Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hen suyễn và chế độ ăn uống: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Bệnh hen suyễn và chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn khoa học để hỗ trợ các biện pháp điều trị chuyên sâu.

bệnh hen suyễn và chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với nhau. trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn khoa học để hỗ trợ các biện pháp chuyên sâu.

Mối liên hệ giữa hen suyễn và chế độ ăn uống

Không có nghiên cứu cụ thể về việc thực phẩm có thể giúp bạn kiểm soát các cơn hen suyễn. tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng nếu duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học, cơ thể và hệ miễn dịch sẽ được cải thiện. điều này sẽ giúp bạn ít gặp các vấn đề về sức khỏe, trong đó có các cơn hen suyễn. nếu bổ sung những thực phẩm không lành mạnh bạn có thể bị dị ứng. dị ứng khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá và kích thích các triệu chứng bệnh hen suyễn phát sinh.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp bạn hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. thừa cân được xem là nguyên nhân khiến bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn. do đó, việc thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố rất cần thiết đối với bệnh nhân hen suyễn.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị hen suyễn

Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. nếu bạn mắc các vấn đề sức khỏe ngoài hen suyễn, các thực phẩm này có thể không phù hợp với bạn. vì vậy, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống phù hợp.

1.Thực phẩm nên bổ sung

Bệnh nhân hen suyễn nên bổ sung những thực phẩm sau để cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch và hạn chế các triệu chứng do bệnh phát sinh.

    Trái cây và rau củ

Trái cây và rau củ là một nguồn cung cấp các thành phần chống oxy hóa như beta carotene, vitamin C và E. Các chất này có thể làm giảm sưng phổi và giảm triệu chứng kích ứng (viêm) do gốc tự do gây ra. Ngoài ra, trong trái cây và rau củ còn chứa nhiều nước và khoáng chất. Chúng là những thành phần cần thiết thúc đẩy trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Hơn nữa, việc ăn nhiều rau xanh giúp bạn cải thiện cân nặng và vóc dáng. giảm thiểu nguy cơ thừa cân – béo phì. nếu bạn bị dị ứng với một số loại trái cây, cần tránh những loại quả đó.

    Thực phẩm giàu vitamin D

Bệnh nhân hen suyễn thường có hàm lượng vitamin d trong cơ thể thấp. do đó bạn nên bổ sung thực phẩm giàu thành phần này để hỗ trợ quá trình điều trị. thực phẩm giàu vitamin d bao gồm: sữa, trứng, cá, hải sản,… hoặc bạn có thể tắm nắng từ 6 – 8 giờ sáng để bổ sung vitamin d cho cơ thể.

Chỉ sau vài tuần bổ sung vitamin d vào chế độ dinh dưỡng, bạn sẽ nhận thấy các cơn hen suyễn giảm đi rõ rệt.

    Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin a là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. ngoài tác dụng đối với thị lực, thành phần này còn cải thiện chức năng phổi, giảm số lượng các triệu chứng do hen suyễn gây ra.

Vitamin A có trong các thực phẩm như: cà rốt, khoai lang, cải xoăn, rau bina, củ dền,…

    Thực phẩm giàu Magie

Hàm lượng magie ảnh hưởng đến thể tích phổi và khả năng hô hấp của cơ thể. do đó việc bổ sung nhóm thực phẩm giàu thành phần này là điều rất cần thiết đối với bệnh nhân hen suyễn.

Bạn có thể bổ sung magie trong các thực phẩm sau: hạt bí ngô, socola đen, cá hồi, rau bina, dưa hấu,..

Bên cạnh các nhóm thực phẩm này, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm lành mạnh khác để cân bằng giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

2. Thực phẩm nên hạn chế

Một số loại thực phẩm có thể làm gia tăng triệu chứng do bệnh hen suyễn gây ra. do đó bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này để hạn chế tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn

    Thực phẩm chứa Sulfites

Sulfites là chất bảo quản thường gặp trong các sản phẩm chế biến sẵn. Thành phần này kích thích tế bào ở phổi và làm phát sinh các cơn hen suyễn.

Bạn nên tránh những thực phẩm có chứa thành phần này, ví dụ như: rượu nho, trái cây sấy, nước đóng chai, tôm tươi và tôm đông lạnh, đồ lên men (dưa chua, kim chi,…),…

    Thực phẩm gây đầy hơi

Một số thực phẩm sẽ khiến bạn bị đầy hơi khi ăn. với người khỏe mạnh, các triệu chứng bụng khó tiêu và phình lên sẽ xuất hiện. tuy nhiên, bệnh nhân hen suyễn sẽ gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng khi thu nạp các thực phẩm này.

Khí sinh ra sẽ gây áp lực lên cơ hoành và gây tức ngực đối với bệnh nhân hen suyễn. điều này có thể kích thích các cơn hen phát sinh. vì vậy, bệnh nhân hen suyễn nên hạn chế bổ sung các thực phẩm này hoặc chỉ được sử dụng một hàm lượng nhỏ nếu có sự cho phép của bác sĩ. các thực phẩm gây đầy hơi: cải bắp, hành tây, đồ uống có gas, đồ ăn nhanh, món ăn có nhiều dầu, tỏi,…

    Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá và gây sưng phổi. bệnh nhân hen suyễn khi bị dị ứng sẽ rất dễ phát sinh cơn hen và các triệu chứng khác của bệnh.

Nếu bạn đã từng dị ứng với thực phẩm nào, hãy chắc rằng bạn không ăn nó trong thời gian điều trị hen suyễn. ngoài ra, bạn nên thận trọng với các thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như: sữa và chế phẩm từ sữa, lúa mì, hải sản,…

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị. bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để thiết lập chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian điều trị.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hen-suyen-va-che-do-an-uong)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY