6-7 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu biết quay người về hướng có âm thanh, dần hình thành nhận thức, thích cười đùa với mọi người, biết hoan hô, biết giữ đồ chơi của mình và bắt đầu khám phá môi trường xung quanh. Mốc này đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi khi đó trẻ bắt đầu di chuyển được khỏi vị trí “an toàn” bố mẹ đặt. Trẻ tiếp xúc với không gian rộng lớn hơn, sờ nắm những món đồ mới, chạm vào mọi thứ xung quanh để bắt đầu quá trình học hỏi, trải nghiệm và tất nhiên, trẻ cũng thu hút cả những vi khuẩn, virus cùng các tác nhân gây bệnh lạ lẫm!
Vừa đúng lúc, các kháng thể miễn dịch chủ yếu và cũng do trẻ nhận thụ động thông qua nguồn sữa non đầu đời, sữa mẹ trưởng thành cũng ngày giảm sút và không còn khi vào quá trình cai sữa. Vì thế, giai đoạn từ 6 tới 36 tháng tuổi này được các chuyên gia y tế gọi là “khoảng trống miễn dịch”. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung các nguồn dinh dưỡng để bù lấp các khoảng trống miễn dịch đó để chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài ngày gia tăng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp và đường tiêu hóa.
Bên cạnh vấn đề hệ miễn dịch, trong giai đoạn đầu đời này trẻ còn phải đối mặt với mối đe dọa từ chậm phát triển trí tuệ - căn bệnh đang ảnh hưởng tới 200 triệu người trên toàn thế giới - do không cung cấp đủ năng lượng và các yếu tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ cũng như hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Khi trẻ bước vào giai đoạn khám phá thế giới luôn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao về số lượng, đa dạng về chủng loại.
Không chỉ cần tăng cường hệ miễn dịch, trẻ cần phát triển trí não để nhận thức, học tập (ảnh minh hoạ)
Giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi chứng kiến sự phát triển vượt trội đến từ não bộ của trẻ, ở thời điểm này cơ thể các bé dùng tới 60% năng lượng cho việc phát triển trí não - gấp 3 lần ở người lớn trong khi não chỉ nặng 10% khối lượng cơ thể. Nhờ vậy với các trẻ phát triển bình thường, trọng lượng não bộ ở mốc 2 tuổi đã chiếm 80% so với khi trưởng thành. Hiển nhiên với một quá trình lớn lên như vậy, não yêu cầu một lượng lớn chất dinh dưỡng thiết yếu và năng lượng để hoạt động.
Đáng lưu ý hơn, não còn là cơ quan vô cùng đặc biệt: não dự trữ năng lượng kém, luôn đòi hỏi phải được cơ thể cung cấp năng lượng liên tục và rất nhạy cảm khi lâm vào tình trạng đói năng lượng!