Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Học cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian

Chữa bệnh vảy nến bằng các phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng vì có nguyên liệu gần gũi, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều đối tượng.

chữa trị bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng vì có nguyên liệu gần gũi và phù hợp với hầu hết các đối tượng. nếu thực hiện phương pháp này đều đặn, mức độ tổn thương và triệu chứng trên da sẽ có những chuyển biến tích cực.

5 cách chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian

Vảy nến là một dạng tổn thương da mãn tính, hình thành do quá trình tăng sinh bất thường của biểu bì sừng. vì tốc độc sừng hóa của da nhanh hơn gấp nhiều lần so với người bình thường, nên ở bệnh nhân vảy nến da luôn trong tình trạng có vảy trắng, ngứa ngáy và khó chịu.

Vảy nến là bệnh lành tính và hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên đến nay bệnh lý này vẫn chưa thể điều trị hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh lại có xu hướng tái phát nhiều lần trong năm, gây ngứa và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc dùng Thu*c ức chế miễn dịch, nhiều người bệnh đã thực hiện các phương pháp dân gian để làm giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

1. Tắm bằng muối biển

Muối biển có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng mạnh, vì vậy nguyên liệu này có khả năng ngăn ngừa bội nhiễm, giảm sưng viêm và cải thiện cơn ngứa.

Bạn có thể áp dụng phương pháp tắm muối biển để làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. nếu triệu chứng bùng phát vào mùa đông, bạn nên sử dụng nước ấm để tắm nhằm làm mềm và giảm tình trạng ngứa ngáy.

Thực hiện:

    Dùng 1 – 2 thìa muối biển cho vào thau nước ấm

Với cách này bạn nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra khi thực hiện, cần gia giảm lượng muối cho phù hợp. Bỏ quá nhiều muối có thể gây rát ở những vùng da có xuất huyết và chảy dịch.

2. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là tinh dầu tự nhiên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Hàm lượng axit oleic trong dầu dừa khá cao, thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm và phục hồi tế bào da. Sử dụng dầu dừa đều đặn còn ức chế tụ cầu vàng và ngăn ngừa bội nhiễm da.

Thực hiện:

    Dùng 1 lượng dầu dừa vừa đủ

Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ ngày bạn sẽ nhận thấy tình trạng bong vảy và ngứa ngáy giảm đi đáng kể.

3. Nước tắm từ muối và lá trầu không

Lá trầu không là vị Thu*c nam quen thuộc. Thảo dược này có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa nên thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh ngoài da.

Phương pháp tắm nước lá trầu không và muối biển giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vết hồng ban. Đồng thời có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm và ngứa ngáy.

Thực hiện:

    Đem rửa sạch 10 lá trầu không rồi cắt nhỏ

Nếu triệu chứng ngứa không thuyên giảm khi tắm nước muối không, bạn có thể áp dụng phương pháp này để tăng khả năng giảm ngứa.

4. Cây muồng trâu

Cây muồng trâu không chỉ được dân gian sử dụng để chữa các chứng bệnh thường gặp mà còn được dược lý hiện đại chứng minh có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm mạnh.

Với đặc tính dược liệu đa dạng (sát trùng, tiêu độc, tiêu viêm, giảm ngứa và sát khuẩn), cây muồng trâu có thể làm giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh vảy nến.

Thực hiện:

    Dùng 1 nắm lá non của cây muồng trâu, đem rửa sạch và để ráo

5. Lá tía tô làm giảm ngứa do vảy nến

Tía tô là loại rau gia vị phổ biến với người Việt. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có tính ấm, tác dụng tán phong hàn và giải biểu nên được sử dụng để điều trị các chứng cảm cúm thông thường.

Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng sát khuẩn mạnh, giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng ở các vùng da bị tổn thương mãn tính.

Để làm giảm triệu chứng của bệnh vảy nến, bạn có thể áp dụng bài Thu*c sau:

Thực hiện:

    Đem 1 nắm lá tía tô rửa sạch và để ráo

Tía tô ít gây kích ứng nên bạn có thể sử dụng hằng ngày để khắc phục tình trạng ngứa, đồng thời ngăn chặn các triệu chứng bùng phát.

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp dân gian chữa bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần. Chính vì vậy khi áp dụng các biện pháp điều trị, bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.

Ngoài ra khi áp dụng các phương pháp dân gian, bạn cần chú ý các thông tin quan trọng sau:

    Tác dụng của phương pháp dân gian thường chậm phát huy. Nếu không kiên trì áp dụng và duy trì trong thời gian dài, triệu chứng trên da có thể không được cải thiện.

Tác dụng của các phương pháp dân gian đều phụ thuộc vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người. trong trường hợp không nhận thấy cải thiện, bạn nên chủ động ngưng thực hiện và thay thế bằng các phương pháp mới.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-vay-nen-bang-phuong-phap-dan-gian)

Tin cùng nội dung

  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY