Kem chống nắng có tác dụng làm giảm tác hại của ánh sáng mặt trời đối với da khi ra nắng, thực chất là làm giảm tác dụng của tia UVB và UVA. Mục đích của việc sử dụng là làm cho da khỏi bị cháy, rám và ung thư da. Kem chống nắng được đo bằng chỉ số chống nắng SPF (sun protection factor) - là chỉ số thể hiện khoảng thời gian có thể bảo vệ da và chỉ số PA / / , được ghi trên mỗi sản phẩm.Vậy chỉ số đó nghĩa là gì? Chúng ta phải hiểu như thế nào là đúng?
Các loại kem chống nắng khác nhau sẽ có chỉ số SPF khác nhau. Chỉ số SPF thấp nhất trong kem chống nắng thường là 15. Theo nguyên tắc thì chỉ số SPF 30 lọc được 95% các tia UV và chỉ số trên 50 thì lọc được 97% (chỉ hơn có 2%). Vì vậy, chúng ta thường mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da tốt hơn mà không biết rằng da đang bị tổn thương khi sử dụng sai chỉ số. Thực chất, chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời được lâu hơn chứ không tốt hơn loại có chỉ số thấp. Kem chống nắng có chỉ số SPF 20 - 30 được chỉ định dùng cho làn da sáng và SPF dưới 20 cho da sẫm. Thông thường loại được sử dụng nhiều hơn cả là chỉ số SPF 30 -50. Các chỉ số SPF rất cao (60-100) chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt như đang điều trị nám hay dị ứng ánh nắng. Nhiều người chọn dùng kem chống nắng có SPF rất cao (trên thị trường có loại kem chống nắng với SPF 81), tức là thời gian bảo vệ da khỏi bức xạ mặt trời kéo dài hơn. Tuy nhiên, vì độ SPF càng lớn, kem lưu trên da lâu quá, nó sẽ kết hợp với chất tiết của da, dịch mồ hôi tạo ra các phản ứng hóa học, sinh ra các gốc tự do làm cho da tổn thương và biến màu. Khi đó, những hiện tượng đồi mồi, tàn nhang sẽ tăng lên.
Theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da, hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 -15 phút, tùy thuộc vào thời điểm tiếp xúc với tia UV mạnh hay yếu và đặc điểm làn da mỗi người. Tuy nhiên, tác dụng này không ổn định do bụi bẩn, mồ hôi, quần áo và nước cũng như cách sử dụng kem chống nắng. Do đó, thời gian bảo vệ da khỏi tia UV thực tế của các loại kem chống nắng chỉ bằng khoảng 50-60% thời gian trên lý thuyết. Như vậy, nếu sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 thì thời gian khả năng da được bảo vệ là khoảng 200 phút. Hơn nữa, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 30 phút để kem phát huy tác dụng hoặc có thể sử dụng kem chống nắng làm kem nền khi trang điểm.
Chỉ số PA: được viết tắt bởi PFA (Protection Factor of UVA) là chỉ số nói lên khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của kem chống nắng. Trên thực tế, hầu hết kem chống nắng đều có khả năng lọc tia UVB rất ít sản phẩm có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVA. Vì vậy, các hãng sản xuất mỹ phẩm mới đưa ra chỉ số PA theo các theo các mức tương ứng:
PA : Có hiệu quả chống tia UVA (Mức độ 40-50%)
PA : Rất hiệu quả chống tia UVA (Mức độ 60-70%)
PA : Hiệu quả chống tia UVA cao nhất (Mức độ 90% trở lên, tối đa là 98%)
Nên bôi thử kem vào cánh tay trước khi bôi lên các vùng da khác.
Tất cả mọi người đều nên sử dụng kem chống nắng ngay từ khi còn trẻ để bảo vệ làn da của mình. Những người có làn da mỏng, sáng màu, dễ bắt nắng, nhất thiết phải dùng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Những người bị bệnh da như: bệnh da nhạy cảm ánh sáng, bệnh lupus đỏ hệ thống, bệnh chất tạo keo..., những bệnh nhân đang dùng các loại Thu*c nhạy cảm với ánh sáng (doxycyclin, tetracyclin...) thì nên dùng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ.
Để kem chống nắng phát huy hiệu quả bảo vệ thực sự, trước hết phải chọn kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp với màu da của mình và mục đích sử dụng (dùng hàng ngày hay dùng khi đi làm ngoài trời, tắm biển...). Với từng loại màu da, mỗi người có thể chọn cho mình kem chống nắng phù hợp. Đối với những người có màu da bình thường và tiếp xúc với ánh nắng không nhiều có thể sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF dưới 30. Người thường xuyên phải ra nắng nên chọn kem chống nắng có chỉ số trung bình khoảng 30 - 50 để dùng hàng ngày. Nhưng khi ra ngâm tắm ngoài bãi biển có thể sử dụng loại có chỉ số chống nắng cao hơn 50 (50 ). Người da trắng do tế bào sắc tố của da ít nên rất dễ bắt nắng vì thế cần dùng kem chống nắng có chỉ số cao hơn người da vàng và da đen.
Không nhất thiết phải thoa quá nhiều kem chống nắng mà chỉ cần thoa một lớp kem mỏng. Nếu thoa quá dày, lớp kem thừa không kịp thẩm thấu vào da sẽ là nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng da trong mùa hè. Khi dùng kem chống nắng để tắm biển, sau khi ngâm mình trong nước biển khoảng 50 phút, nên làm sạch, lau khô cơ thể và bôi lại một lớp kem mới để bảo vệ da.
Tránh bôi kem chống nắng vào niêm mạc vì một số loại kem chống nắng có thể gây kích ứng nếu dính vào vùng niêm mạc như mắt, miệng...
Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại Thu*c ngoài da khác. Đôi khi dùng chung các Thu*c này có thể xảy ra hiện tượng tương tác Thu*c gây ảnh hưởng tới da, thậm chí gây kích ứng, dị ứng da.
Lưu ý: Trước khi bôi kem chống nắng, nên bôi thử một ít kem vào vùng da nhỏ chừng 1cm2 ở vùng trong cánh tay trong 3 - 4 ngày nếu không có dấu hiệu gì thì có thể yên tâm bôi rộng ra cả mặt. Khi bôi thử mà có dấu hiệu bất thường thì phải ngừng bôi ngay và tìm kiếm các loại kem khác.
Kích ứng da: Sau khi bôi kem da bị đỏ lên, dày bì, căng rát và cảm thấy rấm rứt, khó chịu.
Dị ứng: Do da không chịu được thành phần nào đó có trong kem chống nắng: da đỏ lên, phù nề, ngứa. Nặng hơn thì có thể bị các mụn nước dày đặc, chảy nước.
Nếu thấy có các dấu hiệu trên, phải ngừng sử dụng kem chống nắng, đến ngay bác sĩ chuyên khoa da liễu khám và điều trị.
Chủ đề liên quan:
kem chống nắng