu*c , sẽ có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh. Tuy nhiên, dù uống loại Thu*c nào, cũng cần kiểm soát tốt chế độ ăn, chế độ vận động hàng ngày. Câu hỏi: Thưa bác sĩ bố tôi bị tiểu đường kèm theo vữa xơ mạch máu nên ông không dám ăn uống gì. Mỗi ngày bố tôi chỉ dám ăn 1 bát cơm, còn lại ăn miến, rau và rất ít thịt. Do ăn uống như vậy đã lâu nên sức khỏe của bố tôi rất yếu. Xin cho biết chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường như thế nào là hợp lý? (nguyencuong@gmail.com). ThS. Phan Hướng Dương: Nguyên tắc chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ là đảm bảo sự hài hòa cân đối các thành phần dinh dưỡng, đủ năng lượng để người bệnh hoạt động bình thường nhưng không quá dư thừa để làm tăng đường huyết và các yếu tố nguy cơ tiến triển biến chứng của bênh như: mỡ máu, huyết áp…Không có thực phẩm nào là cấm đối với người ĐTĐ, tuy nhiên người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm có khả năng tăng đường huyết cao khi ăn vào như bánh kẹo ngọt, hoa quả ngọt… người bệnh nên hạn chế ăn thịt mỡ, các chất béo, đặc biệt là nội tạng động vật vì có chứa nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch. Người bệnh ĐTĐ cần lưu ý, mỗi bệnh nhân có một chế độ ăn khác nhau phụ thuộc vào thói quen ăn uống, tình trạng sức khỏe, béo hay gầy, phác đồ điều trị. Nếu bố bạn gầy thì chế độ ăn không nên giảm mà cần tăng lên để đảm bảo sức khỏe cho bố bạn, còn nếu béo thì phải giảm cân.Vì vậy, tốt nhất bố bạn nên đến khám bác sĩ dinh dưỡng lâm sàng để được tư vấn một chế độ ăn phù hợp nhất.

Câu hỏi: Tôi nghe nói hàm lượng đường trong máu và men gan là hai chỉ số mâu thuẫn với nhau, làm giảm men gan thì tăng đường máu và ngược lại. Có đúng không bác sĩ? Nếu mắc cả hai bệnh thì làm thế nào?

(độc giả Trần Thanh, Thanh Hóa)

TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: ĐM và men gan là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau, không phải làm giảm men gan thì ĐM tăng như bạn nghĩ đâu. Nếu bạn mắc cả hai bệnh này thì phải điều trị song song cả hai bệnh.

Câu hỏi: Những triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì ? Không có những triệu chứng ấy nghĩa là không mắc bệnh ? (hoangha1968@gmail.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia Từ những năm 1500 trước công nguyên, người Ai Cập cổ đại đã miêu tả những triệu chứng có liên quan đến bệnh ĐTĐ. Ngày nay các triệu chứng lâm sàng điển hình của ĐTĐ như khát nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sút cân, mệt mỏi, có dấu hiệu tê bì chân tay và giảm thị lực v.v… Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên nhầm lẫn là không có các triệu chứng ấy có nghĩa là không mắc bệnh. Vì nếu không có các triệu chứng lâm sàng kể trên mà sau 2 lần làm xét nghiệm, đường máu vẫn tăng trên 7mmol/l hoặc đường máu sau ăn hoặc đường máu được làm xét nghiệm bất kỳ trên 11,1mmol/l thì vẫn mắc bệnh ĐTĐ. Do đó, những người có yếu tố nguy cơ cao như: béo phì, gia đình có tiền sử bênh ĐTĐ, tăng huyết áp, tuổi trên 40… cần được phát hiện bệnh sớm qua chương trình khám sàng lọc ĐTĐ của Dự án quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ để được can thiệp kịp thời.

Hiện nay, chương trình sàng lọc bệnh ĐTĐ do Dự án quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ đã được BVNội tiết TW triển khai trên toàn quốc. Các bạn có thể liên hệ với các đơn vị thực hiện dự án của tuyến tỉnh hoặc đến trực tiếp các đơn vị này để được khám 6 tháng/lần.

Câu hỏi: Tôi đọc báo chí thấy nói rằng hàm lượng đường trong máu chưa phải là chỉ số quan trọng để xác định có mắc bệnh hay không mà là một chỉ số khác. Có đúng như vậy không? Việc xác định chỉ số đó có khó khăn không? Làm xét nghiệm ở đâu? (độc giả Đặng Thanh Bình, Quảng Bình) TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ:Chỉ số đường trong máu nếu theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế thế giới xét nghiệm ĐH lúc đói là lớn hơn hoặc bằng 7,0mmol/l, xét nghiệm 2 lần cách biệt hoặc ĐH sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose lớn hơn hoặc bằng 11,1mmol/l hoặc xét nghiệm glucose huyết tương bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 11,1mmol/l. Năm 2009, Hiệp hội ĐTĐ Mỹ có đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán mới là dựa vào chỉ số HbA1c (nồng độ Hemoglobin gắn trong hồng cầu), nếu chỉ số này lớn hơn hoặc bằng 6,5% thì có giá trị cho chuẩn đoán. Nếu chỉ số HbA1c càng tăng cao thì chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh ĐTĐ một thời gian dài trước đó, chỉ số này cũng thể hiện đường máu sau ăn 2 giờ của bạn cũng luôn tăng cao khiến cho chỉ số HbA1c cũng luôn tăng theo.

Việc xét nghiệm chỉ số HbA1c không khó khăn, người bệnh có thể đến Bệnh viện Nội tiết TƯ để làm xét nghiệm này hoặc một số cơ sở y tế có Labo chuẩn có thể làm được xét nghiệm này.

Câu hỏi: Tôi bị tiểu đường đã ba năm nay và rất chăm uống Thu*c. Có điều đáng lo lắng là gần đây khả năng sinh hoạt vợ chồng của tôi kém đi rõ rệt. Có những lúc tôi rất muốn gần vợ mà không sao xung trận được. Bác sĩ giải thích giúp xem vì bệnh hay vì Thu*c? Khắc phục bằng cách nào? tienhungantd@gmail.com TS.BS. Lê Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ

ĐTĐ là một bệnh mãn tính thường gây ra những biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ gây nên mù mắt, tắc nghẽn mạch máu, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, cắt cụt chi dưới, đột quị.. cho dù có kiểm soát glucose máu tốt cũng vẫn có thể xuất hiện biến chứng. Một trong những biến chứngbệnh hay gặp là giảm khả năng T*nh d*c ở người bệnh ĐTĐ kể cả nam và nữ.

Trong thư anh gửi anh không đề cập đến tuổi của anh và nồng độ glucose máu hiện tại của anh là mức nào, anh đang uống Thu*c gì? Ngoài Thu*c hạ glucose máu anh có dùng các Thu*c hạ huyết áp, hạ mỡ máu không?

Để đánh giá đúng mức độ bệnh và khả năng cải thiện T*nh d*c của anh tôi khuyến cáo anh nên đến các bác sỹ chuyên khoa khám lại một cách toàn diện để đánh giá đúng mức và có biện pháp khắc phục sớm nhất. Trong lúc anh chưa đi khám được đề nghị anh không được tùy tiện sử dụng các Thu*c cương dương khi không có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, rất nguy hiểm đến sức khỏe của anh.

Câu hỏi: Chồng tôi phát hiện bị bệnh đái tháo đường nửa năm nay. Từ khi biết mình bị bệnh, anh ấy thay đổi rất nhiều (mất ngủ; ít ra ngoài đi chơi; hay cáu gắt vô cớ, thậm chí có hôm còn đánh vợ và con). Tôi xin hỏi có phải bệnh đái tháo đường làm anh ấy thay đổi tính nết? Tôi phải làm gì để giúp anh ấy? (độc giả Mai Hương, ở Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội)

TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ:Có những người khi được BS chẩn đoán là bị bệnh ĐTĐ rồi nhưng người bệnh chưa chấp nhận chẩn đoán của BS mà cứ nghĩ là mình không bị bệnh ĐTĐ vì một số người tình cờ đi khám sức khỏe xét nghiệm ĐH cao nhưng chưa có các triệu chứng lâm sàng do vậy họ chủ quan, hơn nữa nhiều người khi biết mình bị bệnh ĐTĐ tâm lý họ lo sợ hoang mang và bị sốc về mặt tinh thần. Với những trường hợp này, BS cần phải động viên, giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ về bệnh tật cho người bệnh để họ dần thoát qua ức chế tâm lý đó. Chồng chị cũng không nằm ngoài tâm lý như tôi vừa giải thích, chị nên động viên an ủi chồng chị để anh ấy vượt qua khủng hoảng về tinh thần. Bên cạnh đó, trong gia đình và người thân không nên đưa vấn đề bệnh tật bàn tán nhiều và nên đưa anh ấy đến gặp chuyên gia về nội tiết để được khám, làm các xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán và được tư vấn kỹ về các vấn đề có liên quan đến bệnh tật. Sau 2-3 tháng mà tình trạng của chồng chị vẫn tái diễn như chị kể trên thì chị nên đưa anh ấy đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần kinh để được khám và điều trị thêm các bệnh phối hợp.

Câu hỏi: Bác sĩ vừa nói đến tiền đái tháo đường, phải hiểu khái niệm này thế nào là đúng? Khi nào thì nghĩ mình có thể mắc bệnh?kquockhanhsggp@gmail.com TS.BS. Lê Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến- Bệnh viện Nội tiết TƯ

Tiền ĐTĐ là những người có glucose máu tăng cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán ĐTĐ. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán hiện nay, những người bị tiền ĐTĐ là những người có nồng độ glucose máu tĩnh mạch lúc đói nằm trong khoảng 6.1mmol/l - <6.9mmol/l hoặc khi làm nghiệm pháp tăng đường máu hai giờ sau ăn 7.8mmol/l - <11.1mmol/l.

Bạn có thể nghi ngờ bản thân có bị mắc tiền ĐTĐ hay không nếu hiện tại bạn có các yếu tố nguy cơ sau:

- Thừa cân béo phì

- Vòng bụng nam>=90cm, vòng bụng nữ >=80cm

- Có rối loạn mỡ máu

- Có tăng huyết áp

- Tiền sử người cận huyết thống bị ĐTĐ (như cha mẹ đẻ, anh, chị, em ruột bị ĐTĐ)

- Đối với chị em phụ nữ cần phải thận trọng nếu có tiền sử ĐTĐ thai kì, đẻ con nặng >4kg, có hội chứng buồng trứng đa nang

Câu hỏi: Bệnh tiểu đường ở trẻ em có nguy hiểm không? Chăm sóc trẻ bị bệnh này như thế nào? (độc giả Thanh Hà, ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội)

TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: Bệnh ĐTĐ ở trẻ em nếu không được điều trị đúng thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây là bệnh mãn tính, các cháu bị bệnh ở lứa tuổi còn quá trẻ, phải điều trị suốt cả cuộc đời bằng Thu*c tiêm insulin do vậy nếu bố mẹ và gia đình trẻ chỉ cần lơ là điều trị, như bỏ tiêm insulin hoặc tiêm không đúng liều, trẻ sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như hôn mê nhiễm toan xeton hoặc hôn mê hạ ĐH.

Khi trẻ bị bệnh, vấn đề chăm sóc trẻ vô cùng quan trọng. Có một số BS và một số người quan niệm không đúng rằng trẻ em bị ĐTĐ cũng phải kiêng ăn như người lớn. Các gia đình có trẻ bị bệnh ĐTĐ typ1 cần chú ý chế độ ăn cho trẻ. Chúng ta cho trẻ ăn uống bình thường nhiều chất dinh dưỡng như protid, vitamin, khoáng chất để cần cho sự phát triển về thể chất của trẻ, không nên cho trẻ ăn những loại kẹo bánh quá ngọt và chú ý chăm sóc trẻ bằng cách xét nghiệm ĐH hàng ngày và những lúc thấy trẻ có triệu chứng bất thường để điều chỉnh lượng ĐH, nếu thấy ĐH quá cao hoặc quá thấp thì nên cho trẻ đến bệnh viện khám để các bác sĩ chỉnh lại liều insulin cho phù hợp với trẻ. Cần lưu ý khi trẻ bị ĐTĐ gia đình nên mua máy thử ĐH cá nhân để kiểm tra ĐH thường xuyên. Khi trẻ ốm đau bỏ ăn mà tiêm insulin thì bố mẹ và gia đình cần phải theo dõi sát sao.

Câu hỏi: Mẹ tôi bị tiểu đường 15 năm nay , gần đây bà lại bị đục thủy tinh thể.Mẹ tôi muốn đi mổ thay thủy tinh thể,nhưng tôi đang rất băn khoăn liệu mắc bệnh tiểu đường như mẹ tôi thì có thể mổ mắt được không ? (VuHuy1985@gmail.com) Ths.Phạm Thúy Hường Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu , BV Nội Tiết TƯ Đục thủy tinh thể là một biểu hiện quan trọng của Đái Tháo Đường (ĐTĐ), ở bệnh nhân ĐTĐ đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến thị giác nhanh hơn , thậm chí tuổi trung bình phải thay thủy tinh thể cũng sớm hơn,theo một nghiên cứu lớn ở nước Anh (UKPDS) những người trong nhóm kiểm soát tích cực đường máu có giảm 24 % nhưu cầu phẫu thuật thủy tinh thể so với nhóm điều trị theo quy ước - điều trị kinh điển.Vì vậy mẹ bạn nên đi khám bệnh ĐTĐ để được điều trị phối hợp và chuẩn bị cho cuộc mổ thay thủy tinh thể nếu có chỉ định phẫu thuật của chuyện khoa mắt. Câu hỏi:Mẹ bị tiểu đường liệu sinh con có mắc bệnh hay không? Làm sao để tránh cho con? (độc giả muinga79@gmail.com)

TS.BS.Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: Nếu mẹ bị ĐTĐ mà bị ĐTĐ typ1 thì khả năng di truyền cho con là có nhưng nó còn phụ thuộc vào gen nào thì khó có thể biết được trừ khi chúng ta định lượng được bản đồ gen nhưng đây là phương pháp tốn kém mà ở Việt nam chúng ta cũng chưa có cơ sở y tế nào đảm nhiệm. Nếu muốn tránh được cho con đỡ mắc ĐTĐ thì người mẹ trước khi mang thai phải giữ được trọng lượng cơ thể lý tưởng, tránh các yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, khi mang thai không để trọng lượng thai nhi quá lớn…) để dẫn đến ĐTĐ.

Câu hỏi:Tôi mới sinh con được gần 2 năm. Hồi có bầu tôi được bác sĩ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ nhưng gần đây tôi hay bị ngứa V*ng k*n và được chẩn đoán bị viêm *m đ*o do nấm. Đây có phải là hậu quả của bệnh tiểu đường lúc tôi mang thai không?

(độc giả Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội)

TS.BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ:Sau khi sinh con từ 6 – 12 tuần bạn đã đi khám lại và làm nghiệm pháp tăng Glucose máu để chẩn đoán xác định là bị bệnh ĐTĐ hay chưa? Nếu bạn đã được chẩn đoán xác định là bị bệnh ĐTĐ thì bạn hay bị ngứa V*ng k*n có thể do trong nước tiểu của bạn có lượng đường cao do vậy đây là môi trường dễ và thuận lợi cho vi khuẩn phát triễn nên bạn hay bị ngứa V*ng k*n và *m đ*o, bạn nên xét nghiệm máu kiểm tra lại nếu ĐH cao thì bạn điều trị kiểm soát ĐH về bình thường và vệ sinh sạch sẽ bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu bạn xét nghiệm không phải bị ĐTĐ tôi khuyên bạn nên đến khám và điều trị ở chuyên khoa sản phụ khoa để các BS phát hiện và điều trị cho bạn. Câu hỏi:Tôi mới sinh con được gần 2 năm. Hồi có bầu tôi được bác sĩ chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ nhưng gần đây tôi hay bị ngứa V*ng k*n và được chẩn đoán bị viêm *m đ*o do nấm. Đây có phải là hậu quả của bệnh tiểu đường lúc tôi mang thai không? (độc giả Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội) TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ:Sau khi sinh con từ 6 – 12 tuần bạn đã đi khám lại và làm nghiệm pháp tăng Glucose máu để chẩn đoán xác định là bị bệnh ĐTĐ hay chưa? Nếu bạn đã được chẩn đoán xác định là bị bệnh ĐTĐ thì bạn hay bị ngứa V*ng k*n có thể do trong nước tiểu của bạn có lượng đường cao do vậy đây là môi trường dễ và thuận lợi cho vi khuẩn phát triễn nên bạn hay bị ngứa V*ng k*n và *m đ*o, bạn nên xét nghiệm máu kiểm tra lại nếu ĐH cao thì bạn điều trị kiểm soát ĐH về bình thường và vệ sinh sạch sẽ bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu bạn xét nghiệm không phải bị ĐTĐ tôi khuyên bạn nên đến khám và điều trị ở chuyên khoa sản phụ khoa để các BS phát hiện và điều trị cho bạn.


Câu hỏi: Tôi nghe nói ghê nhất là biến chứng bàn chân? Có thể phòng ngừa được không? Nếu mắc rồi thì làm sao? (HungNguyen56@yahoo.com) Ths.Phạm Thúy Hường Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu , BV Nội Tiết TƯ Hiện nay, bệnh lý Bàn Chân Đái Tháo Đường (ĐTĐ) ngày càng được nhiều người quan tâm do tính phổ biến của bệnh.Đây là 1 biến chứng có thể phòng ngừa được.Nếu đã mắc rồi thì nên đi khám chuyên khoa Nội tiết - ĐTĐ ngay để được chăm sóc , điều trị và có hướng dự phòng thích hợp. Câu hỏi: Em gái tôi đang mang thai bị chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ là gì? Liệu có thể phát triển thành bệnh sau này hay không? (thanhhuong@yahoo.com) TS. BS. Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa như là rối loạn dung nạp (RLDN) glucose ở bất kỳ mức độ nào và hoặc tăng ĐH với khởi phát/ ghi nhận lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, nó không loại trừ tình trạng RLDN glucose có thể có từ trước khi mang thai nhưng đã không được biết đến. Những phụ nữ đã biết bị ĐTĐ trước khi mang thai thì không phải là ĐTĐ thai kỳ.

Nếu có ĐTĐ thai kỳ thì sản phụ sẽ được tầm soát bệnh ĐTĐ sau khi sinh khoảng 6 - 12 tuần và tiếp tục theo dõi sau đó để phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ. Câu hỏi: Mẹ chồng tôi bị tiểu đường. Gần đây lại bị thêm chứng viêm khớp. Liệu đây có phải là biến chứng của bệnh hay không? Tôi có thể mua glucosamin để chữa viêm khớp hay không? Vì sao? (lehoang80@yahoo.com) Ths.Phạm Thúy Hường, Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu , BV Nội Tiết TƯ bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có biến chứng muộn của bệnh lý thần kinh , 1 trong số đó là bệnh thần kinh khớp.Mẹ chồng bạn bị ĐTĐ, hiện bị viêm khớp vậy bạn nên đưa mẹ bạn đến khám bác sỹ chuyên khoa Nội tiết - ĐTĐ để có thể được khám bệnh và phân định viêm khớp là biến chứng hay bệnh phối hợp để có hướng điều trị hợp lý.Glucosamin là Thu*c được chỉ định để làm giảm triệu chứng trong viêm khớp,tuy nhiên mẹ chồng bạn cần phải được bác sỹ chuyên khoa khám và kê đơn,nếu trong đơn có chỉ định Thu*c này thì mới được sử dụng vì có những vấn đề về tương tác của Thu*c này về bệnh ĐTĐ. Câu hỏi: Có lần dù vừa ăn cơm được hơn một tiếng đồng hồ nhưng tôi thấy hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Đo đường huyết thấy chỉ có 3,4mmol/l. tại sao lại như vậy? Hạ đường huyết như thế có nguy hiểm không? Làm sao tránh được? (thuphuong098@yahoo.com) TS.BS.Trần Thị Thanh Hóa - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – BV Nội tiết TƯ: tôi muốn được biết là bạn đang sử dụng lọai Thu*c điều trị bệnh ĐTĐ là Thu*c uống hay Thu*c tiêm insulin. Nếu bạn đang sử dụng Thu*c tiêm insulin thì lọa thuố này hay có nguy cơ xẩy ra hạ đường huyết, hoặc bạn đang sủ dụng loại Thu*c nhóm sunfunylurea cũng hay xẩy ra hạ ĐH. Quan trọng là bạn thấy triệu chứng hoa mắt, xây xẩm mặt mày. Đo đường huyết thấy chỉ có 3,4mmol/l là vào bữa ăn sáng , trưa hay tối và liên quan đến loại Thu*c mà bạn đang sử dụng nữa. Khi ĐH của bạn 3,4mmol/l theo qui định đó là ngưỡng thấp dưới hạn của ĐH bình thường lúc này bạn chỉ cần ăn thêm một ít thức ăn là đủ và chỉnh lại liều Thu*c mà bạn đang sử dụng sẽ ổn. Nếu chắc chắn bạn sẽ thử lại ĐH và gặp lại BS chuyên khoa sẽ chỉnh lại liều Thu*c thích hợp cho bạn. Bạn nên hiểu rằng ĐH bình thường là từ 3,9 đến 6,0mmol/l nhưng triệu chứng xẩy ra hạ ĐH thì còn tùy theo cơ địa của từng người có khác nhau. Hạ ĐH mà chỉ số ĐH 3,4mmol/l thì không nguy hiểm chúng chỉ cần xử trí ăn nhẹ và điều chỉnh lại liều Thu*c sử dụng thích hợp là được.

Câu hỏi:Tiểu đường được coi là đại dịch thế giới, vậy bệnh có khả năng truyền nhiễm hay không? (lethuha1912@yahoo.com) TS.BS. Nguyễn Văn Tiến - GĐ BVNTTW, Chủ nhiệm Dự án ĐTĐ quốc gia Có thể nói, ĐTĐ là một bệnh nằm trong nhóm bệnh không lây nhiễm không lây nhiễm. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, bệnh ĐTĐ được coi là đại dịch trên thế giới bởi tốc độ phát triển nhanh của nó. Chính vì lý do này Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến bệnh ĐTĐ. Được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ Y tế giao cho BV nội tiết Trung ương triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng chống bệnh ĐTĐ, nhằm ngăn ngừa và hạn chế những người có nguy cơ mắc ĐTĐ và điều trị ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các trường hợp bị mắc bệnh ĐTĐ nhằm tránh các biến chứng, tàn tật và Tu vong do ĐTĐ gây nên. Câu hỏi:Tôi bị bệnh tiểu đường đã 5 năm, thường xuyên uống Thu*c tây theo đơn bác sĩ cho, nhưng gần đây kèm cả mỡ máu cao. Xin cho hỏi uống phối hợp thêm Diabetna có được không? Độc giả Nguyễn Thị Kim Xuyến - Thường Tín - Hà Nội

BS Đông y Dương Thu Hà (Nguyên BS bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội):

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng, nếu kiểm soát đường huyết không tốt về lâu dài sẽ kéo theo rối loạn chuyển hoá Lipit( mỡ máu). Chính rối loạn chuyển hoá mỡ máu này càng làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường và làm cho các biến chứng nặng thêm lên rất nhiều. Vì vậy phải kiểm soát đường huyết thật tốt và luôn chú ý tới các chỉ số khác như: cholesterol, triglycerid, LDL… để điều chỉnh kịp thời, hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Diabetna được chiết xuất từ Dây thìa canh – một thảo dược đã có một số công trình khoa học nghiên cứu cho thấy ngoài tác dụng hỗ trợ giảm đường huyết, còn có tác dụng hạ cholestrol máu và an toàn cho người sử dụng. Ở Việt Nam vị Thu*c này đã được nghiên cứu từ năm 2006 cho những kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu này được chuyển giao độc quyền cho nhà máy Nam Dược sản xuất ra chế phẩm DIABETNA dạng viên nang thuận tiện cho người sử dụng. Chị có thể sử dụng sản phẩm Diabetna để hỗ trợ giảm đường máu và mỡ máu, hạn chế biến chứng.

Ngoài ra bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập nhiều để giúp ổn định đường máu, mỡ máu. Nên đi khám, kiểm tra thường xuyên để kiểm soát đường huyết cho tốt, làm sao để chỉ số đường huyết về vùng an toàn, hạn chế biến chứng.
SĐT tư vấn: 04.22133856 /08.62785988

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-giao-luu-truc-tuyen-song-khoe-voi-benh-dai-thao-duong-21544.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY