Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hà Nội đỉnh điểm 45 độ, cẩn thận sốc nhiệt Ch?t gục ngoài đường

Nhiệt độ ngoài trời nóng như rang dễ khiến người dân bị say nắng, sốc nhiệt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể Tu vong.

Nếu không được cấp cứu, hạ thân nhiệt kịp thời, khi triệu chứng chuyển sang choáng váng, buồn nôn, nôn hoặc ngất, sốt cao trên 39-40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê… là biểu hiện của sốc nhiệt.

BS Nga nhấn mạnh, đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay, đồng thời gọi ngay tới đơn vị cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.

“việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục”, bs nga lưu ý.

Khi cấp cứu cho bệnh nhân sốc nhiệt, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai lưu ý, người dân cần nhớ 3bước chính:

Thứ nhất: Phải lập tức đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc trong nhà mát mẻ. Nếu bệnh nhân tỉnh, cho uống nước ngay.

Thứ hai, cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân, giúp bệnh nhân hạ thân nhiệt bằng nhiều cách: xối nước từ vòi hoa sen lên người, đặt bệnh nhân vào bồn nước, lau toàn thân bằng nước mát, đặt túi chườm đá hoặc khăn ướt vào các vị trí như đầu, cổ, nách, bẹn…

Thứ ba, khi bệnh nhân hạ nhiệt, cần gọi xe cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường vận chuyển, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể.

Để phòng tránh sốc nhiệt, người lao động cần mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời. Bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu. Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời nóng.

Với người già, không ra khỏi phòng điều hoà đột ngột, không để nhiệt độ điều hoà quá lạnh, không nên ra ngoài trời nắng, uống nhiều nước.

Với trẻ em, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém, cơ thể không tự điều hòa được thân nhiệt để thích ứng với môi trường xung quanh nên trẻ cần uống đủ nước, trái cây, luôn để trẻ ở những nơi thoáng mát, không nên để trẻ ngồi một mình trên xe, một mình ở nhà hoặc gần cửa sổ đang mở.

Thúy Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ha-noi-dinh-diem-45-do-can-than-soc-nhiet-chet-guc-ngoai-duong-647500.html)

Tin cùng nội dung

  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Tôi rất vui vì đã kéo chồng ra khỏi cơn “say nắng” như thế. Bởi vậy, hôm nay biết mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cơn “say nắng” mỗi khác nhưng tôi cứ chia sẻ vài “bí kíp” của mình. Biết đâu có chị em nào đó có thể sử dụng được
  • Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY