Bộ trưởng Y tế Kwon Deok-cheol cho biết: "Vì số ca nhiễm tăng ở người từ 60 tuổi trở lên trong thời gian gần đây, chúng tôi đang lên kế hoạch tiêm mũi thứ 4 cho người sống tại viện dưỡng lão, làm việc ở cơ sở y tế và nhóm bị suy giảm khả năng miễn dịch", ông nói.
Số ca dương tính hàng ngày của nước này đã lên mức kỷ lục, song chương trình tiêm chủng rộng rãi giúp hạn chế ca T* vong và trường hợp nghiêm trọng.
Ít nhất 44 triệu người, tương đương với 86% dân số Hàn Quốc đã tiêm đủ hai liều. Nước này cũng tiêm liều vaccine thứ ba cho hơn 57% dân số. Sắp tới, dự kiến khoảng 500.000 người từ 18 tuổi trở lên, đang sống và làm việc tại các trung tâm y tế và 1,3 triệu người bị suy giảm miễn dịch đủ điều kiện nhận liều thứ 4, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), cho biết. Người không thuộc nhóm trên không được khuyến nghị tiêm liều bổ sung.
Dữ liệu do trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) mỹ công bố ngày 12/2 cho thấy liều tăng cường vaccine covid-19 giảm tác dụng sau khoảng 4 tháng.
Người dân đeo khẩu trang ngừa Covid-19 khi đi bộ tại trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc, ngày 5/1. Ảnh: Reuters
Độ bảo vệ của vaccine giảm từ 69% xuống còn 37% trong vòng hai tháng sau liều thứ hai. liều tăng cường nâng mức bảo vệ lên 87%. song 4 tháng sau, liều tăng cường giảm hiệu quả xuống con 66%. tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 31% trong tháng thứ 5.
Nhiều chuyên gia cho rằng những người có nguy cơ biến chứng hoặc t* vong cao có thể cần đến liều thứ 4. cdc trước đây công bố dữ liệu cho thấy liều vaccine covid-19 thứ hai và thứ ba của pfizer, moderna kém hiệu quả hơn với biến chủng omicron.
Bên cạnh Hàn Quốc, Thụy Điển cũng chuẩn bị tiêm liều vaccine thứ 4 cho người dân. Nhóm được khuyến nghị là người từ 80 tuổi trở lên. Theo cơ quan y tế, liều thứ 4 nên tiêm sau liều ba tối thiểu 4 tháng. Trước Hàn Quốc và Thụy Điển, Israel đã thực hiện chiến lược này.