Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: mưa nhiều, hết sức cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, từ ngày 29/7 đến hết ngày 4/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 248 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 23 trường hợp mắc sởi, 14 trường hợp mắc tay chân miệng và 9 trường hợp ho gà. Không ghi nhận Tu vong do dịch bệnh trong tuần.

Cụ thể, 248 trường hợp mắc được ghi nhận trong tuần ở 133 xã, phường thuộc 25 quận, huyện, thị xã. Quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân: Nam Từ Liêm (27); Thanh Oai (26); Hà Đông (24); Cầu Giấy (20); Thường Tín, Hoài Đức (17). Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 1852 trường hợp mắc bệnh, không có Tu vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 309/584 (chiếm 53%) xã, phường. Một số quận, huyện có số mắc cộng dồn cao như: Hà Đông (330), Nam Từ Liêm (163), Cầu Giấy (151), Thường Tín (140), Đống Đa (132), Bắc Từ Liêm (122), Hoàng Mai (117), Thanh Oai (116). Hiện tại còn 213/1852 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 12%), 1639/1852 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 88%).

Trong tuần qua cũng ghi nhận 23 trường hợp mắc sởi trên địa bàn thành phố. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 16/30 quận, huyện, 22 xã, phường. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 1642 trường hợp mắc, không có Tu vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 431/584 xã, phường (74%). Trong đó, 6/1642 trường hợp đang điều trị (chiếm 0,37%), 1636/1642 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 99,63%). Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai (214); Nam Từ Liêm (99); Đông Anh (93); Thanh Xuân (88); Đống Đa (80); Hà Đông (78); Thanh Trì (73); Hai Bà Trưng (69); Cầu Giấy (65); Ba Đình (64).

Trong số những bệnh nhân mắc sởi, có 447 trường hợp (chiếm 27%) là dưới 9 tháng tuổi (chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi); 154 trường hợp từ 9-11 tháng tuổi (chiếm 10%); 217 trường hợp từ 1-5 tuổi (chiếm 13%); 276 trường hợp từ 6-15 tuổi (chiếm 17%); nhóm bệnh nhân trên 15 tuổi là 548 trường hợp (chiếm 33%).

Với bệnh tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 14 trường hợp mắc mới ở 11 xã, phường thuộc 10 quận, huyện. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 386 trường hợp mắc, không có Tu vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, 206 xã, phường.

Phun hóa chất để diệt muỗi phòng sốt xuất huyết.

Trong tuần trước đó, Hà Nội không ghi nhận trường hợp mắc ho gà mới thì trong tuần 31 ghi nhận tới 9 trường hợp. Trong đó, Đông Anh (2); Thanh Oai (2); Thanh Trì (1); Hai Bà Trưng (1); Quốc Oai (1); Nam Từ Liêm (1); Thường Tín (1); các trường hợp mắc đều chưa tiêm chủng vắc xin ho gà. Cộng dồn từ đầu năm 2019 đến nay đã ghi nhận 95 trường hợp mắc ho gà trên địa bàn thành phố, không có Tu vong. Bệnh nhân có ở 28 quận, huyện, 78 xã, phường.

Dịch bệnh viêm phổi nặng nghi do vi rút, viêm não vi rút, uốn ván và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ xâm nhập như MER- CoV, Ebola… không ghi nhận trường hợp mắc trong tuần.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cùng với TTYT các quận, huyện, thị xã đã duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp và tại cộng đồng; giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh. Riêng với sốt xuất huyết, ổ bọ gậy nguồn được ghi nhận ở các dụng cụ chứa nước như bể hở, xô, chậu, cảnh, phế liệu.

Nhận định về diễn biến tình hình dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết, tuần 32 nhiệt độ vẫn duy trì ở mức 25 đến 36 độ C, dự báo có mưa nhiều ngày trong tuần. Đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. Do vậy, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và các TTYT quận, huyện, thị xã tiếp tục thường trực đội chống dịch cơ động. Duy trì các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch; giám sát công tác xử lý ổ dịch tại các đơn vị quận, huyện. Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Cầu Giấy, Thường Tín, Thanh Trì và tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho một số quận, huyện trọng điểm về sốt xuất huyết.

Để phòng, chống dịch xuất huyết, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố đã tổ chức 1.066 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, tổ chức phun hóa chất cho gần 135.000 hộ gia đình, 164 công trường, 1.095 cơ quan, đơn vị, trường học…

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dù ngành Y tế đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống nhưng dịch vẫn diễn biến khó lường. Nguyên nhân là thời điểm hiện nay nắng nóng, mưa nhiều, thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển...

Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cho trung tâm y tế các quận, huyện có dịch đang diễn biến phức tạp nghiên cứu thành lập 2 đội đặc nhiệm/đơn vị. Lực lượng này có nhiệm vụ xuống xã, phường hỗ trợ và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Lê Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-ghi-nhan-248-truong-hop-mac-sot-xuat-huyet-23-truong-hop-mac-soi-trong-1-tuan-n161531.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • (Mangyte) – Bệnh viêm tai giữa thông thường nếu điều trị không triệt để dễ bị tái phát dẫn đến nhiễm trùng và gây biến chứng.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY