Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Việc nhầm lẫn giữa hen suyễn và viêm phế quản gây khó khăn cho việc điều trị bệnh. Trong khi cả hai căn bệnh này đều nguy hiểm nếu không được chữa sớm

hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. cả hai dều làm cho cổ họng bị viêm, sưng và không khí khó di chuyển qua phổi. vì thiếu oxi nên gây ra tình trạng khó thở, ho và tức ngực.

Thông thường thì virus và các yếu tố từ môi trường như khói Thu*c lá, khói bụi,… hay gây ra viêm phế quản. Còn các yếu tố kích hoạt như phấn hoa, bụi trong không khí… có thể gây ra bệnh hen suyễn.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa hen suyễn và viêm phế quản.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Cả hen suyễn và viêm phế quản đều có các triệu chứng sau:

    Có tiếng khò khè khi thở

Nếu bị viêm phế quản thì khi ho hay kèm theo chất nhầy có màu vàng hoặc xanh lá cây. thông thường bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính hay có triệu chứng sốt nhẹ, ớn lạnh, nhức mỏi có thể. các triệu chứng thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần cho đến khi hết nhiễm trùng. đối với bệnh mạn tính thì kéo dài lâu hơn.

Còn bệnh hen suyễn thì tái phát nhiều lần. bệnh nhân bị hen suyễn có thể xuất hiện triệu chứng khi tập thể dục, gặp tác nhân dị ứng hoặc thậm chí ở tại nơi làm việc.

Nguyên nhân bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng đó là sự kết hợp giữ di truyền và môi trường. Tức là gen được thừa hưởng từ cha mẹ làm cho đường hô hấp của bạn nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các tác nhân gây dị ứng như khói Thu*c lá, phấn hoa, lông của chó mèo…

Bạn có nhiều khả năng bị hen suyễn nếu:

    Trong gia đình có người bị bệnh hen suyễn hoặc dị ứng

Viêm phế quản được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. viêm phế quản cấp tính do virus hoặc vi khuẩn gây ra. còn viêm phế quản mạn tính được kích hoạt bởi các tác nhân gây viêm đường hô hấp. đó có thể là khói Thu*c lá, ô nhiễm không khí, bụi bặm.

Bạn có nguy cơ cao là nạn nhân của bệnh viêm phế quản nếu:

    Hút Thu*c lá và thường xuyên tiếp xúc với khói Thu*c.

Phương pháp chẩn đoán khi bị hen suyễn và viêm phế quản

Nếu bạn ho, thở khò khè thì hãy gặp bác sĩ khi các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần. Bác sĩ sẽ dùng các biện pháp chẩn đoán để biết  được bạn đang mắc bệnh gì.

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng và hen suyễn của bệnh nhân cũng như gia đình. sau đó đưa ra các chẩn đoán ban đầu. ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm để kiểm tra triệu chứng hen suyễn và viêm phế quản. bao gồm:

    Đo phế dung: Bạn thổi vào một thiết bị, không khí chứa trong thiết bị sẽ cho thấy phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào.

Nếu nghi ngờ bị hen suyễn thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm xét nghiệm methacholine hoặc xét nghiệm phế quản.

Dị ứng thường là nguyên nhân của bệnh hen suyễn nên bạn có thể gặp bác sĩ dị ứng để xét nghiệm máu và da. biện pháp này giúp xác định chính xác tác nhân kích hoạt bệnh hen suyễn, bao gồm: bụi, nấm mốc, lông thú vật…

Điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính thường không dùng Thu*c kháng sinh để điều trị vì do virus gây ra. trong khi Thu*c kháng sinh thường chỉ để tiêu diệt vi khuẩn. bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng Thu*c giảm đau để đối phó với triệu chứng

Viêm phế quản mạn tính và hen suyễn có cách điều trị khá giống nhau. vì mục đích điều trị của cả hai căn bệnh này là giúp loại bỏ chất nhầy, giúp thở dễ dàng hơn. thông thường dùng các Thu*c sau:

    Thu*c giãn phế quản để làm giãn các cơ quanh hệ hô hấp, giúp người bệnh dễ thở hơn. Đồng thời, Thu*c này làm giảm lượng chất nhầy tiết ra. Thu*c được sử dụng dưới dạng hút, với các loại Thu*c có tên như sau: levalbuterol (Xopenex), albuterol (Proventil HFA, ProAir, Ventolin HFA)

Việc dùng bất cứ loại Thu*c nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc thay đổi liều lượng của Thu*c. Trong quá trình điều trị bệnh nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể hết hẳn khi hết nhiễm trùng. nhưng viêm phế quản mạn tính và hen suyễn thì gắn bó lâu dài và rất hay tái phát. chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa là hết sức cần thiết.

Phòng ngừa viêm phế quản và hen suyễn

Những triệu chứng bệnh thường làm bạn vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh là hết sức quan trọng.

    Từ bỏ việc hút Thu*c lá để tránh tác nhân gây hại.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa hen suyễn và viêm phế quản. việc phân biệt rõ ràng rất khó nên khi có những triệu chứng bất thường bạn hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/hen-suyen-va-viem-phe-quan)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY