Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội xuất hiện ổ dịch mới ở chợ đầu mối

Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, sáng 2/11 ghi nhận 6 người dương tính nCoV liên quan chợ đầu mối Ninh Hiệp.

Chợ Ninh Hiệp chuyên buôn sỉ lẻ quần áo, vải vóc, phụ kiện, giày dép..., là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc. Trong 6 ca nhiễm mới, có hai người địa phương, hai người Bắc Ninh, hai người ở Nam Từ Liêm và xã Dương Hà của huyện Gia Lâm.

Trả lời VnExpress sáng 2/11, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp, cho biết đã khoanh vùng chợ Ninh Hiệp và các khu vực liên quan để truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. F0 đã được đưa đi cách ly, điều trị. Xã tạm dừng hoạt động kinh doanh vải, quần áo, hàng may mặc, tạp hóa...; các cửa hàng ăn uống chỉ được bán mang về.

Bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, nhận định "ổ dịch tương đối phức tạp". CDC đang gấp rút rà soát tổng thể khu vực này để truy vết, lấy mẫu. CDC thông báo khẩn tìm người đã đến chợ Ninh Hiệp từ ngày 20 đến 31/10, yêu cầu tự cách ly tại nhà hoặc nơi cư trú, liên hệ với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn, gọi đường dây nóng Trạm Y tế xã Ninh Hiệp 0983.787.646 hoặc Trung tâm Y huyện Gia Lâm 024.6261.6435, CDC Hà Nội 0969.082.115 - 0949.396.115, để được hướng dẫn.

Như vậy, địa bàn Hà Nội đã ghi nhận 9 chùm ca nhiễm với 7 ổ dịch hiện hành, gồm Phú Vinh, Hoài Đức; Bạch trữ, xã Tiến Thắng, Mê Linh; Lĩnh Nam, Hoàng Mai; Sài Sơn, Quốc Oai; Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm; Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa; Ninh Hiệp, Gia Lâm. Số ca nhiễm tăng theo từng ngày kể từ 28/10, ghi nhận 57 ca nhiễm vào hôm qua.

Bác sĩ Tuấn cho biết Hà Nội chấp nhận số ca nhiễm và ổ dịch tăng lên do đang thực hiện mở cửa, thích ứng an toàn với Covid-19. "Cứ chỗ nào bùng lên thì khoanh vùng hẹp nhất, nhỏ nhất để dập dịch", bác sĩ Tuấn nói.

Nguy cơ lây nhiễm trên địa bàn Hà Nội rất cao do diễn biến phức tạp từ một số ổ dịch và các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định. Các biện pháp chống dịch hiện nay gồm tiêm chủng, khai báo y tế, đảm bảo 5K. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, Phó giám đốc CDC Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế đến nơi đông người, siêu thị, nhà hàng, bến tàu, bến xe. Nếu bắt buộc phải đến nơi đông người, nên quét mã QR code, khai báo y tế.

Nhân viên y tế xử lý ổ dịch tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ha-noi-xuat-hien-o-dich-moi-o-cho-dau-moi-4380284.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY