Những năm gần đây, các bệnh viện tuyến trên, tuyến dưới đã có sự phối hợp liên viện, nhờ đó, nhiều bệnh nhân đã thoát khỏi tay tử thần trong gang tấc.
Sản phụ P.T.A. (ngụ xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) đang được theo dõi sau ca “thập tử nhất sinh” tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. Ảnh: K.Ngọc |
Chiều 22-11, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thống Nhất nhận được cuộc gọi từ Bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán về một sản phụ đang trên đường chuyển viện trong tình trạng nguy kịch.
Khoảng hơn 1 tiếng sau, ngay khi vào viện, sản phụ P.T.A. (ngụ xã Phú Ngọc, huyện Định Quán) được chuyển thẳng vào phòng mổ để hồi sức và mổ cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Đình Lợi, Khoa Phẫu thuật - gây mê - hồi sức Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho hay, khi bệnh viện tiếp nhận sản phụ đã trong tình trạng rất nặng: hôn mê sâu, đồng tử giãn và máu chảy ồ ạt dưới *m đ*o chứng tỏ có tổn thương não do tụt huyết áp lâu.
Các bác sĩ phải sử dụng Thu*c vận mạch, Thu*c chống ngưng tim liều cao và “bơm máu” để bù lượng máu đã mất. “Hàng chục y, bác sĩ phải mất 1 tiếng hồi sức liên tục, truyền khoảng 2 lít máu, sản phụ mới bắt đầu có dấu hiệu của sự sống. Chúng tôi phải hội chẩn toàn viện và đánh giá, sản phụ có khả năng Tu vong đến 90%” - bác sĩ Lợi kể.
Bên ngoài phòng mổ, Ban giám đốc bệnh viện “alo” cho Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đề xuất cử bác sĩ sang hỗ trợ chuyên môn. Tất cả y, bác sĩ làm việc căng thẳng liên tục suốt gần 4 giờ để khâu hết vết rách và giữ lại tử cung cho sản phụ. Sản phụ được truyền tới 8,5 lít máu, gấp đôi số máu của toàn cơ thể nên rất nhiều tai biến “chờ” bệnh nhân sau mổ như: sốc phản vệ, suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết. 5 ngày sau mổ, dù sản phụ tỉnh nhưng Bệnh viện đa khoa Thống Nhất phải chuyển sản phụ lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) tiếp tục chữa trị vì các tai biến đã dự báo trước đó. Sau khi các triệu chứng trên được điều trị ổn định, sản phụ đã được chuyển về Bệnh viện đa khoa Thống Nhất để tiếp tục theo dõi.
Cũng nhờ sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các bệnh viện, trước đó Trung tâm y tế (TTYT) huyện Nhơn Trạch đã phối hợp với Bệnh viện Quận 2 (TP.Hồ Chí Minh) cứu sống một bệnh nhân bị T*i n*n lao động nặng. Cụ thể, bệnh nhân M.V.C. (ngụ ấp Vĩnh Tuy, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch) bị cây sắt rơi từ trên cao đập vào bụng khiến bệnh nhân bị sốc mất máu, mạch và huyết áp đều không đo được, hôn mê sâu.
Bác sĩ Hồ Thanh Phong, Giám đốc TTYT huyện Nhơn Trạch cho hay, khi bác sĩ mở ổ bụng, máu chảy rất nhiều. Bệnh nhân mất khoảng 3 lít máu và trộn lẫn thức ăn nên các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị vỡ ruột non và đại tràng. Khi thấy ca bệnh nặng, bệnh viện đã liên hệ với Bệnh viện Quận 2 để hỗ trợ cứu sống bệnh nhân C.
Thời gian qua, với những bệnh nhân nặng, vượt quá khả năng chữa trị của đơn vị, TTYT huyện Nhơn Trạch đều chuyển viện lên các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện đa khoa Ðồng Nai, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất hoặc Bệnh viện Quận 2 TP.Hồ Chí Minh. “Vừa chuyển viện, chúng tôi vừa gọi điện thông báo tóm tắt tình hình của bệnh nhân cho bệnh viện tuyến trên chuẩn bị con người, phương tiện cứu bệnh nhân nhanh nhất” - bác sĩ Phong nhấn mạnh.
Việc thông báo trước về ca bệnh với các bệnh viện tuyến trên là việc làm cần thiết, nhất là những ca nhồi máu cơ tim, đa chấn thương nặng… Bác sĩ Bùi Văn Linh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho rằng, thực tế khoa đã cứu sống nhiều ca bệnh nặng được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới với sự thông báo trước. Khoa đã từng cứu sống bệnh nhân Nguyễn Văn T. (ngụ xã Ðồi 61, huyện Trảng Bom) bị đâm ngang cổ khiến vùng cơ cổ đứt sâu; đứt tĩnh mạch cảnh trong...
“May mắn là TTYT huyện Trảng Bom đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, chuyển viện sớm và báo trước cho chúng tôi nên bệnh nhân mới thoát khỏi lưỡi hái tử thần, bởi chỉ cần chậm vài phút, bệnh nhân sẽ Tu vong do mất quá nhiều máu. Chúng tôi phải mổ cấp cứu xử lý tổn thương và truyền gần 5 lít máu (thay máu toàn bộ cơ thể) để cứu sống bệnh nhân” - bác sĩ Linh nói.
Không chỉ cứu sống bệnh nhân, việc phối hợp này còn giúp các bệnh viện “bù khuyết” cho nhau. Những năm trước đây, các trường hợp bị tim bẩm sinh được phát hiện tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai đều chuyển bệnh lên các bệnh viện ở TP.Hồ Chí Minh để phẫu thuật. Nhưng gần 2 năm nay, bệnh viện đã chuyển bệnh nhi sang Bệnh viện đa khoa Đồng Nai (với sự hỗ trợ về mặt chuyên môn của Bệnh viện nhi đồng 1 TP.Hồ Chí Minh) để mổ tim. Sau mổ, bệnh nhi sẽ được chuyển lại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai để tiếp tục theo dõi, chăm sóc.
“Chúng tôi đã đào tạo bác sĩ về siêu âm, chẩn đoán và hồi sức tim… nhưng chưa đủ cơ sở vật chất, con người để triển khai mổ tim. Việc phối hợp giữa 2 bệnh viện vừa bổ sung nhân lực còn thiếu giữa hai bên, vừa giúp cho chúng tôi có “đất dụng võ” - bác sĩ Nguyễn Thị Ly Ly, Trưởng khoa Tim mạch - thận niệu Bệnh viện nhi đồng Ðồng Nai cho hay. Đến nay đã có 4 trẻ em đã được mổ tim thành công từ sự phối hợp này.
Bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc Sở Y tế cho rằng, gặp các ca bệnh nặng, vượt quá khả năng, kể cả mổ cấp cứu hay mổ chương trình (có sự chuẩn bị trước), các cơ sở y tế đều phải thực hiện hội chẩn toàn viện, liên viện. Trong quá trình chuyển viện, tuyến dưới thông báo sơ bộ tình trạng bệnh nhân cho bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị sẵn nhân lực, Thu*c men… cấp cứu bệnh nhân, nâng cao cơ hội sống cho người bệnh. |