Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách phòng chống Covid-19

(MangYTe) - Ngày 27/3, UBND TP Hà Nội đã có công văn về việc hướng dẫn đeo khẩu trang phòng chống Covid-19 cho người dân và cộng đồng.

Theo đó, UBND TP giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan báo, đài TP tổ chức phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân và cộng đồng việc sử dụng khẩu trang đúng cách và hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

 

UBND TP đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với các sở, ngành TP trong công tác hướng dẫn, tuyên truyền.

Trong một diễn biến có liên quan, trước đó, Bộ Y tế đã có công văn về việc hướng dẫn đeo khẩu trang phòng chống bệnh Covid-19 cho người dân và cộng đồng.

Công văn nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, để lây lan dịch bệnh tại cộng đồng, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19) xây dựng hướng dẫn sử dụng khẩu trang cho cộng đồng phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Bộ Y tế đề nghị Bộ TT&TT và UBND các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư triển khai các nội dung sau:

1. Bộ TT&TT chỉ đạo các đơn vị thuộc và các đơn vị TTTT, báo chí, đài phát thanh và truyền hình tổ chức phổ biến nội dung hướng đẫn cho người dân và cho cộng đồng.

2. UBND các tỉnh/TP chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở TT&TT tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị TTTT, báo chí, đài phát thanh và truyền hình trên địa bàn tổ chức tuyên truyền cho người dân và cộng đồng hướng dẫn sử dụng khẩu trang đúng cách và hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện và kịp thời thông tin, phản ánh các vướng mắc về Bộ Y tế

Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại cộng đồng phòng chống Covid-19:

1. Việc sử dụng khẩu trang giúp phòng tránh lây nhiễm chỉ khi kết hợp với việc thường xuyên rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Phải biết cách sử dụng và thải bỏ khẩu trang đúng cách.

2. Cách đeo khẩu trang:

- Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuấn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.

- Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang. Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.

- Bước 3: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.

Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

3. Cách thải bỏ khẩu trang:

- Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).

- Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.

- Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.

Lưu ý: Thay hoặc tháo bỏ khẩu trang sau: Mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn, thấm nước. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần. Với khẩu trang được sử dụng nhiều lần, phải giặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất sau mỗi lần sử dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/ha-noi-huong-dan-deo-khau-trang-dung-cach-phong-chong-covid-19-379111.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY