Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Ho khan: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ho khan là tình trạng khí quản phản ứng lại với chất kích thích từ bên ngoài. Và để điều trị , bạn cần tìm hiểu rõ kiến thức tổng quan về bệnh.

ho khan là tình trạng ho không có đờm hoặc chất nhầy không được sản xuất. nguyên nhân gây ho khan có thể là do vi rút, vi khuẩn gây ra nhưng cũng có thể là do dị ứng.

Ho khan là gì?

Ho khan là tình trạng ho kéo dài nhưng không chứa đờm hoặc chất nhầy. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của bệnh nhân.

Ho khan có thể liên quan đến yếu tố cảm lạnh, cảm cúm. Và bệnh thường có xu hướng kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần. Tùy theo đối tượng và thời gian ho mà bệnh sẽ được mô tả khác nhau, cụ thể:

    Ở người lớn và trẻ em, nếu ho hơn 2 tuần được mô tả là ho cấp tính.

Nguyên nhân gây ho khan và dấu hiệu nhận biết

Để phòng ngừa và khắc phục tốt các triệu chứng ho khan, người bệnh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. dưới đây là một trong những tác nhân gây ho khan khá phổ biến.

1/ Do bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp. là tình trạng đường thở bị sưng tấy và thu hẹp. và ho khan chính là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. ngoài ra, hen suyễn còn kèm theo các biểu hiện điển hình như:

    Khó thở, thở khò khè.

⇒ điều trị: người bệnh có thể sử dụng một số loại Thu*c corticosteroid dạng hít có tác dụng điều trị lâu dài như:

    Triamcinolone (Azmacort)

Hoặc cũng có thể dùng Thu*c có tác dụng ngắn để cải thiện bệnh như Thu*c giãn phế quản albuterol (Ventoline, Proventil).

2/ Do trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid dạ dày bị đẩy ngược từ dạ dày lên ống thực quản. khi đó, acid dạ dày có thể gây kích ứng thực quản và tạo ra phản xạ ho, ho khan. nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang mãn tính và cơn ho ngày càng dai dẳng hơn.

Bên cạnh tình trạng ho khan, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gây những biểu hiện sau:

    Ợ chua, ợ nóng.

⇒ điều trị: hầu hết mọi người đều điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng Thu*c. Thu*c giảm acid không kê đơn như lansoprazole (prevacid) và omeprazole (prilosec) thường được bệnh nhân dùng để kiểm soát triệu chứng do trào ngược acid gây ra.

3/ Bệnh ho gà

Trong giai đoạn đầu ho gà thường rất dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường của bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, khi bệnh chuyển nặng chúng thường gây ho không kiểm soát, đặc biệt là chứng ho khan.

⇒ điều trị: ho gà thường khiến cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi. chính vì vậy, để cải thiện triệu chứng ho khan và giải quyết dứt điểm bệnh ho gà, người bệnh nên tiêm phòng vắc xin ngay từ khi còn nhỏ.

Ngoài các yếu tố kể trên, vỡ phổi, ung thư phổi hoặc suy tim,… cũng đều là nguyên nhân gây ho khan nhưng chúng ít phổ biến. đối với những nguyên nhân này, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

4/ Viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Viêm mũi dị ứng, viêm xoang là bệnh lý đường hô hấp trên. khi bị bệnh, các màng trong mũi phản ứng bằng cách sản xuất chất nhầy nhiều hơn mức bình thường. chất nhầy này thay vì thoát ra ngoài bằng mũi chúng lại chảy ngược xuống cổ họng, gây kích ứng niêm mạc vòm họng dẫn đến ho khan. bên cạnh ho khan, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như sổ nước mũi, viêm họng, khó nuốt, ho nhiều vào ban đêm,…

⇒ điều trị: viêm mũi dị ứng, viêm xoang xảy ra là kết quả của dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút gây ra. vì thế, để điều trị, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. nếu viêm xoang và viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể làm sạch hốc mũi, hốc xoang bằng nước muối S*nh l* hay dùng nước nóng xông. dùng Thu*c kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nghiêm trọng.

5/ Nhiễm vi khuẩn, vi rút đường hô hấp

Đường hô hấp bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc vi rút gây cảm lạnh hay cảm cúm thường khiến cho khí quản bị tổn thương. chính vì điều này, khí quản dễ bị kích ứng và dẫn đến tình trạng ho khan kéo dài.

⇒ điều trị: ho khan do nhiễm vi rút, vi khuẩn gây ra thường rất khó chữa trị. do đó, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn trong thời gian dài. để giảm triệu chứng ho khó chịu do bệnh gây ra, bệnh nhân hãy thử dùng một vài viên kẹo ngậm làm dịu vòm họng. hoặc cũng có thể uống một ít chất nóng để giảm ho.

6/ Chất kích thích có trong môi trường

Có rất nhiều tác nhân tồn tại trong môi trường sống có thể gây kích ứng khí quản dẫn đến ho khan. Cụ thể: khói bụi, phấn hoa và nấm. Ngoài ra, các hoạt chất hóa học luân chuyển trong không khí như nitric oxide hoặc sulfur dioxide cũng có thể gây ho khan. Ngay cả khi không khí sạch nhưng quá khô hay quá lạnh cũng góp phần kích ứng khí quản làm tăng nguy cơ ho khan.

⇒ Điều trị: Để cải thiện chứng ho khan, người bệnh nên vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ. Nên trồng thêm cây cối để không khí xung quanh nhà trở nên trong lành hơn. Bên cạnh đó, dùng máy tạo ẩm để làm ẩm không khí trong nhà.

Biến chứng của ho khan

Ho khan có thể tự khỏi sau đó nhưng đối với trường hợp ho khan kéo dài, bệnh có thể gây nên những biến chứng sau:

    Ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ lớn tuổi và phụ nữ mang thai, đang cho con bú, ho khan lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến chứng tiểu không tự chủ.

Chẩn đoán ho khan bằng cách nào?

Dựa vào kinh nghiệm và xem xét các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ giúp đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh. Và để chắc chắn, bệnh nhân sẽ được đề nghị làm các thủ thuật kiểm tra.

Tùy thuộc và độ tuổi, tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một trong những xét nghiệm sau đây:

    Xét nghiệm dị ứng.

Cách điều trị bệnh ho khan

Ho khan rất khó điều trị dứt điểm trong ngày một ngày hai. một khi đường thở đã bị tổn thương chúng sẽ trở nên nhạy cảm và rất dễ bị gây kích ứng. chính vì vậy, cách duy nhất để chấm dứt tình trạng bệnh là cần giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ho khan. bên cạnh đó, bệnh nhân có thể làm giảm đau và hạn chế ho khan xuất hiện bằng cách sử dụng Thu*c.

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tận dụng một số loại thảo dược thiên nhiên và áp dụng các biện pháp tại nhà để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

1. Sử dụng Thu*c điều trị bệnh ho khan

Thông thường, các Thu*c được sử dụng để điều trị ho khan trong thời gian ngắn. Thu*c trị ho thường tồn tại dưới dạng viên ngậm và chất lỏng bao gồm:

    Thu*c giảm ho

Các loại Thu*c có khả năng cải thiện tốt cơn ho do pholcodin, dextromethorphan, codein và một số loại Thu*c khác có khả năng ức chế trung tâm thần kinh gây ho kết hợp với các biệt dược như Atussin, Rhumenol, Neocodion, Codepect…

Trong số những loại Thu*c nêu trên có pholcodin và codein là hai Thu*c có tác dụng gây nghiện, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp và cải thiện cơn đau. Dextromethorphan không có tác dụng giảm đau và không gây nghiện.

Những loại Thu*c trị ho có thành phần là codein chỉ được sử dụng cho người lớn, không được khuyến cáo dùng cho trẻ em vì có khả năng gây ức chế hô hấp, đặc biệt chống chỉ định với những trẻ dưới 18 tuổi vừa nạo hoặc / và cắt V.A (sử dụng để giảm đau).

Thu*c giảm ho (đặc biệt là dextromethorphan, codein, pholcodin) chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị ho không có đờm (ho do dị ứng, kích ứng, cảm cúm), cơ thể mệt mỏi, mất ngủ do ho nhiều, ho có đờm (trong bệnh giãn phế quản, viêm phế quản mạn). Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị hen suyễn, suy hô hấp, phụ nữ đang cho con bú.

    Thu*c kháng histamin

Một số loại Thu*c kháng histamin có khả năng chống dị ứng (Thu*c kháng histamin h1 thế hệ 1), giảm ho, làm dịu niêm mạc họng và an thần như alimemazine, promethazine, diphenylhydramin, chlopheniramin và các biệt dược gồm atussin, toplexil, phenergan, theralene… Thu*c thường được chỉ định để điều trị ho khan do kích ứng, dị ứng.

Tuy nhiên việc sử dụng Thu*c kháng histamin có thể khiến bệnh nhân buồn ngủ do thành phần của Thu*c tác động lên những thụ thể H1 ở não. Do đó người bệnh cần lưu ý không sử dụng Thu*c khi vận hành máy móc, lá xe, lái máy bay…

Thu*c được dùng vào buổi tối để an thần, phì hợp với trường hợp ho khan làm gián đoạn giấc ngủ. vì thế bác sĩ khuyên bạn nên dùng Thu*c kháng histamin trước khi đi ngủ.

Thu*c kháng histamin có khả năng làm khô quách dịch tiết, có thể hình thành cục đờm tắc nghẽn, khó tống đờm. Chính vì thế, loại Thu*c này không được khuyến cáo sử dụng cho những người bị hen suyễn, ho có đờm.

    Thu*c tê

Việc sử dụng các loại Thu*c tê trong điều trị bệnh ho sẽ giúp người bệnh nhanh chóng gây tê các ngọn dây thần kinh hình thành phản xạ ho. chính vì thế loại Thu*c này có tác dụng làm giảm ho. cụ thể như các hoạt chất lidocain, benzonatat, menthol… được sử dụng bằng cách ngậm hoặc hít.

Ngoài ra Thu*c gây tê cũng có khả năng làm dịu cơn ho, giảm đau rát họng do tác dụng bao phủ, bảo vệ các receptor cảm gí ở hầu, họng như glycerol…

    Thu*c chống viêm

Thu*c chống viêm được sử dụng trong điều trị ho khan với mục đích cải thiện tình trạng viêm sưng ở cổ họng, giảm kích ứng, cơ thể mệt mỏi, đau đầu và hạ thân nhiệt. trong số các loại Thu*c chống viêm thì alphachymotrypsin được sử dụng phổ biến trong điều trị ho khan.

Một số loại Thu*c giảm ho cần kê đơn nhưng số khác có bán sẵn trong nhà Thu*c. Tuy nhiên, trước khi dùng, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi Thu*c có thể gây tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, buồn ngủ,…

⇒ lưu ý: không nên dùng Thu*c ho hoặc cảm lạnh bao gồm Thu*c kháng histamin, Thu*c giảm ho hay kết hợp chung giữa hai Thu*c để điều trị ho khan cho trẻ dưới 6 tuổi. bởi những loại Thu*c này chưa được chứng minh là có hiệu quả và an toàn với trẻ em. chúng có thể gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thu*c chỉ được sử dụng cho trẻ từ 6 – 12 tuổi khi có sự cho phép của bác sĩ.

2. Điều trị ho khan bằng các biện pháp tại nhà

Một số biện pháp tại nhà có khả năng cải thiện bệnh ho khan và kiểm soát một số triệu chứng đi kèm. bao gồm:

Cách kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo điều trị bệnh ho khan

Tác dụng:

    Làm dịu niêm mạc họng

Nguyên liệu:

    Một nắm rau diếp cá

Cách thực hiện:

    Rửa sạch và loại bỏ bụi bẩn trên rau diếp cá, để ráo nước

Cách sử dụng củ cải trắng điều trị bệnh ho khan

Tác dụng:

    Thanh nhiệt, làm mát cơ thể và cổ họng

Nguyên liệu:

    Một củ cải trắng

Cách thực hiện:

    Loại bỏ phần vỏ và rửa sạch củ cải trắng

Cách điều trị bệnh ho khan bằng bột nghệ

Tác dụng:

    Làm dịu niêm mạc họng

Nguyên liệu:

    1 củ nghệ tươi

Cách thực hiện:

    Loại bỏ phần vỏ của củ nghệ, sau đó rửa sạch và để ráo nước

Cách chữa bệnh với gừng giúp kiểm soát cơn ho khan

Tác dụng:

    Nhờ tính ấm, gừng có tác dụng làm ấm cổ họng

Nguyên liệu:

    Gừng tươi

Thực hiện cách 1:

    Sử dụng vài lát gừng đã loại bỏ vỏ để nhai, ngậm và nuốt cước cốt

Thực hiện cách 2:

    Cho vài lát gừng đã loại bỏ phần vỏ và rửa sạch vào tách

Cách chữa bệnh ho khan bằng tỏi

Tác dụng:

    Chất allicin trong tỏi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn

Nguyên liệu:

    Tỏi tươi.

Cách thực hiện:

    Bóc vỏ, rửa sạch tỏi và giã nát hoặc thái thành lát mỏng

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị ho khan

Ngoài việc sử dụng Thu*c và áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

    Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh việc sử dụng nước lọc, người bệnh có thể bù nước và tăng cường bổ sung những dưỡng chất trong cơ thể bằng cách uống nhiều nước ép rau củ quả, nước ép trái cây, nước canh…

2. Chế độ sinh hoạt khoa học

    Ngưng hút Thu*c lá.

Biện pháp phòng ngừa ho khan

Để phòng ngừa ho khan tái phát, bạn có thể lưu ý và áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

    Tránh tiếp xúc với những tác nhân có khả năng tác động, gây kích ứng hoặc gây dị ứng. Cụ thể như lông vật nuôi trong nhà, bụi trong và ngoài nhà, không khí ẩm mốc, phấn hoa, khói Thu*c lá… Đồng thời tránh đột ngột thay đổi nhiệt độ. Điển hình như ra vào phòng điều hòa.

Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức nếu chứng ho khan gây ra những biểu hiện bất lợi:

    Ho kéo dài gây xuất hiện nhiều đờm.

Ho khan có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và làm giảm sút sức khỏe của người bệnh. vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm. bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. có như vậy, triệu chứng ho khan mới mau khỏi.

Thuocdantoc.vn không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào từ y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/ho-khan)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY