Bạn nên biết hôm nay

Cách chăm sóc người say rượu

Say rượu bia là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều vụ T*i n*n nghiêm trọng ở nước ta hiện nay. Nếu trong một buổi tiệc vui, người ngồi cạnh bạn bị say và không thể tự chăm sóc bản thân thì nguy cơ gặp T*i n*n rất cao. Biết cách chăm sóc người say rượu là một kỹ năng cần thiết, có thể cứu sống
Dưới đây là các bước cơ bản trong vấn đề chăm sóc người say rượu do các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Bước 1: Nhận biết dấu hiệu của người say rượu

Một người khi đã uống quá nhiều rượu bia thường có những biểu hiện như sau: nói líu lưỡi, giọng điệu kéo dài, nói to tiếng, không có khả năng ngồi và đứng vững, hay lăn lộn trên sàn, đi bộ nghiêng ngả, phản ứng cáu gắt dữ dội, mắt đỏ ngầu, người nóng ran…Trong trường hợp này, chúng ta nên làm các việc sau:

• Khuyến khích người say rượu ngừng uống tiếp

• Nhanh chóng đưa người bị say ra khỏi nơi có rượu rồi nhẹ nhàng nói chuyện với họ.

• Nếu người say rượu muốn uống nữa thì hãy cho họ uống nước ngọt hoặc nước lọc. Họ sẽ không chú ý, đặc biệt là khi bạn nói chuyện hoặc xem TV cùng với họ.

• Nếu một người có dấu hiệu say nhưng chưa uống nhiều, hãy cho họ uống thức uống có nồng độ cồn nhẹ hơn như bia. Điều này sẽ giúp cho mức độ nhiễm độc giảm đi, nhưng không phải là giải pháp tốt để chống say.

• Bạn cũng cần phải tránh nói những câu khiến người say nổi giận. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng với họ.

• Không nên để cho người say rượu tự lái xe về nhà sẽ rất nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp gây T*i n*n giao thông hay rớt xuống sông, kênh rạch gây Tu vong cho người say và cả người đi đường.

• Nên dìu người say đi, không để họ tự đi nhằm tránh để họ bị té có thể gây tổn thương cho cơ thể.

• Nếu người say rượu cần vào nhà tắm, hãy cùng vào với họ nhằm phòng ngừa trường hợp người say rượu bị mất kiểm soát, có thể bị té ngã.

Bước 2: Tránh để người say bị tổn thương cơ thể

Bằng cách:

• Giúp người say rượu ngồi lên ghế hoặc sàn nhà, có thể tìm một nơi nào đó để người say nôn khi cần.

• Nếu người say đang nằm, hãy cho nằm nghiêng khi nôn, không được để cho họ nằm ngửa để tránh sặc. Nếu họ đang nằm trên ghế sofa, không được để họ hướng mặt vào lưng ghế.

• Nếu người say vừa bị ngã hoặc có dấu hiệu vừa bị ngã, bạn cần chăm sóc họ kỹ hoặc gọi cấp cứu ngay, bởi chấn thương đầu kết hợp với ngộ độc rượu có thể đe dọa đến tính mạng của họ.

Bước 3: Không để cho người say ngủ một mình

Các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với người say rượu khi ngủ nên bạn cần phải túc trực bên họ để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra bất ngờ.

• Hãy ở trong phòng cùng với người say rượu. Bạn có thể xem TV, đọc sách hoặc dọn phòng sau bữa tiệc nhưng nhớ là phải trông coi người say rượu thật cẩn thận.

Bước 4: Kiểm tra sự tỉnh táo ở người say

Hãy gọi tên người say rượu thật to, bảo họ mở mắt, cấu họ để chờ phản ứng… Theo dõi ngực để kiểm tra hơi thở, nếu bạn thấy họ hít thở đều khoảng 12-20 lần/phút là bình thường.

Bước 5: Kiểm tra dấu hiệu ngộ độc rượu

Nếu hơi thở chậm (thở 8 lần/phút hoặc 10 giây thở một lần) và người say không có phản ứng gì, có thể họ đã bị ngộ độc. Một số dấu hiệu khác là:

• Ngất, bất tỉnh, hôn mê.

• Mất nước.

• Mạch đập nhanh.

• Nôn trong khi ngủ và không thức dậy ngay cả khi nôn.

• Lạnh tay/chân.

Bước 6: Gọi xe cấp cứu (số 115) nếu người say có dấu hiệu bị ngộ độc rượu

Bước 7: Ở lại với người say cho đến khi có trợ giúp y tế

• Hãy giữ ấm, liên tục theo dõi hơi thở và thực hành sơ cứu cho người say rượu nếu cần.

• Nếu người say rượu tỉnh táo hoặc có ý thức trở lại, bạn không nên chạm vào họ mà không giải thích những gì bạn đang làm; họ có thể phản ứng dữ dội.

• Bạn cũng không nên cho say rượu uống nước trà hay cà phê vì chúng có thể gây mất nước hơn nữa.

Lưu ý

• Đừng để người say rượu vào tắm nước lạnh để tỉnh tảo vì có thể gây ra sốc nhiệt độ có thể gây Tu vong.

• Nếu người say rượu nằm ngủ, hãy để họ nằm đúng tư thế, không được để họ nằm sấp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cach-cham-soc-nguoi-say-ruou-3086.html)
Từ khóa: say rượu

Chủ đề liên quan:

chăm sóc người say rượu say rượu

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, sút cân và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và bội nhiễm.
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY