Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Học sinh Vĩnh Phúc viết về “người thầy dũng sĩ” trong “bão dịch” Covid-19

Dân trí Thầy tôi tuy không mặc áo blouse trắng xung trận như các bác sĩ nơi tuyến đầu, nhưng đấy ắt hẳn đã là một dũng sĩ trong lòng học trò giữa rốn dịch Covid-19 của Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc: Đề xuất hơn 300 nghìn học sinh nghỉ học đến 23/2 Vĩnh Phúc: Cách ly thêm 26 học sinh đề phòng virus corona Xúc động những bức thư từ tâm dịch Sơn Lôi hồi âm học sinh Hà Nội

Học sinh nghỉ, thầy cô tăng 200% tâm sức

Thầy tôi là Dương Khánh Toàn, giáo viên dạy môn Ngữ Văn, Trường THPT Quang Hà (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Đã hơn 30 năm đứng trên bục giảng, ở tuổi ngoại ngũ tuần, tóc thầy bạc nhiều, cặp kính khá dày, dáng đi cũng có phần chậm rãi, từ tốn.

Đầu tháng 2 năm nay, khi Vũ Hán (Trung Quốc) trở thành danh từ được tìm kiếm nhiều bậc nhất trên Google thì ở Việt Nam, một cách rất không mong muốn, cái tên Vĩnh Phúc và Bình Xuyên đã trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.

Bởi đơn giản, đó là nơi đầu tiên phát hiện ca nhiễm virus lạ từ Vũ Hán, và đến tận hôm nay, sau gần 20 ngày công bố dịch, nơi đây vẫn là nơi có nhiều bệnh nhân bị lây nhiễm nhất cả nước.

Thầy tôi nói: “Thầy băn khăn, trăn trở lắm! Công việc của người thầy là dạy học, học sinh nghỉ thì thầy cũng “thất nghiệp”, thông thường là thế, nhưng khi học sinh phải tạm nghỉ phòng dịch thì công việc của người giáo viên lại tăng lên, phải huy động tới 200% tâm sức mới có thể hoàn thành.

Không những chỉ hoàn thành công việc dạy học mà cần thiết, phải chung tay cùng mọi người trong xã hội tuyên truyền, vận động và đóng góp một phần nhỏ bé vào công tác ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng”.

Nắm được sự tối ưu hóa sức mạnh của Internet trong thời buổi chống dịch, dù ở nhà nhưng thầy không mấy khi rời chiếc máy tính đã cũ.

Là giáo viên, lại là một tổ trưởng chuyên môn của nhà trường, điều đầu tiên thầy nghĩ đến là học trò của mình: Làm thế nào để các em nghỉ học mà vẫn không bỏ quên kiến thức? Làm thế nào để các học sinh khối 12 tiếp tục được ôn tập một cách có hiệu quả?

Nghĩ là làm. Đầu tiên là thầy ra kế hoạch hành động cho tổ nhóm chuyên môn của thầy, làm sao đảm bảo các thầy cô trong tổ không bỏ sót một học sinh nào, không lơ là nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

Sau đó, thầy bắt tay vào làm đề cương ôn tập gửi đến chúng tôi. Thầy còn ra đề tự học “hai trong một”, vừa là kiến thức môn học, vừa giúp học sinh lĩnh hội thông tin về đại dịch hiện tại.

Với vai trò người dẫn dắt đội tuyển tham dự kì thi chọn Học sinh giỏi lớp 11 sắp tới, thầy đương nhiên không để cho các “gà cưng” của mình sao nhãng nhiệm vụ học tập.

Do vậy, ngoài việc lập nhóm messenger, thường xuyên chat trao đổi, thảo luận kiến thức với học sinh, thầy còn ra đề, nhận xét, rồi chấm điểm chu đáo cho từng bài.

Đã hơn 2 tuần không được gặp thầy và nhóm bạn, nhớ đấy nhưng chúng tôi không thấy xa. Bởi giữa thầy trò chúng tôi, vẫn luôn có sự tương tác thường xuyên và vui vẻ. Lớp học online cũng xôm tụ không kém lớp học ở trường là mấy.

Xin hàng nghìn khẩu trang và nước sát khuẩn miễn phí

Điều khiến học sinh chúng tôi thêm kính phục thầy bởi đã ngoại ngũ tuần, song thầy tôi không hề “già” về công nghệ.

Đều đặn mỗi ngày từ khi biết rằng kì nghỉ tạm này có thể kéo dài hơn 1 tuần, thầy cho lên sóng facebook live stream những đoạn ghi hình trực tiếp bài giảng của mình. Đối với một trường nông thôn, điều mới mẻ này khiến đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh thích thú và khâm phục.

Ngoài nỗ lực hoạt động chuyên môn để củng cố kiến thức cho học sinh giữa “bão dịch” Covid-19, thầy tôi vẫn dành thời gian cho những hoạt động nhân đạo vì cộng đồng.

Trên trang cá nhân, thầy đã kết nối với các nhà hảo tâm, mang về hàng nghìn khẩu trang y tế, đem phát cho học sinh các trường học trong khu vực.

Trong lúc giá khẩu trang tăng 5-6 lần, thầy tôi “xin” và tặng miễn phí! Số lượng vài nghìn chiếc khẩu trang có thể không nhiều so với nhu cầu rất lớn của học sinh các trường trong khu vực nhưng với chúng tôi, nó có ý nghĩa lan tỏa rất lớn.

Chỉ một thời gian ngắn sau đó, bạn bè và cựu học sinh đã liên hệ với thầy để ủng hộ học sinh vùng dịch 230 lít cồn sát khuẩn, cùng với hơn 500 chai nước rửa tay khô để thầy giao cho các trường học xung quanh.

Đặc biệt, thầy không ngần ngại đi vào tâm dịch để trao tận tay những chiếc khẩu trang, những lít cồn, những chai nước sát khuẩn cho các trường.

Trong chuỗi động thái góp tay phòng dịch, thầy luôn giữ thái độ khiêm tốn và nhẹ nhàng vốn có.

Giữa cái âm u của thời tiết, ngọn lửa của niềm lạc quan và tinh thần nhân ái trong thầy vẫn cháy rực và tỏa sáng.

Trong lúc cả nước đang sục sôi tinh thần hướng về Vĩnh Phúc, hướng về Bình Xuyên với những khẩu hiệu: “Cố lên”, “Quyết thắng đại dịch”…, thầy tôi tuy không mặc áo blouse trắng xung trận như các bác sĩ nơi tuyến đầu, nhưng đấy ắt hẳn đã là một dũng sĩ trong lòng học trò chúng tôi

Bình Xuyên ngày 17/2/2020

Bích Ngọc - Mộc Lan

(Học sinh lớp 11D trường THPT Quang Hà, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hoc-sinh-vinh-phuc-viet-ve-nguoi-thay-dung-si-trong-bao-dich-covid-19-20200221214115543.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bác sĩ Lương Nhất Việt - Phó trưởng khoa Phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức - cho biết, hiện các nạn nhân trong vụ bị xe biển xanh tông đều đã qua cơn nguy kịch, không còn nguy hiểm tới tính mạng.
  • Thầy giáo nói với học sinh: - Em hãy mời ông của em đến gặp tôi! - Dạ, ý thầy muốn mời “ông bố” của em?
  • Thầy nghĩ là lớp học không thích hợp để ngủ. Em có thể về nhà nằm ngủ được đấy! - Thưa thầy không sao đâu ạ...
  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Gần 40 em học sinh của trường THCS Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vừa bị kỷ luật vì tham gia ẩu đả. Hiệu trường và cô giáo chủ nhiệm cũng chịu trách nhiệm liên đới.
  • Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em Tuấn nhặt được một chiếc ví có chứa số tiền hơn 20 triệu đồng cùng một số giấy tờ có giá trị khác. Ngay sau đó Tuấn đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.
  • Vào học chưa được 2 tháng, cô giáo đã kêu con tôi không biết đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần), trong khi yêu cầu hết lớp 1, học sinh mới phải đọc thông, viết thạo. Con tôi giờ sợ đến trường vì bị nhồi nhiều kiến thức quá, một phụ huynh chia sẻ.
  • Riêng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đơn sơ trong sáng, thầy hiệu trưởng Lê Đình Vệ, vượt lên trên hoàn cảnh riêng tư để thương yêu hết lòng những đứa học trò nhỏ của mình; tôi cũng luôn biết ơn thầy Talưzin, người đã cho tôi mẫu gương của một nhà khoa học chân chính
  • Nhiều học sinh đã lập ra câu lạc bộ hạ nhục thầy cô của mình trên mạng xã hội.Hãi hùng trước nạn chửi bậy của giới trẻKhi học sinh tiểu học viết thư tình: Cười ra nước mắt
  • Tư thế làm việc, học tập không đúng là một trong các yếu tố khiến ngày càng nhiều người bị mắc bệnh lý về cột sống cổ (CSC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY