Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Hội chứng nhiễm trùng và choáng nhiễm trùng: dấu hiệu triệu chứng, điều dưỡng chăm sóc truyền nhiễm

Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xám nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể.

Định nghĩa

Hội chứng nhiễm trùng không phải là một bệnh, nó bao gồm nhiều triệu chứng: sốt, tình trạng nhiễm trùng... Hội chứng này gặp ở hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn.

Biểu hiện

Sốt

Sốt là một dấu hiệu thường gặp nhất. Sốt là biểu hiện tốt của cơ thể trước sự xám nhập của vi khuẩn, virus... Nó làm tăng phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể. Ớ tré nhỏ, sốt lại gây hậu quả xấu như gây co giật toàn thân, hôn mê, tổn thương thần kinh và để lại di chứng nặng, gây mất nước, giảm khả năng thải nhiệt, giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Đê đánh giá người bệnh có sốt hay không, phải đo nhiệt độ ở nách.

Khi thấy: T° = 36,5° - 37°c   = Không sốt.

T°  > 37°c = Có sốt.

T° = 37,5° - 38,9°c = Sốt vừa.

T°  > 39 0c = Sốt cao.

Nguyên nhân gây sốt

Sốt do nhiễm khuẩn: Viêm phổi, viêm tai mũi họng, viêm màng não, thương hàn, lỵ trực khuẩn...

Sốt do nhiễm virus: Viêm não Nhật Bản B, sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi, viêm phổi do virus...

Sốt do nhiễm ký sinh trùng: Sốt rét...

Xử lý các trường hợp sốt

Cần làm ngay:

Bỏ chăn, nới rộng quần áo người bệnh.

Lau mát.

Chườm mát.

Xử lý tiếp theo:

Uống thêm nước, tốt nhất là ORS.

Theo dõi nhiệt độ bằng đo nhiệt độ.

Dùng Thu*c theo y lệnh: Uống Thu*c hạ nhiệt, người bệnh không uống được phải đặt ở hậu môn. Nếu người bệnh có tiền sử co giật cần dùng thêm Thu*c an thần.

Tình trạng nhiễm trùng

Quan sát người bệnh thấy: Mặt hốc hác, môi khô.

Xem miệng: Lưỡi bẩn.

Hơi thở: Có thể thấy hơi thở hôi.

Choáng nhiễm trùng

Choáng nhiễm khuẩn là một cấp cứu truyền nhiễm.

Định nghĩa

Choáng nhiễm khuẩn là choáng do nhiễm trùng nặng gây ra, biểu hiện là suy tuần hoàn cấp, gây ra thiếu oxy tổ chức do giảm tưới máu; xảy ra sau một cơn sốt cao, trong quá trình nhiễm trùng nặng.

Các vi khuẩn thường gây choáng nhiễm khuẩn

Chủ yếu là các vi khuẩn:

Gram âm chiếm 2/3 các trường hợp: Coli, Klebsiella, Pseudomnas, Proteus.

Cầu trùng Gram dương: Tụ cầu vàng, liên cầu.

Trực khuẩn Gram dương kỵ khí: Clostridium, Perfringens.

Cơ chế bệnh sinh

Tác nhân gây choáng nhiễm khuẩn

Hiện nay người ta đã biết là các vi khuẩn Gram âm khi bị phân huý, vỏ của tế bào vi khuẩn là nội độc tố có bản chất là Lipopolysaccharide (LPS), trong đó lipide A là tác nhân chủ yếu gây ra choáng nhiễm khuẩn.

Đối với các tụ cầu khuẩn Gram dương, đặc biệt là tụ cầu tác nhân gây choáng nhiễm khuẩn tế bào vi khuẩn và những men, độc tô' do vi khuấn tiết ra (độc tố ruột của tụ cầu, độc tố hồng ban cúa liên cầu...).

Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập thì cơ thê’ huy động mọi khả năng để chống lại.

Lâm sàng

Dấu hiệu suy tuần hoàn cấp

Trên da:

Lúc đầu là choáng nóng: Da khô, nóng, đầu chi ấm, màu sắc bình thường.

Sau đó chuyên sang choáng lạnh: Đầu chi, da lạnh do co mạch ngoại biên. Móng tay, mũi, tai tím lại. Trên da xuất hiện các mảng tím ở đầu gối và chi. Nặng nhất có thể hoại tử trên da.

Ân vào da, màu sắc không phục hổi ngay (do truy mạch) trước khi có mảng xám.

Hạ huyết áp:

Xuất hiện chậm hơn vì giai đoạn đầu cơ thể có bù trừ.

Mạch nhò không đều, lúc nhanh lúc chậm. Tứ chi lạnh.

Giảm khối lượng nước tiểu:

Nếu lượng nước tiểu < 40 ml/giờ, hoặc vô niệu là có suy thận cấp.

Sau xử lý nếu lượng nước tiểu đạt 30 - 50 ml/giờ là tốt.

Các dấu hiệu kèm theo

Tinh trạng choáng thường tiếp sau một cơn sốt cao rét run. Khi choáng xuất hiện nhiệt độ giám, có khi tụt xuống thấp.

Tinh thần: Người bệnh tính, chỉ vật vã, lo lắng, thở nhanh. Nếu choáng kèm hôn mê thì phải tìm kỹ nguyên nhân khác vì choáng ít gây hôn mê, trừ khi choáng được xử trí quá muộn làm thiếu oxy não quá lâu.

Đau cơ dữ dội lan toả, chuột rút thiếu oxy tổ chức: Nhiều khi nhầm với các bệnh ngoại khoa, uốn ván.

Xuất huyết lan tỏa: Chấm xuất huyết, mảng xuất huyết.

Chú ý giai đoạn đầu của choáng có thể huyết áp hơi tăng làm lạc hướng chẩn đoán.

Các xét nghiệm sinh học

Công thức bạch cầu: Thường tăng bạch cầu đa nhân, tăng tỷ lệ đa nhân trung tính, có bạch cầu non.

Cấy máu: Vi khuẩn Gram âm kỵ khí.

Nếu âm tính cũng không loại trừ choáng nhiễm khuẩn.

Máu cô đặc: Giảm khối lượng tuần hoàn.

Hematocrite tăng.

Đường máu tăng.

Transaminase tăng.

Toan chuyển hoá.

Urê huyết tăng nhanh.

pH máu: Lúc đầu kiềm hô hấp do thớ thải quá nhiều cơ2. Sau do thiếu oxygene tổ chức gây toan chuyển hóa.

Các bệnh hay gây choáng và các điếu kiện dễ gây xuất hiện choáng

Các bệnh hay gây choáng

Nhiễm trùng tiết niệu, sỏi tiết niệu, thủ thuật soi đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiêu hóa - gan mật, viêm đường mật do sỏi phẫu thuật túi mật đại tràng.

Nhiễm trùng đường Sinh d*c: Ph* thai, nạo thai, đẻ khó.

Các bệnh nhiễm trùng tại bệnh viện: Các thủ thuật đặt nội khí quản, cattheter tĩnh mạch, mở khí quản, thông đái...

Sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, bỏng, thương hàn, não mô cầu...

Điều kiện dễ xuất hiện choáng

Vừa sẩy thai, đẻ khó xong, vì có tụ máu, băng huyết rối loạn đông máu, dễ nhầm với choáng do mất máu.

Sau mổ do giảm thể tích máu, hậu quả gây mê thiếu oxygene tổ chức, tắc mạch máu sau phẫu thuật, thường gặp ở phẫu thuật phổi.

Các bệnh nội khoa: Người bệnh liệt, mê, choáng

Theo nguyên tắc:

Phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Hồi sức cấp cứu tích cực.

Kháng sinh điều trị căn nguyên gây bệnh.

Điểu trị triệu chứng.

Nhiệm vụ của người điều dưỡng:

Thực hiện các y lệnh khấn trương, chính xác.

Theo dõi diễn biến người bệnh và báo bác sĩ.

Ghi chép đầy đú các thông tin vào hồ sơ bệnh án.

Chăm sóc

Nhận định

Qua hỏi bệnh, quan sát, khám bệnh và đọc bệnh án để đánh giá toàn trạng người bệnh. Các nhận định quan trọng cần chú ý là:

Tình trạng hô hấp

Bệnh nhân có khó thở không?

Tình trạng tuần hoàn

Sô' đo mạch, huyết áp. Có dấu hiệu suy tuần hoàn không: Đo huyết áp, đếm mạch, quan sát màu sắc da...

Tình trạng toàn thân

Người có tính táo không?

Vẻ mặt có bình thường không?

Đo nhiệt độ: Có sốt không?

Người bệnh có các yêu tô thuận lợi cho choáng xuất hiện không?

Có bị các bệnh hay gây choáng không?

Trên ca bệnh có các điều kiện thuận lợi cho choáng xuất hiện như: Mất máu nhiều, sau mổ, truyền máu... không?

Lập kế hoạch chăm sóc

Báo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Thực hiện các y lệnh.

Chăm sóc hệ thống cơ quan và nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy, tuyên truyền giáo dục sức khỏe.

Ghi chép đầy đú vào phiếu chăm sóc và các sổ sách theo quy định.

Thực hiện kế hoạch

Báo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp ngay cho người bệnh.

Tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp theo y lệnh.

Theo dõi dấu hiệu tâm thần kinh:

Tinh trạng ý thức của người bệnh.

Chú ý an toàn cho người bệnh: Đề phòng ngã...

Thực hiện các y lệnh chính xác kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan và nuôi dưỡng:

Cho người bệnh ăn đủ chất lượng và số lượng dinh dưỡng cần thiết. Tuỳ tình trạng người bệnh mà chọn đường cho ăn và dạng thức ăn cho phù hợp.

Chăm sóc da, răng miệng.

Giáo dục sức khỏe:

Bằng thái độ ân cần, động viên người bệnh và người nhà bệnh nhân an tâm điều trị, thực hiện tốt các chỉ định chuyên môn và chấp hành nội quy khoa phòng và bệnh viện.

Giáo dục ý thức, biện pháp sống vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm.

Đánh giá

Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:

Có kế hoạch chăm sóc phù hợp với người bệnh.

Thực hiện nhanh, chính xác, đầy đủ các kỹ thuật chăm sóc trong kế hoạch.

Ghi chép đầy đủ hồ sơ bệnh án.

Người bệnh hồi phục nhanh, không di chứng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/dieuduongtruyennhiem/dieu-duong-trong-hoi-chung-nhiem-trung-va-choang-nhiem-trung/)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY