Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Hết Chanel lại tới Dior đua nhau tăng giá giữa đại dịch, nguyên nhân là gì đây?

Động thái tăng giá bán của các nhà mốt lớn khiến không ít người tiêu dùng băn khoăn, liệu chiến lược này có thành công như mong đợi?

Năm 2020 ắt hẳn là cơn ác mộng kinh khủng nhất khi cả thế giới phải ra sức vật lộn, chống chọi với đại dịch covid. ảnh hưởng tiêu cực của nó bao trùm lên toàn bộ thế giới, mà trong đó đối tượng phải hứng chịu thiệt hại lớn nhất có lẽ là giới kinh doanh, cụ thể ở đây là ngành công nghiệp thời trang - xa xỉ phẩm.

 - Ảnh 1.

Khỏi nói cũng biết, các thương hiệu cao cấp đang gặp nguy giữa những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19

Lệnh cấm di chuyển, tụ tập đông người mua sắm, các show diễn bị hủy bỏ,... nhanh chóng đẩy các thương hiệu vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dù nhanh chóng thích ứng với tình hình, đẩy mạnh quảng bá và thúc đẩy mua bán online, chạy các chương trình giảm giá và khuyến mãi cực hời thế nhưng không phải chú cá nào cũng sống sót qua cơn bão. Ấy thế mà giữa lúc nền kinh tế đang lâm nguy, vẫn có những thương hiệu làm điều ngược lại - tăng giá sản phẩm. Vậy đâu là lý do thực sự đằng sau điều "ngược ngạo" này?

 - Ảnh 2.

Thông báo điều chỉnh giá sản phẩm đến từ hai nhà mốt lớn chanel và louis vuitton khiến người hâm mộ không khỏi băn khoăn. tuy nhiên, việc tăng giá bán chỉ áp dụng với một số mặt hàng túi xách nhất định cùng một số sản phẩm đồ da khác, còn lại vẫn giữ nguyên.

 - Ảnh 3.

Chanel cho biết mức giá sẽ tăng từ 5 đến 17%. và nó áp dụng cho nhóm túi xách mang tính biểu tượng của hãng như chanel 11.12 và 2.55, cũng như dòng túi chanel boy, gabrielle và chanel 19 cùng với một số mặt hàng đồ da nhỏ

 - Ảnh 4.

Trong khi đó thì Louis Vuitton đã có 2 lần tăng giá trong năm 2020. Một lần vào tháng 3 khoảng 3% và tháng 5 tăng 5% cho toàn bộ dòng túi xách, cụ thể: mẫu Onthego GM tote tăng hơn 210 USD trong vòng 3 tháng, những món đồ phom dáng cổ điển như Neverfull, Speedy và Alma cũng tăng hơn 60-70 USD so với hồi đầu năm

 - Ảnh 5.

Các thương hiệu đình đám khác của Tập đoàn xa xỉ LVMH như Dior, Gucci, Prada và Ferragamo của Tập đoàn Kering cùng nhiều thương hiệu khác như Bvlgari, Tiffany&Co. cũng đã tăng giá trong năm 2020

 - Ảnh 6.

Đất nước tỉ dân - Trung Quốc Đại Lục chính là nơi được các thương hiệu "chọn mặt gửi vàng" đầu tiên. Lý do là vì Trung Quốc thúc đẩy 90% tăng trưởng ngành xa xỉ toàn cầu vào năm 2019. Louis Vuitton báo cáo doanh số hãng tăng mạnh trong quý đầu năm 2020, cụ thể từ giữa tháng 3 khi các cửa hàng bắt đầu hoạt động lại

 - Ảnh 7.

Dù sức tiêu thụ hàng hiệu khủng nhưng từ lâu nay người tiêu dùng trung quốc chỉ mua 1/3 số hàng cao cấp tại quê nhà, còn lại họ thường tranh thủ mua từ những chuyến du lịch nước ngoài vì giá cả rẻ hơn

Trong tình hình dịch không di chuyển được, doanh số bán hàng ở nước ngoài ở mức 0, vậy nên các nhà phê bình cho rằng doanh số tiêu thụ ở Trung Quốc phải tăng gấp đôi hoặc gấp ba để bù lại sự thất thoát này.

 - Ảnh 8.

Tuy vậy, đại diện chanel phát biểu rằng động thái tăng giá bán không liên quan đến đại dịch mà chỉ là một phần của chiến lược tái thẩm định mức giá hiện tại. cứ mỗi hai lần một năm, các thương hiệu sẽ điều chỉnh giá để đáp ứng điều kiện thị trường, đặc biệt là trong tình huống chi phí sản xuất và nguyên liệu thô tăng liên tục, cũng như các biến động trong tỷ giá hối đoái. đây là biện pháp cần thiết để thương hiệu tiếp tục đầu tư và duy trì các tiêu chuẩn cốt lõi (tính biểu tượng và tuổi thọ sản phẩm) của quá trình sáng tạo thủ công.

 - Ảnh 9.

Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như: Việc tăng giá tại thị trường châu Á (Trung, Hàn, Nhật) cũng giúp giảm khoảng cách với giá cả của phần còn lại trên thế giới, dù theo số liệu, giá của một mặt hàng tương đương ở Trung Quốc thường cao hơn 30% so với ở châu Âu. Các nhà phê bình cũng cho rằng việc tăng giá chính là để kích người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nữa cho các mặt hàng xa xỉ phẩm trong tương lai.

 - Ảnh 10.

Dù sao, đây vẫn là một ván đầu tư có lợi và ít rủi ro nhất vì khi những mặt hàng tăng giá, ví dụ như chiếc túi chanel 2.55, thì giá trị của nó theo thời gian là vẹn nguyên, thậm chí tăng chứ không giảm, đặc biệt là trong bối cảnh con người ngày càng thích quay ngược về quá khứ, khao khát sở hữu những món đồ vintage độc nhất vô nhị. vậy nên bạn hoàn toàn có thể bán lại em chanel 2.55 của mình với giá cao hơn nhiều lần giá bạn đã mua ban đầu trong tương lai, nhất là khi bạn may mắn có được em nó bản limited.

Cuối cùng, việc tăng giá sẽ giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm, từ đó đem đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm tốt hơn trong tương lai. Nếu thành công ở thị trường đại lục, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ là những đích đến tiếp theo cho các "ông lớn" này.

Ảnh: The Style Stalker, Internet

Nguồn: Tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/het-chanel-lai-toi-dior-dua-nhau-tang-gia-giua-dai-dich-nguyen-nhan-la-gi-day-20210303132603468.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY