Khoa học hôm nay

Hình ảnh hiếm có về rồng biển có màu hồng ngọc

Các nhà khoa học lần đầu tiên quay được hình ảnh về loài rồng biển có màu hồng ngọc hiếm thấy trong tự nhiên tại vùng biển phía tây Úc.

Hình ảnh hiếm có về

Hình ảnh về rồng biển hồng ngọc

Rồng biển thuộc họ nhà cá, được biết đến với tên gọi là hải long hoặc cá rồng biển. cá rồng biển hồng ngọc có tên khoa học là phyllopteryx dewysea là một loài thuộc chi này.

Theo tờ daily mail, cá rồng biển hồng ngọc được xác định là một loài mới vào năm 2015 sau khi các nhà khoa học phân tích adn trên những mẫu cá thể khô sưu tầm trong bảo tàng. lần đầu tiên tìm thấy mẫu cá thể khô từng trôi dạt vào bờ vào năm 1919.

rồng biển hồng ngọc, họ hàng với cá ngựa, là loài thứ ba trên thế giới được tìm thấy. hai loài cá rồng biển khác có màu xanh lá cây và da cam.

Sắc đỏ đậm của cá rồng biển hồng ngọc cho thấy nó sống ở vùng nước sâu hơn hai loài còn lại. bóng tối bao trùm ở độ sâu như vậy đóng vai trò như một dạng ngụy trang.

Giáo sư Greg Rouse, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California, Mỹ cho biết video được thực hiện tại vùng nước sâu 55 m thuộc quần đảo Recherche.

Greg rouse nói: "trước đây, chưa ai từng tin rằng có loài cá rồng biển mới tồn tại".

Hai năm gần đây người ta phát hiện thêm nhiều mẫu vật cá rồng biển hồng ngọc trôi vào bờ. tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quay được video về loài này.

Đoạn video sử dụng camera ghi hình trong điều kiện ánh sáng yếu vì loài cá rồng biển hồng ngọc này sống ở khu vực nước sâu 55 mét. cá rồng biển hồng ngọc dài khoảng 25cm. chúng sử dụng đuôi để bám vào những tảng đá tránh bị nước biển mạnh cuốn trôi.

Một đồng tác giả nghiên cứu cho biết rằng vùng biển phía tây úc là khu vực có môi trường sống đa dạng. mỗi loài tìm thấy ở đây đều xứng đáng được chú ý. các nhà khoa học hy vọng môi trường sống của loài cá rồng biển hồng ngọc được bảo vệ càng sớm càng tốt.

1

Theo Hoàng Dung/Infonet

Link bài gốc Lấy link

https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/hinh-anh-hiem-co-ve-rong-bien-lan-dau-xuat-hien-232083.html


Theo Hoàng Dung/Infonet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/hinh-anh-hiem-co-ve-rong-bien-co-mau-hong-ngoc/20210216094816062)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY