Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hành động tuyệt đối không được làm sau khi uống rượu dịp Tết

Hành động móc họng gây nôn sau khi uống rượu bia bị say được rất nhiều sử dụng, tuy nhiên hành động này có thể dẫn đến “mất mạng”.

- ăn trước khi uống: theo các chuyên gia, trước khi bia, tốt nhất mọi người nên ăn một chút gì đó lót dạ. bởi khi bụng đói, ethanol có trong rượu sẽ dễ hấp thụ vào cơ thể hơn bình thường. nguy hiểm hơn, khi vào dạ dày, chất này sẽ nhanh chóng thấm vào máu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây cảm giác dễ say, thậm chí là nguy cơ của các bệnh về dạ dày, loét dạ dày.

- ăn hoa quả: kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, khi say rượu hoặc quá chén, người dùng nên uống một cốc trà atiso vì loại thảo dược này có chức năng khá tốt. ngoài ra, sau khi uống rượu, người dùng cũng nên dùng một chút hoa quả tươi. bởi hoa quả sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải ethanol ra ngoài cơ thể, giam đau đầu, chóng mặt và giúp sớm tỉnh táo.

- Uống vừa đủ: Việc sử dụng được ít hay nhiều rượu phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính hay thể trạng. Bởi vậy, việc xác định “tửu lượng” của bản thân đến đâu rất quan trọng. Cụ thể, đối với người bình thường, ngưỡng an toàn của bia là 300 – 350ml (nồng độ 4%), rượu nhẹ nồng độ 11% là 150 – 200ml, rượu nặng nồng độ 20% là khoảng 50ml.

- Uống ít, chậm: Theo các chuyên gia, cơ thể cần khoảng 1 giờ để “xử lý” 30ml lượng nước có cồn. Thông thường, 5 phút sau khi uống, ethanol có trong rượu bia sẽ thấm dần vào các mạch máu, 30 – 120 phút sau chất này sẽ lan dần sang các cơ quan khác trong cơ thể, rồi “ngấm” dần tạo cảm giác say. Lúc này, cơ thể cần thời gian để xử lý. Bởi vậy, nếu bạn uống quá nhanh, cơ thể sẽ không kịp phản ứng với lượng rượu bia dung nạp, khiến bạn dễ và nhanh say hơn người khác.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe ngày tết tốt nhất mọi người hạn chế tối đa bia, uống số lượng vừa phải, uống giãn cách nhiều ngày và không nên uống quá nhiều cùng lúc.

Hà Vũ(Dịch theo China)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/hanh-dong-tuyet-doi-khong-duoc-lam-sau-khi-uong-ruou-dip-tet-610857.html)

Tin cùng nội dung

  • “Bạn có biết người ngồi uống rượu với chồng thực ra là Trang Hạ không? Còn tất cả những độc giả đã có con cái, đang làm dâu mà mình hỏi, họ đều hình dung về Tết thế này: Chồng ngồi ở phòng khách, vợ tất bật trong bếp”.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mạn.
  • Ngày Tết, gặp gỡ bạn bè, họ hàng, chẳng mấy ai từ chối được việc “làm vài chén”. Nếu có quá đà, lỡ say rượu... bạn có thể áp dụng một trong những cách giải rượu sau đây.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Nhấm chút trà gừng, uống nước dừa, ăn chuối, tắm nhanh nước nóng... đều có thể giúp bạn giảm đau đầu, mệt mỏi, khó chịu do uống quá chén.
  • Vào những ngày lễ Tết nếu uống quá nhiều rượu không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể bị ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
  • Say rượu bia là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều vụ T*i n*n nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Nếu trong một buổi tiệc vui, người ngồi cạnh bạn bị say và không thể tự chăm sóc bản thân thì nguy cơ gặp T*i n*n rất cao. Biết cách chăm sóc người say rượu là một kỹ năng cần thiết, có thể cứu sống
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY