Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Hành trình giành lại quyền nuôi con bằng sữa mẹ: Tắc tia đau đớn do khớp ngậm của con, chích 3 ổ áp xe vẫn quyết tâm phải cho con dòng sữa lành

Bên cạnh việc cho em bé ngậm đúng khớp ngay từ ban đầu thì việc điều trị đúng cách cũng sẽ giúp mẹ bớt stress hơn.

Đó là câu chuyện của bà mẹ 8x đến từ Hà Nội với nickname là Ann Hoang. Khi có con, ai cũng mong con được hưởng dòng sữa mẹ ngon lành và dinh dưỡng, điều tưởng chừng như dễ dàng này lại là cả một hành trình gian nan đối với bà mẹ trẻ. Thế nhưng, với sự cố gắng của bản thân, dù có lúc gần như bỏ cuộc nhưng bà mẹ 1 con đã vượt qua được giai đoạn stress nhất và muốn lan tỏa năng lượng tích cực này đến với các mẹ có chung niềm đam mê cho con ăn sữa mẹ.

Sau khi sinh con gái đầu lòng vào tháng 6 năm nay, em bé sâu bú sữa mẹ hoàn toàn 2-3 tuần đầu thì chị ann hoang bắt đầu bị tắc tia sữa. mặc dù đã được thông tia nhưng chị liên tục bị tắc đi tắc lại, đau buốt rồi thành viêm và chuyển sang áp xe. lúc này, bà mẹ 8x bắt đầu đi chạy chữa khắp mọi nơi nào là tác động cột sống, massage, chịu đau nặn tay... nhưng đều không có kết quả.

Chị Ann Hoang và con gái. Bà mẹ 1 con có niềm đam mê mãnh liệt với việc nuôi con bằng sữa mẹ nên đã rất cố gắng trên hành trình gian nan này.

Khoảng thời gian đó chỉ tầm 1-2 tuần nhưng khiến tâm lý và sức khỏe của bà mẹ mới sinh lao dốc không phanh, đau đớn, lo lắng và sợ hãi. "Có hôm mình chỉ có khóc. Ngủ dậy chồng đi làm rồi không thấy chồng đâu cũng khóc, chồng về tủi thân cũng khóc không dỗ nổi. Đêm ngủ cũng mơ thấy bị chích mà khóc, sợ rủi ro sẽ xảy đến với mình", chị Ann Hoang tâm sự về những ngày tháng tối tăm sau khi sinh con.

Cuối cùng, bà mẹ 1 con tìm chuyên gia sữa mẹ để giải quyết và điều trị vấn đề tắc tia sữa từ gốc. Và bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân chính là do con gái chị Ann Hoang đã ngậm sai khớp từ đầu khiến mẹ không rút được hết sữa gây tắc tia, và khi đã tắc mẹ lại bị can thiệp bởi các tác động "không đúng cách" như cách thông tia, máy hút,… làm khối áp xe lớn lên mà mẹ lại đau đớn.

Theo bà mẹ 8X, việc quan trọng nhất khi mới cho bé bú là giúp con ngậm đúng khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và kinh nghiệm của bản thân mẹ bỉm.

"Số phận trêu đùa lắm, hóa ra mình còn 2 ổ áp xe nhỏ nữa sau khi chích xong mới phát giác. Mình quyết định chích luôn và trong quá trình này vẫn cho con ti được. Vậy là 3 ổ ngon lành, sẹo chỉ bằng hạt gạo mà không đau đớn. Giờ là chuyện tập ti của Sâu, ôi bà Sâu bướng giống mẹ hay tâm lý mẹ không biết mà các bạn tập có vài ngày là về.

Mình tập mãi cả 2 tuần trời mà cứ làm mẹ bị tắc liên tục cả cái bên ngực lành. Mình lại sợ và lo cứ tắc này rồi điều trị mãi thì tiền đâu ra. Giây phút yếu lòng suýt mình bỏ cuộc (định chuyển sang cho ti bình) nhưng bác sĩ khuyên và sau cùng mình và chồng quyết tâm cố tiếp. Và thành quả được đền đáp, em bé đã ngậm đúng khớp, tự rút hết cục tắc của mẹ và mẹ cũng không còn đau đớn nữa", bà mẹ 1 con tâm sự.

Hai mẹ con em bé Sâu. Hiện tại thì mọi chuyện đã được giải quyết, em bé Sâu bú ngoan và lớn lên mỗi ngày là niềm hạnh phúc vô vàn của bà mẹ 8x.

Lời khuyên mà chị Ann Hoang đưa ra cho các mẹ sắp sinh nếu muốn nhàn nhã trong quá trình nuôi con sữa mẹ và bú trực tiếp là:

- Hãy nghiêm túc cho con một KHỚP NGẬM ĐÚNG từ lần bú đầu tiên.

- Khi tắc tia, viêm, áp xe, dù mẹ điều trị ở đâu thì luôn nhớ: Cách điều trị đúng sẽ khiến mẹ bớt đau đớn nhất chứ không khiến mẹ đau hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hanh-trinh-gianh-lai-quyen-nuoi-con-bang-sua-me-tac-tia-dau-don-do-khop-ngam-cua-con-chich-3-o-ap-xe-van-quyet-tam-phai-cho-con-dong-sua-lanh-20211113100844942.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một trong những sự cố đau lòng khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng diễn ra mới đây tại Anh là lỗi chèn ống thông cho bé gái ra đời mới 26 tuần tuổi gây nát nội tạng, Tu vong ngay trên ngực mẹ.
  • Ngày 4/9, Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ cho biết êkip bác sĩ, điều dưỡng bệnh viện đã phẫu thuật cứu sống sản phụ mang thai đôi gần 37 tuần, bị bệnh sốt xuất huyết và có dấu hiệu tiền sản giật.
  • Từ bé gái 3,2 kg Lan Thy - cô bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam - nay đã là nữ sinh 18 tuổi, học giỏi, đa tài.
  • Ngày 20/9, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, vừa cứu thành công một bé trai 1 tháng tuổi bị thiếu vitamin B1 thể suy tim, là con của anh V.X.Th (trú xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
  • Bạn đã sinh một lần và chửa ngoài tử cung một lần, đến nay đã cách 12 năm không mang thai còn gọi vô sinh thứ phát.
  • Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh.
  • Một nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện tại Singapore đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần của bà mẹ trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Mấy ngày qua, trong nước có nhiều chuyện để suy ngẫm. Buồn có, vui cũng có. Thôi thì, nhớ lại chuyện vui, chuyện đáng tự hào để lòng trở nên nhẹ nhõm hơn.
  • Ông Nguyễn Sự đang làm Bí thư Thành ủy Hội An được dân tin, dư luận cả nước biết đến lại càng không có “nguy cơ kỷ luật” đã từ nhiệm trước thời hạn về hưu 2 năm.
  • Tỷ lệ trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng vẫn còn rất cao, mặc dù đã có xu hướng giảm trong mấy thập kỷ vừa qua.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY