Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

GS tim mạch giật mình với căn bệnh Ch?t nhiều hơn cả ung thư

Việt Nam có gần 21 triệu người mắc nhưng trên 90% người bệnh không tìm ra nguyên nhân và số được điều trị chỉ chiếm 1/3.

Tu vong nhiều gấp 10 lần T*i n*n giao thông

GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia chia sẻ nhiều thông tin giật mình về bệnh tăng huyết áp bên lề hội thảo khởi động dự án đương đầu với căn bệnh này tại VN ngày hôm qua.

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng trên 7 triệu người.

Tại Việt Nam, hiện có gần 21 triệu người mắc tăng huyết áp. Số người Tu vong vì tăng huyết áp mỗi năm cao hơn 10 lần số người Tu vong vì T*i n*n giao thông.

GS Lợi cho biết, năm 2002, nhóm nghiên cứu của Viện Tim mạch quốc gia khảo sát tại 8 tỉnh gồm Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thái Bình, Nghệ An... cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành ở mức 16,3%, nhưng đến năm 2008 tăng lên 28,5% và lên tới 47,3% vào năm 2015. 

GS Đỗ Doãn Lợi cảnh báo tình trạng gia tăng bệnh tăng huyết áp ở VN. Ảnh: T.Hạnh


“Con số khủng khiếp quá, đến bây giờ chúng tôi cũng chưa dám tin vào con số 47,3% đó, đây là nguy cơ cực kỳ lớn”, GS Lợi nói.

Tăng huyết áp ngoài gây suy thận, nhồi máu cơ tim còn gây ra các biến chứng tai biến mạch máu não, xuất huyết não, vỡ mạch máu não. Đó chính lí do, nhiều người Tu vong đột ngột trong vòng 1-2 phút mà không biết nguyên nhân.

GS Lợi dẫn chứng, câu chuyện về sự ra đi đột ngột của 2 cha con cố GS Tôn Thất Tùng và Tôn Thất Bách do biến chứng của tăng huyết áp. Cả 2 cố giáo sư đều có tiền sử bệnh tăng huyết áp và mất đột ngột vì nhồi máu cơ tim.

“Các thầy có biết tăng huyết áp nhưng kiểm soát chưa tốt. Ngày xưa nhiều người quan niệm bao nhiêu tuổi thì huyết áp bấy nhiêu nhưng giờ khoa học đã khẳng định, ở độ tuổi nào, huyết áp cũng phải ở mức bình thường”, GS Lợi nhấn mạnh.

Theo GS, động mạch chủ có kích thước khoảng 3,5cm nhưng hàng ngày Viện tim mạch tiếp nhận nhiều bệnh nhân giãn to như xăm với kích thước 4-5cm, thậm chí 7cm do tăng huyết áp không được điều trị.

Chỉ 1/10 người bệnh điều trị

Dù là căn bệnh có tỉ lệ mắc rất lớn nhưng GS Lợi cho biết, trên 90% bệnh nhân tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân, 5-8% do các bệnh nội tiết, mạch máu... Do đó để kiểm soát tăng huyết áp, cách đơn giản nhất là tác động vào các yếu tố nguy cơ: Lười vận động, stress, béo phì, ăn uống thiếu kiểm soát, ăn mặn...

Tuy nhiên nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia đánh giá, tỉ lệ người dân VN biết mình bị tăng huyết áp và tuân thủ điều trị chỉ chiếm 1/3, tức 10 người bị tăng huyết áp chỉ có 3 người biết, trong 3 người biết bị bệnh chỉ có 1 người điều trị.

Người Việt chưa quan tâm điều trị tăng huyết áp


“Nhiều cơ sở y tế tuyến dưới nói thiếu Thu*c. Đúng là có thiếu nhưng nếu điều trị tăng huyết áp khéo, mỗi tháng không hết 100 ngàn đồng. Đó là dùng 3 loại Thu*c phối hợp, còn nếu dùng 1-2 loại thì chi phí mỗi tháng chỉ bằng tiền 1 bát phở”, GS Lợi chia sẻ.

Ông cho biết, trong khoảng 40 năm trở lại đây, các quốc gia phát triển đã có nhiều chương trình kiểm soát tăng huyết áp, khiến tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng giảm, trong khi VN và các nước Đông Nam Á có xu hướng tăng lên.

GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết thêm, VN đã có nhiều chương trình phòng chống tăng huyết áp nhưng tỉ lệ mắc vẫn tăng chứng tỏ cách tiếp cận chưa hợp lý.

“Người dân mong muốn học hỏi qua các ca lâm sàng, qua người thật việc thật chứ không phải các khẩu hiệu sáo rỗng như ‘bác phải ăn nhạt đi’. Quan trọng phải chỉ cho người dân cách giảm muối thế nào, ăn nhạt ra sao”, GS Tuấn nêu quan điểm.

Theo đó, dự án “Đương đầu với bệnh tăng huyết áp ở VN: Giải pháp từ y tế cơ sở” do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế triển khai sẽ dành 5 năm (2018-2022) để thử nghiệm, đánh giá tác động can thiệp tại cộng đồng, giúp người dân thay đổi lối sống, tuân thủ dùng Thu*c và tự kiểm tra huyết áp tại nhà.

TS. Hà Anh Đức, đồng Giám đốc dự án cho biết, dự án được thực hiện tại 16 xã của Hưng Yên, trong đó tập trung triển khai các biện pháp can thiệp trong 2 năm 2019-2020.

Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố và đề xuất với Bộ Y tế để thay đổi chính sách và chiến lược cho chương trình kiểm soát tăng huyết áp quốc gia.

Nhóm tham gia khảo sát sẽ được nhận máy đo huyết áp miễn phí, định kỳ ghi lại chỉ số huyết áp để theo dõi đồng thời nhận được 4 đĩa DVD với những lời khuyên ngắn gọn của bác sĩ để kiểm soát tăng huyết áp, các câu chuyện của những bệnh nhân kiểm soát huyết áp thành công...

Theo Thúy Hạnh - VietNamNet

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/gs-tim-mach-giat-minh-voi-can-benh-chet-nhieu-hon-ca-ung-thu-n374611.html)

Tin cùng nội dung

  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY