Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Hải Phòng: Quyết liệt phòng dịch, chưa phát hiện trường hợp nào mắc Virus SARS- CoV-2

(MangYTe) Tính đến sáng ngày 11/3/2020 Hải Phòng không những chưa phát hiện trường hợp nào mắc virus SARS- CoV-2 mà số người nghi nhiễm cũng không tăng thêm. Mọi công tác phòng dịch vẫn đang được thành phố thực hiện một cách quyết liệt.

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hải Phòng, tính đến 19h, ngày 10/3/2020 toàn thành phố chưa phát hiện trường hợp nào mắc virus SARS- CoV-2; số người Tu vong không; số nghi nhiễm là 103 ca, trong đó 96 ca nghi nhiễm đã có kết quả xét nghiệm âm tính, còn 07 ca chưa có kết quả xét nghiệm.

Đến 7h30 sáng 11/3/2020 thì 7 người còn lại đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Như vậy tính đến thời điểm hiện tại Hải Phòng vẫn chưa phát hiện có trường hợp nào mắc Virus SARS- CoV-2.

Cho đến nay số người thực hiện việc cách ly tập trung trên địa bàn thành phố là 797 người,; trong đó: cách ly tại cơ sở 1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp là 27 người, tại cơ sở 2 là 407 người; cách ly tại Bệnh viện trẻ em 06 người, tại Trường quân sự thành phố 86 người, tại Trung tâm GDQP Trường Đại học Hải Phòng 271 người. Cùng với đó có 1.201 người thực hiện cách ly tại nhà; đáng mừng là toàn thành phố có 3.842 người đã hoàn thành việc cách ly.

Có thể nói Hải Phòng là thành phố đang trên đà phát triển nhanh mạnh trên tất cả cá lĩnh vực, số người nước ngoài đang công tác, học tập và lao động trên địa bàn thành phố khá đông. Điều kiện đi lại thuận tiện cả về đường biển, đường bộ, đường sắt và đường hàng không nên việc phòng chống dịch bện là hết sức khó khăn. Song thành phố luôn chủ động với các giải pháp đồng bộ.

Từ lãnh đạo thành phố, Sở Y tế đến các cơ quan và các địa phương đều vào cuộc hết sức quyết liệt, không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ…Công tác cách ly, điều kiện ăn uống, an ninh trật tự, phòng chống lây nhiễm cho cả người tham gia phòng chống dịch cũng như người cách ly đều đảm bảo quy định và an toàn.

Nhằm thực hiện việc phòng chống dịch ngày càng hiệu quả, kịp thời, ngày 10/3/2020, Thành Đoàn Hải Phòng  đã phối hợp với Sở Y tế thành phố tổ chức Hội nghị phát động việc khai báo sức khỏe trên phần mềm ứng dụng trên điện thoại cho 70 trường hợp thuộc các đơn vị trực thuộc Thành Đoàn. Cùng với đó đang tiến hành sản xuất Clip hướng dẫn khai báo y tế trên phần mềm ứng dụng điện thoại tới toàn dân trên địa bàn thành phố.

Cho đến nay mọi công việc trên mặt trận phòng chống dịch Covid- 19 vẫn đang được thành phố tập trung cao độ và thực hiện các giải pháp hết sức đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả.

Kim Cương

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/hai-phong-quyet-liet-phong-dich-chua-phat-hien-truong-hop-nao-mac-virus-sars-cov-2-post74783.html)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Có phải trường hợp tai biến nào cũng nên dùng Thu*c này? Tất cả những người trên 50 tuổi đều nên uống An cung ngưu hoàng để đề phòng tai biến? Mẹ tôi bị huyết áp, mỡ máu cao có nên uống dự phòng? Trân trọng cảm ơn, (Hoàng Thịnh, Quận 7, TPHCM)
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY