Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội: Vào năm học mới, ngăn chặn dịch sốt xuất huyết bùng phát trong trường học

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội về việc phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.

Theo thông báo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 125.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) với 15 trường hợp Tu vong.

Hiện nay, các nhà trường đã bắt đầu tiếp nhận học sinh vào năm học mới 2019-2020 vì vậy dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong nhà trường và các cơ sở giáo dục. Hà Nội cũng đã ghi nhận trên 1.800 trường hợp mắc SXH, trong đó, có những trường hợp là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố và số mắc liên tục gia tăng trong các tuần gần đây.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH, Sở Y tế Hà Nội đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội chỉ đạo các trường trực thuộc triển khai tổ chức vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi trước khi khai giảng năm học mới.

Các nhà trường thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường thu gom phế thải, phế liệu, lật úp các dụng cụ chứa nước (nếu sử dụng bể chứa nước phải có nắp đậy kín), không để các chậu hoa, cây cảnh có chứa nước là nơi muỗi đẻ trứng và bọ gậy sinh sống...


Học sinh dọn dẹp vệ sinh nhằm hạn chế phát sinh bệnh sốt xuất huyết.

Sở Y tế cũng yêu cầu học sinh, sinh viên nhà trường phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Ngủ màn, vệ sinh môi trường, không để muỗi có nơi cư trú, sinh sản, áp dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt bọ gậy tại nơi thuê trọ bên ngoài và trong ký túc xá. Trường hợp nghi ngờ bị SXH cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, sinh viên, học sinh nhà trường về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH cho bản thân, gia đình và cho cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị y tế trên địa bàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH.

Khi phát hiện có học sinh, sinh viên, cán bộ nhà trường nghi ngờ bị SXH cần thông báo ngay cho Trạm Y tế hoặc Trung tâm Y tế trên địa bàn để tiến hành công tác điều tra xử lý dịch bệnh. Đồng thời, đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể thành phố, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh SXH. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức ra quân thực hiện chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng chống dịch SXH; bắt đầu thực hiện ngay vào tuần đầu tháng 8/2019 và duy trì thường xuyên vào ngày thứ bảy hằng tuần. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh một cách triệt để, trong các chiến dịch cần có sự tham gia của lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn và công an để đảm bảo 100% hộ gia đình được xử lý.Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập ngay các đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và tổ giám sát phòng, chống dịch SXH (như năm 2017); tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả, không hình thức và phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương. Ngoài việc triển khai công tác phòng chống dịch tại khu vực dân cư cần chú trọng đến các khu vực công cộng, như tại các cơ quan, công trường, xí nghiệp, nghĩa trang, trường học...; phải yêu cầu các đơn vị đóng trên địa bàn, đặc biệt là các trường học, công trường xây dựng phối hợp và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, thường xuyên tiến hành kiểm tra việc chủ động phòng, chống dịch bệnh của các đơn vị này.Tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để mọi người tự áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia hoạt động phòng, chống SXH. Tại các khu vực đã ghi nhận bệnh nhân SXH cần tổ chức họp tổ dân cư để thông báo tình hình dịch và hướng dẫn cho người dân biết cách chủ động phòng chống dịch SXH. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tổ chức giám sát chặt chẽ ca bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch. Kiên quyết không để dịch kéo dài, lan rộng.

L.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ha-noi-vao-nam-hoc-moi-lo-ngai-dich-sot-xuat-huyet-bung-phat-trong-truong-hoc-n161672.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng.
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY