Không ít người hiểu được mối nguy của sắc dục nhưng để chấm dứt hẳn không phải là điều dễ dàng. Thế mới thấy từ lý thuyết tới hành động còn là một khoảng cách khá xa.
Vì thế, ta phải ý thức được rằng, sức hấp dẫn của sắc dục tuy là một đốm lửa nhỏ cũng chẳng nên nuông chiều dung túng, phải dập tắt nó liền nếu không muốn nó trở thành một đám cháy lớn, bị lan rộng đến mức không thể cứu được nữa.
Xưa nay có câu: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân” cho thấy tưởng ta khôn ngoan nhưng cũng khó thoát khỏi nhục dục. Bằng chứng là quá nhiều bậc anh hùng hào kiệt, từ hoàng đế, tướng quân, cho đến văn nhân, cự phú… đã không thể chống lại sự cám dỗ từ nữ sắc và dục vọng.
Tuy nhiên, có những người đã chiến thắng được sắc dục bằng cách phòng ngừa nó từ sớm, hãy học tập cách chế ngư ham muốn sắc dục của người xưa:
Lâm Mậu Tiên là người ở Tân Châu, Giang Tây sinh ra trong gia đình nghèo nên ông chỉ quyết tâm học hành để mong có ngày thay đổi cuộc sống chứ không còn màng thế sự.
Hàng xóm nhàLâm Mậu Tiên là một gia đình giàu có nhưng ít học, vì thế người vợ không mấy tôn trọng ông, bà thực lòng mến mộ tài năng và sự chịu thương, chịu khó của Lâm Mậu Tiên.
Vợ người hàng xóm càng có nhiều tình cảm với Mậu Tiên hơn khi ông đỗ cử nhân, bà bắt đầu tìm cách tiếp cận nhưng Lâm Mậu Tiên nghiêm nghị từ chối tình cảm.
Ông thẳng thắn: “Đừng cho rằng việc cô làm không ai biết. Trời, đất, quỷ thần đều đang xem xét hết đấy. Việc cô đang làm sẽ huỷ hoại thanh danh của ta mà thôi".
Cô này bị từ chối tình cảm nên xấu hổ bỏ đi.
Lâm Mậu Tiên sau đó chuyên tâm học hành, đỗ đầu kỳ thi tiến sĩ và ông may mắn được trao cho ông vị trí quan trọng, sau này ông là thượng thư bộ Lễ, tước nhị phẩm.
(Tổng hợp)
Gia đình ông rất hạnh phúc và 4 người con của ông cũng đều đỗ tiến sĩ. Dân gian gọi gia đình ông là “nhất môn ngũ tiến sĩ”, tức là một nhà mà có 5 người đỗ tiến sĩ, vô cùng hiển hách.
Có thể thấy Lâm Mậu Tiên tu dưỡng bản thân, không vì ham mê sắc dục mà lén lút tư tình vì ông biết việc của mình làm luôn có Trời đất soi tỏ, nên phải nghiêm khắc với bản thân trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Địch Nhân Kiệt là tể tướng nhà Đường, sử sách chép rằng Nữ hoàng Võ Tắc Thiên đặc biệt tôn kính ông, chỉ gọi ông là “quốc lão” mà không nhắc trực tiếp bằng tên. Khi còn trẻ, ông có khuôn mặt như quan ngọc, mi thanh mục tú, tướng mạo cao lớn.
Trên đường đến kinh đô dự thi, Địch Nhân Kiệt lưu lại một quán trọ. Đêm hôm đó yên tĩnh, trong khi đang đọc sách, một thiếu phụ xinh đẹp đã vào phòng ông. Đó là người con dâu của chủ quán trọ, kết hôn không lâu thì chồng qua đời.
Lúc ban ngày thấy Địch Nhân Kiệt anh tuấn phi phàm, ý xuân nổi lên không thể kiềm chế được, đến tối nàng lấy cớ mượn lửa, gợi tình Địch Nhân Kiệt. Không ngờ Địch Nhân Kiệt vốn biết rõ ý tứ của nàng nhưng không mảy may động tâm, lại thiện ý nói: “Thấy nàng diễm lệ hấp dẫn người khác như thế này, ta nhớ lại lời của một hoà thượng già”. Thiếu phụ hiếu kỳ hỏi: “Ông ấy đã nói gì?”.
Địch Nhân Kiệt bèn mượn cơ hội để thức tỉnh nàng, nói: “Trước khi đi kinh đô, ta ở tại một ngôi chùa để chuẩn bị cho kỳ thi. Một hoà thượng già thấy tướng mạo của ta đã khuyên ta vài lời: ‘Con tướng mạo đường đường, tương lai nhất định con sẽ đạt được địa vị cao. Nhưng thế nào cũng không được tham sắc phạm dâm, hủy hoại tương lai của mình’. Lời giáo huấn của hoà thượng già, ta vẫn cẩn thận ghi nhớ trong tâm”.
Ông tiếp tục: “Nàng có thể gắng chí thủ tiết, đây là điều đáng quý. Đừng vì nhất thời xung động mà hủy hoại danh tiết của mình. Hơn nữa, nàng còn phải chăm sóc cha mẹ chồng và con nhỏ. Phụ nữ thời xưa được ca ngợi vì sự thủ tiết của họ”.
Thiếu phụ nghe những lời này cảm động đến rơi lệ, cảm tạ và nói: “Cảm tạ đại đức của ân công, từ giờ trở đi, nhất định kiên trì thủ tiết, để báo đáp sự dạy bảo hôm nay của ân công”. Cuối cùng sau khi bái Địch Nhân Kiệt ba lần, nàng đã nhẹ nhàng quay gót.
Có lời khen rằng: “Vào lúc thiếu niên, phải giới sắc dục, chớ huỷ tương lai, hãy xem Nhân Kiệt, lại còn khuyến thiện, trung trinh thủ tiết, lợi mình lợi người, truyền mãi muôn đời”.
Cuối cùng, đạt tới cảnh giới của Địch Nhân Kiệt, trước sự mê hoặc của nữ sắc có thể giữ tâm bất động, giữ thân ngay chính, lại còn từ bi coi trọng thể diện của mỹ nhân mà chọn dùng ngôn từ cung kính, khuyến thiện động viên giáo huấn, đó là những tấm gương để mỗi bậc nam nhi cần noi theo vậy.
Triệu Trinh, còn gọi là Nhân Tông, là vị hoàng đế thứ tư của triều Tống. Ông tại vị 42 năm, lâu hơn bất kỳ một vị hoàng đế nhà Tống nào. Nhân Tông nổi tiếng bởi nhân từ và khiêm tốn. Một ngày nọ, gián quan Vương Tố, một vị quan ngay thẳng, đã đề nghị rằng nhà vua không nên thân cận với nữ sắc.
Nhân Tông nói: “Gần đây, Vương Đức Dụng đã tiến một số mỹ nữ cho ta. Họ đang ở trong cung điện. Ta thực sự thích họ. Khanh không muốn ta giữ họ lại ư?”.
Vương Tố đáp: “Lời can gián của thần hôm nay đích thị là chủ đề này. Thần lo rằng bệ hạ sẽ bị nữ sắc mê hoặc”.
Nhân Tông biết lời khuyên này là đúng, và đã miễn cưỡng ra lệnh cho một thái giám: “Hãy cho mỗi mỹ nữ mà Vương Đức Dụng mang đến một ít tiền và gửi họ trở về nhà”.
Nói xong, ông nước mắt đầm đìa. Vương Tố nói: “Giờ bệ hạ đã đồng ý với lời khuyên của thần, không cần phải vội vàng, dù sao họ cũng đã vào cung rồi, hãy để qua một đoạn thời gian sau đó để họ đi cũng ổn rồi”.
Nhân Tông nói: “Dù là hoàng đế nhưng ta không thể thoát khỏi tình cảm con người. Nếu họ ở đây lâu hơn, ta sẽ có tình cảm với họ và không thể để họ đi”.
Từ Tống Nhân Tông biết tiếp thu lời can gián, miễn cưỡng từ bỏ nữ sắc mà lòng đau như cắt, nước mắt tuôn rơi đã là khởi đầu của ý chí hướng thiện.
Tiến sĩ thời Nam Tống là Uông Xương Thọ thường dùng cách cưỡng chế để ngăn tâm tham muốn nảy sinh, nhưng ông không thể duy trì được lâu. Lục Cửu Uyên từng nói với ông: “Chỉ có thể cưỡng chế từ bên ngoài, không thể tìm được nguyên nhân bên trong.
Đó chỉ là nỗ lực để hàm dưỡng chứ không phải thực sự bước vào cửa tu luyện. Nếu như tâm mắt của con người hiểu được những gì họ đang làm, hà tất phải cưỡng chế để làm gì.
Còn nếu như nói có mỹ nữ xuất hiện trước mắt, lão huynh nhất định không được xuất tâm thích nữ sắc. Nếu có thể bảo trì loại tâm thái này, thì hà tất phải cưỡng ép bản thân”.
Lục Cửu Uyên còn nói: “Hãy cẩn thận, nếu một lòng thành khẩn kính phụng Thượng Đế thì Thượng Đế sẽ đến với huynh. Nếu lúc đó huynh còn cảm thấy sợ hãi, vậy thì tâm của huynh có phải còn để ở nơi khác?“.
ắt dâm hạnh sẽ thuận theo! Như vậy, dùng điều gì để khống chế? Chính là đừng thân cận bạn tà, đừng vào chốn tà vạy, đừng đọc sách dâm tà, đừng nghe lời tà vạy. Bởi lẽ, hễ thân cận bạn tà, ắt bạn tốt ngày một lơ là, tự nhiên sẽ tiêm nhiễm những lời dẫn dụ [làm bậy], dần dần trở thành kẻ hạ lưu, phóng túng hoang đàng, không chuyện gì chẳng làm! Hễ vào chốn tà vạy, khó giữ chánh niệm, tự nhiên tâm háo hức, chẳng giữ vững được. Phóng túng khoảnh khắc, hối hận suốt đời. Nói nghĩ đến đây, chẳng đáng răn dè ư?
Người xưa kính Trời, kính Đất. Người quân tử hiểu rằng: “Trên đầu ba thước có thần linh”, biết rằng Thần đang nhìn mà không dám động niệm sắc dục ngay cả đang ở nơi phòng tối. Người quân tử biết ước thúc bản thân, nhờ tu tâm tích đức mà được Trời phù hộ, được Thần và người coi trọng. Kẻ vô đạo không tin vào nhân quả báo ứng mà xấc xược, không điều ác nào không dám làm. Tiêu chuẩn đạo đức thấp kém khiến họ tin rằng họ làm điều xấu cũng không ai hay. Kỳ thực, họ không biết rằng từng ý từng niệm của họ có thể làm mê con người thế gian, nhưng không qua được con mắt của Thần, vì vậy mà họ sẽ tích đầy nghiệp lực, Trời đất không dung.