Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Hiệu quả khả quan của vắc xin COVID-19 dạng hít dùng một liều duy nhất

(MangYTe) - Các nhà nghiên cứu tại Đại học Iowa hiện đang thử nghiệm vắc xin COVID-19 dạng hít. Kết quả cho thấy nhiều điểm hứa hẹn trong các thử nghiệm trên động vật.

Theo gs. bs paul, đại học iowa, trưởng nhóm nghiên cứu, nếu vắc xin covid-19 mới có hiệu quả trên người, nó có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền sars-cov-2 và kiểm soát đại dịch covid-19.

Các loại vắc xin hiện dùng có khả năng chống lại COVID-19 rất tốt, tuy nhiên phần lớn dân số thế giới vẫn chưa được tiêm chủng. Vì thế, nhu cầu cấp thiết lúc này là phải có thêm các loại vắc xin khác dễ sử dụng và đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn lây truyền bệnh tật.

Thử nghiệm vắc xin COVID-19 dạng hít cho hiệu quả khả quan. Ảnh minh họa

Vắc xin ở dạng hít, dùng một liều duy nhất tương tự như những loại Thu*c thường được sử dụng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm mùa. Vắc xin sử dụng một loại virus vô hại mang tên parainfluenza 5 (PIV5) để chuyển các protein gai đột biến SARS-CoV-2 vào trong tế bào, kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại sự lây nhiễm COVID-19. Điều đặc biệt của loại vắc-xin này là khả năng bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường trong ít nhất 3 tháng.

Trong thử nghiệm trên chuột, vắc xin giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch cục bộ liên quan đến kháng thể và miễn dịch tế bào. Đồng thời cung cấp sự bảo vệ hoàn toàn chống lại virus SARS-CoV-2 gây ch*t người. Trên chồn sương, vắc xin ngăn ngừa lây nhiễm, ngăn chặn sự lan truyền coronavirus từ những con chồn bị nhiễm bệnh sang những con khác trong cùng một lồng.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển nền tảng vắc xin này trong hơn 20 năm và bắt đầu nghiên cứu công thức mới để chống lại covid-19 trong những ngày đầu của đại dịch. các nhà khoa học lưu ý thêm, dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy vắc xin này không chỉ bảo vệ chống lại nhiễm covid-19 mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền dịch bệnh.

Tuy nhiên, nghiên cứu trên động vật không phải lúc nào cũng đem lại thành công ở người. cần tìm hiểu sâu hơn nữa để đi đến khẳng định kết quả của nghiên cứu này.

Trong diễn biến liên quan tới vắc xin COVID-19, mới đây, WHO kêu gọi các nước giàu không đặt thêm vắc xin để tiêm nhắc lại do nhiều nước trên thế giới chưa có vắc xin.

Ông Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh số ca Tu vong đang tăng lên do dịch bệnh COVID-19 và biến thể Delta chiếm ưu thế. Nhiều nước chưa có đủ vắc xin để bảo vệ cho người lao động.

Hiện đã có một số nước ủng hộ tiêm nhắc lại toàn bộ hoặc một phần. nga đã cho tiêm nhắc lại với vắc xin covid-19 từ đầu tháng 7-2021 cho những ai đã hoàn thành tiêm chủng cách đây 6 tháng. đây là nước đầu tiên tiến hành tiêm nhắc lại.

Trước đó Israel bắt đầu cho phép tiêm mũi vắc xin của Pfizer/BioNTech thứ ba cho tất cả bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Israel đang gia tăng trở lại.

Thái Lan sẽ tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin của AstraZeneca cho những ai đã được tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Indonesia cũng có kế hoạch tiêm nhắc lại nhưng chỉ cho các nhân viên y tế. Các nước Anh, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ có kế hoạch hoặc đã đặt mua vắc xin để tiêm nhắc lại vào năm sau.

An Dương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/vac-xin-covid-19-dang-hit-co-kha-nang-kiem-soat-dai-dich-d188992.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY