Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Hà Nội tiếp tục tạm hoãn tiêm chủng đến ngày 22-4

(HNMO) - Hà Nội và 11 tỉnh, thành phố nằm trong nhóm nguy cơ cao theo phân loại mức độ nguy cơ về dịch Covid-19 tiếp tục tạm hoãn tiêm chủng.

(hnmo) - ngày 17-4, theo tin từ viện vệ sinh dịch tễ trung ương, hà nội và 11 tỉnh, thành phố, gồm: thành phố hồ chí minh, đà nẵng, lào cai, quảng ninh, bắc ninh, ninh bình, hà tĩnh, quảng nam, bình thuận, khánh hòa và tây ninh nằm trong nhóm nguy cơ cao theo phân loại mức độ nguy cơ về dịch covid-19 tiếp tục tạm hoãn tiêm chủng.

Ngoài ra, tại 16 tỉnh, thành phố có nguy cơ và 35 tỉnh, thành phố có nguy cơ thấp, sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai tiêm chủng để tránh "dịch chồng dịch".

Trước đó, như báo hànộimới điện tử đưa tin, triển khai chỉ thị số 16/ct-ttg của thủ tướng chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19, viện vệ sinh dịch tễ trung ương quyết định tạm dừng tổ chức buổi tiêm chủng thường xuyên tại các trạm y tế xã, phường trong vòng 15 ngày (từ ngày 1-4 đến 15-4). trong thời gian này, các điểm tiêm chủng dịch vụ cũng tạm dừng tổ chức tiêm chủng.

Hiện nay, theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ, các tỉnh, thành phố được chia làm 3 nhóm, cụ thể là nhóm có nguy cơ cao gồm 12 tỉnh, thành phố; nhóm có nguy cơ gồm 16 tỉnh, thành phố và nhóm có nguy cơ thấp, gồm 35 địa phương còn lại, được áp dụng các biện pháp cách ly xã hội ở các mức độ khác nhau để vừa bảo đảm phòng, chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nên việc triển khai công tác tiêm chủng cũng có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp.

Trao đổi với phóng viên báo hànộimới ngày 17-4, pgs.ts dương thị hồng, phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương cho biết, 12 tỉnh, thành phố có nguy cơ cao phải tạm hoãn việc tiêm chủng thường xuyên. viện vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị các trạm y tế xã, phường, thị trấn của 12 tỉnh, thành phố này quản lý đối tượng tiêm chủng chặt chẽ để thực hiện tiêm bù các vắc xin cho trẻ, bảo đảm tiêm chủng đầy đủ ngay sau khi được phép tổ chức lại buổi tiêm chủng thường xuyên.

"với các địa phương còn lại, chúng tôi đang tính toán để có hướng dẫn cụ thể về việc triển khai tiêm chủng, tránh "dịch chồng dịch". theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (who), không tiêm chủng đầy đủ sẽ dễ xảy ra nguy cơ mắc bệnh. do đó, ngày 20-4 tới, viện vệ sinh dịch tễ trung ương sẽ có thông báo chính thức về việc hướng dẫn tiêm chủng cụ thể cho từng địa phương", pgs.ts dương thị hồng nói.

Còn tại hà nội, ông khổng minh tuấn, phó giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật hà nội cho biết, hiện tại, thành phố đã tạm dừng các buổi tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế xã, phường, thị trấn, các điểm tiêm chủng dịch vụ đến ngày 22-4 và có thể xem xét kéo dài đến ngày 30-4 tùy thuộc vào diễn biến tình hình dịch trên địa bàn.

Riêng các cơ sở y tế có phòng sinh đẻ, việc tiêm chủng vắc xin viêm gan b liều sơ sinh tại cơ sở y tế vẫn được tổ chức bình thường.

Đối với các điểm tiêm chủng có tổ chức tiêm huyết thanh kháng uốn ván, huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại, cần bố trí nhân lực, điểm tiêm chủng phù hợp theo quy định để tiêm chủng cho các đối tượng nguy cơ cao, chủ động phòng bệnh, bảo đảm sức khỏe nhân dân.

Theo đánh giá của who, việc gián đoạn công tác tiêm chủng mở rộng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm dịch covid-19 dù trong thời gian ngắn có thể làm gia tăng số người dễ mắc bệnh và tăng khả năng mắc các bệnh gây dịch có thể phòng ngừa bằng vắc xin (như bệnh sởi).

Who khuyến cáo, mỗi quốc gia trong giai đoạn tạm dừng tiêm chủng mở rộng cần củng cố, duy trì giám sát các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin, để có thể phát hiện và quản lý sớm các trường hợp bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin; xây dựng các chiến lược tiêm chủng bổ sung vắc xin cho giai đoạn hậu covid-19. việc triển khai các chiến lược thay thế cho tiêm chủng mở rộng tại các trạm y tế xã có thể áp dụng, như: dịch vụ ngoài trạm và lưu động, nhưng phải được đánh giá theo bối cảnh của từng địa phương, cũng như được điều chỉnh để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và cộng đồng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/964842/ha-noi-tiep-tuc-tam-hoan-tiem-chung-den-ngay-22-4)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY