Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hiểu đúng về đường lây bệnh truyền nhiễm

Các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường sinh sôi và phát tán rất nhanh nên có thể gây ra nhiều rủi ro khó lường trước.

Lây truyền qua đường giọt bắn

Khi người bệnh ho, hắt hơi làm bắn ra những giọt bắn có chứa các mầm bệnh. Các giọt bắn có kích thước rất khác nhau, thường trên 5μm, có khi lên tới 30μm hoặc lớn hơn. Những giọt bắn này sẽ làm cho những người tiếp xúc với người bệnh trong phạm vi dưới 1 mét, nếu không được bảo vệ có thể lây nhiễm, đây là con đường nguy hiểm bởi chúng ta không bao giờ biết trước được khi nào mình muốn ho và ho ở đâu. Do vậy, con đường này là một trong những con đường phát tán nguồn bệnh nguy hiểm khó kiểm soát, và chỉ có ý thức cao của mỗi người dân mới có thể giúp hạn chế lây lan. Một số tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn cũng có thể truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp.

Phương thức lây bệnh qua giọt bắn khác với phương thức lây bệnh qua đường tiếp xúc là ở chỗ tác nhân gây bệnh chứa trong các giọt bắn phát ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi, miệng của người tiếp xúc; các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có trong các giọt bắn có thể truyền bệnh từ người sang người trong một khoảng cách ngắn (dưới 1 mét). những nhóm bệnh thường lây qua đường này là các nhóm virus, vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp như: adenovirus, cúm mùa, sars, cúm gia cầm a/h5n1, cúm a/h1n1, haemophilus influenza type b. viêm phổi do bạch hầu, dịch hạch, mycoplasma. nhiễm não mô cầu, quai bị, parvovirus, rubella...

Lây truyền qua đường không khí

Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc làm những thủ thuật xâm lấn vào đường thở nhằm hỗ trợ hô hấp như hút đàm, thở máy hoặc nội soi đường thở. Khi những người bệnh này ho, hắt hơi sẽ làm bắn ra những giọt bắn có chứa mầm bệnh có kích thước rất nhỏ (dưới 5µm), những hạt này bay ra môi trường xung quanh sẽ lơ lửng trong không khí và khi khô chúng trở nên rất nhẹ, có thể bay đi rất xa, vì thế nếu chúng ta hít phải nó có thể đi vào đường thở, vào tận phổi và gây bệnh.

các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường sinh sôi và phát tán rất nhanh.

Những bệnh lây qua đường này bao gồm 3 nhóm bệnh chính là lao, sởi, thủy đậu và những người bệnh bị cúm A, SARS có can thiệp và hỗ trợ hô hấp có thể làm phát tán nguồn bệnh này. Hiện nay đã có vắc-xin để tiêm phòng tạo miễn dịch chủ động ngăn ngừa 3 nhóm bệnh chính là lao, sởi và thủy đậu ngay từ khi còn nhỏ. Do vậy, chỉ có những người chưa tiêm ngừa, người suy giảm miễn dịch (người già, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính) sẽ có nguy cơ cao khi có tiếp xúc gần với nguồn nhiễm.

Lây truyền qua đường tiếp xúc

Lây truyền qua đường tiếp xúc là kiểu lây nhiễm nghiêm trọng và phổ biến nhất trong nhiễm khuẩn bệnh viện và được chia làm 2 loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp và lây nhiễm qua tiếp xúc gián tiếp.

Truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi các tác nhân gây bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người bệnh hoặc từ người bệnh sang nhân viên y tế mà không qua các vật trung gian, các phương thức lây truyền trực tiếp. Lây nhiễm qua đường tiếp xúc gián tiếp là lây nhiễm do tiếp xúc giữa cơ thể cảm thụ với vật trung gian đã bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, thường là các dụng cụ, thiết bị y tế, bơm kim tiêm, quần áo đã bị nhiễm bẩn hoặc tay bẩn.

Những nhóm bệnh thường lây qua đường này là: nhiễm khuẩn đường ruột; nhiễm khuẩn đường hô hấp (virus gây bệnh đường hô hấp như virus hợp bào, virus cúm, giả cúm và virus gây bệnh cảnh tay chân miệng (Enterovirus); Nhiễm khuẩn da có tính lây cao như bạch hầu da, herpes, chốc, viêm mô tế bào, nhọt do tụ cầu ở trẻ em...

Nhiễm khuẩn qua đường máu với các bệnh nguyên qua đường máu cũng được coi là lây truyền qua đường tiếp xúc. Phơi nhiễm với các bệnh qua đường máu xảy ra do kim tiêm hoặc do các vật sắc nhọn bị dính máu/dịch tiết của người bệnh đâm phải hoặc do mắt, mũi, miệng, da không lành lặn tiếp xúc với máu/dịch tiết của người bệnh. Trong đó, lây chủ yếu qua tổn thương do kim tiêm hoặc vật sắc nhọn. Ngoài ra máu, chất tiết và chất bài tiết còn có thể từ môi trường và dụng cụ bị nhiễm truyền qua niêm mạc, da không lành lặn vào người bệnh và nhân viên y tế. Các tác nhân thường gặp bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C, Cytomegalo virus, giang mai... 

BS. Lê Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hieu-dung-ve-duong-lay-benh-truyen-nhiem-n186507.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh truyền nhiễm

Tin cùng nội dung

  • Bệnh quai bị thường xuất hiện vào mùa đông - xuân và có thể gây thành dịch. Bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi học đường và có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Thời gian qua, cả nước xảy ra nắng nóng kéo dài, đặc biệt miền Trung có ngày nóng tới 40 - 41oC. Nắng nóng làm cơ thể chúng ta mệt mỏi, rã rời, sức đề kháng giảm sút nên rất dễ bị cảm nắng, sốt…
  • Bạn hãy cẩn thận với những món ăn lạ trên đường du hí nhé bởi nếu bị đau bụng thì sẽ mất vui cả chuyến đi.
  • Đây là cách ăn mà người ăn được người khác nhai mớm cho trẻ. Cách ăn này không phổ biến nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi...
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN, mỗi năm VN có 3,5 triệu người mắc các bệnh như cúm, tả, thương hàn, sốt xuất huyết và viêm màng não.
  • Uống một ly nước chanh không chỉ giúp bạn giải khát mà còn bổ sung nhiều dưỡng chất, qua đó ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Đất nước Sudan, nơi phải chịu chiến tranh kéo dài tàn phá đang phải đối mặt với sự hoành hành của các bệnh truyền nhiễm.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Một nhà khoa học Mỹ quả quyết, chứng trầm cảm nên được tái định nghĩa là một căn bệnh truyền nhiễm, thay vì một rối loạn cảm xúc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY