Theo pgs.ts lương ngọc khuê - cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh, thì bộ y tế đã có những bước chuẩn bị cho sự xuất hiện của di chứng “hậu covid” từ trước. theo đó, chiến lược của bộ y tế là các bệnh viện hoạt động bình thường, bệnh nhân covid-19 mắc bệnh nền thuộc chuyên khoa nào thì khám ở chuyên khoa đó.
Ông khuê nhấn mạnh, di chứng “hậu covid” không hề đáng sợ. chúng ta sẽ không còn hoang mang nếu chúng ta hiểu rõ về nó. tháng 10/2021, tổ chức y tế thế giới (who) đã công bố chính thức về khái niệm “hậu covid”. theo đó, “hậu covid” xảy ra ở người có tiền sử nhiễm sars-cov-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc covid-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.
Vào thời điểm đó, who cũng cho rằng “hậu covid-19” có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc covid-19. họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. nhìn chung, đối với mỗi cá nhân, “hậu covid” để lại một số tổn thương về mặt tinh thần và thể chất.
Tuy nhiên, theo thời gian, nhận thức về covid-19 nói chung cũng như di chứng “hậu covid” đã được nhận thức đầy đủ hơn. điểm nổi lên dễ thấy là sau khi khỏi bệnh một số người đã gặp phải những sang chấn tâm lý và một số triệu chứng hô hấp. người bệnh có thể cảm thấy stress, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, hồi hộp…. tuy nhiên, thực tiễn điều trị cũng như các nghiên cứu khoa học cũng đã ghi nhận điều tương tự của người bệnh mắc các bệnh nan y hay trong các đại dịch nguy hiểm trước đó.
Thực tế tại bệnh viện bạch mai cho thấy có trên dưới 50% bệnh nhân sau mắc covid-19 tới khám với triệu chứng hô hấp kéo dài đến khám được chụp x-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực thấy có tổn thương nhẹ; sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… nhiều trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa: ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy; buồn nôn, nôn, đau thượng vị; rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban… một số có việc giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ...
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, các triệu chứng đó ở đa số người sẽ nhanh qua, kể cả không nhất thiết phải có sự can thiệp y tế, hoặc điều trị kéo dài. nhưng cần chú ý, đối với bệnh nhân từng mắc covid-19 mức độ nặng/nguy kịch, cần can thiệp y tế nhiều trong giai đoạn điều trị chính của bệnh; hoặc những người có bệnh nền thì các vấn đề về “hậu covid” sẽ rõ rệt hơn. họ cần đi khám nếu những di chứng “hậu covid” ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe. “đặc biệt cần nhấn mạnh, đó là những người có chỉ định tái khám sau covid-19 của bác sĩ cần tới khám đúng lịch hẹn” - ông khuê lưu ý.
Hiện nay, đối với những di chứng về mặt tinh thần của người bệnh, bộ y tế đã giao bệnh viện tâm thần trung ương xây dựng phác đồ cụ thể để hướng dẫn các bác sĩ điều trị các triệu chứng có liên quan. về mặt thể chất, bộ y tế cũng đã chỉ đạo các bệnh viện hướng dẫn, đưa ra những bài tập để giúp người dân tập luyện phục hồi chức năng. đơn cử như bệnh viện phổi trung ương sẽ xây dựng những bài tập thở, phục hồi chức năng phổi.
Nhìn chung, khác với giai đoạn đầu, người bệnh mắc Covid-19 đều tập trung điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, còn nay, theo Bộ Y tế, thì người bệnh sẽ điều trị “hậu Covid” tại chính những bệnh viện chuyên khoa đã điều trị Covid-19 cho mình, nếu có yêu cầu. Từ đó, người bệnh sẽ được theo dõi, dự phòng và điều trị về tình trạng “hậu Covid” của mình dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ đúng chuyên khoa. Ví dụ sản phụ có thể gặp những vấn đề về “hậu Covid” liên quan tới chuyên khoa phụ sản, bởi vậy, chỉ cần quay lại bệnh viện sản để thăm khám, không cần thiết đi tới bệnh viện khác.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê.
Theo pgs.ts lương ngọc khuê, việc một vài bệnh viện thành lập phòng khám, chuyên khoa để thăm khám người bệnh “hậu covid” là tốt, nhưng không cấp bách. việc thành lập bệnh viện chuyên điều trị hậu covid-19 cũng là không thực tế. “tôi khẳng định, “hậu covid” không hề đáng sợ. rất nhiều trường hợp đã vượt qua các triệu chứng phổ biến “hậu covid” như trầm cảm, mất ngủ, lo âu kéo dài… chỉ bằng cách thay đổi suy nghĩ, tập luyện và cân bằng lại tâm lý. tuy nhiên, những trường hợp có bệnh nền, tổn thương đã được bác sĩ hẹn khám lại thì cần phải đi tái khám”- ông khuê nói.