Triệu chứng học nội khoa hôm nay

Hội chứng rối loạn cảm giác: dấu hiệu và biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau

Mở đầu

Cảm giác một mặt là chủ quan nhưng đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ khách quan của cơ thể và môi trường.

Nếu bệnh nhân hợp tác với thầy Thu*c trong quá trình khám bệnh thì các triệu chứng rối loạn cảm giác có ý nghĩa to lớn trong chẩn đoán định khu bệnh lý thần kinh.

Khi khám cảm giác cần xác định:

Rối loạn cảm giác ở khu vực nào?

Những loại cảm giác nào bị rối loạn?

Ngoài rối loạn cảm giác, có đau và dị cảm không?

Một số đặc điểm giải phẫu các đường dẫn truyền cảm giác

Nơron cảm giác ngoại vi nằm ở hạch gai gian đốt sống, sợi trục của nó tạo thành những sợi cảm giác của dây thần kinh ngoại vi, nhận cảm giác dẫn truyền vào rễ sau, sừng sau tủy sống. Ở tủy sống, những sợi cảm giác khác nhau đi theo hướng khác nhau:

Các đường dẫn truyền cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung và một phần xúc giác đi vào cột sau cùng bên tạo thành bó Goll và Burdach, tới hành não đến trám hành bắt ch o sang bên đối diện nhập vào bó gai-thị.

Các đường dẫn truyền cảm giác đau, nhiệt và một phần xúc giác đi vào sừng sau tủy sống, chạy qua mép xám trước sang bên đối diện đến cột bên tạo thành bó gai-thị, đến nhân bên của đồi thị, qua 1/3 sau của đồi sau bao trong, qua vành tia tới vỏ não cảm giác (hồi đỉnh lên).

Phân loại cảm giác theo lâm sàng

Cảm giác nông: Cảm giác đau, nóng, lạnh và cảm giác xúc giác (sờ).

Cảm giác sâu: Cảm giác cơ-khớp, cảm giác rung, cảm giác áp lực và cảm giác trọng lượng.

Cảm giác phức tạp: Cảm giác không gian 3 chiều, cảm giác nhận thức vật.

Các hội chứng rối loạn cảm giác

Hội chứng tổn thương dây thần kinh ngoại vi

Rối loạn tất cả các loại cảm giác ở vùng da do dây thần kinh chi phối (chân, tay rối loạn theo dải dây thần kinh chi phối; thân mình rối loạn cảm giác theo khoanh đoạn).

Thường kèm theo đau và dị cảm.

Hội chứng tổn thương đám rối thần kinh

Tùy vị trí: Đám rối thần kinh cổ, thần kinh cánh tay, thần kinh thắt lưng-cùng.

Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác theo sự chi phối của dây thần kinh.

Thường kèm theo cảm giác đau.

Hội chứng rễ sau cảm giác của tủy sống

Giảm hay mất tất cả các loại cảm giác (theo khoanh đoạn ở thân, theo dải ở chi).

Tổn thương các rễ cũng có rối loạn cảm giác đau.

Nếu tổn thương ở hạch gian đốt sống, có thể thấy vết rộp Zona ở vùng da tương ứng.

Hội chứng tổn thương sừng sau tủy sống

Rối loạn cảm giác kiểu khoanh đoạn như tổn thương rễ sau.

Rối loạn cảm giác kiểu phân ly: mất cảm giác đau và nhiệt, còn cảm giác sờ.

Cũng có rối loạn cảm giác đau

Tổn thương cột sau tủy sống

Mất cảm giác cơ-khớp và cảm giác rung bên tổn thương kiểu đường dẫn truyền.

Rối loạn cảm giác tư thế.

Loạn cảm đau khi kích thích đau và nhiệt.

Tổn thương cột bên tủy sống

Mất cảm giác đau và nhiệt kiểu đường dẫn truyền ở bên đối diện với tổn thương.

Tổn thương nửa tủy sống (hội chứng Brown-Sequard)

Bên bệnh: Liệt chi kiểu trung ương; rối loạn cảm giác cơ - khớp, cảm giác rung ưới mức tổn thương.

Bên đối diện: mất cảm giác đau kiểu đường dẫn truyền.

Hay gặp trong u ngoại tủy.

Hội chứng cắt ngang nửa tủy

Mất tất cả các loại cảm giác dưới chỗ tổn thương.

Liệt trung ương các chi dưới chỗ tổn thương.

Rối loạn cơ vòng nặng nề.

Hay gặp trong u nội tủy, viêm tủy ngang, lao cột sống, chấn thương, vết thương tủy.

Hội chứng tổn thương đồi thị (hội chứng 3 nửa bên đối diện)

Mất tất cả các loại cảm giác nửa người kiểu dẫn truyền.

Mất phối hợp vận động.

Bán manh nửa thị trường cả hai mắt.

Khi kích thích đồi thị, bệnh nhân đau dữ dội, nóng rát.

Hội chứng tổn thương hồi cảm giác (hồi đỉnh lên)

Mất tất cả các loại cảm giác nửa người đối bên hoặc một chi thể (vì ít khi tổn thương toàn bộ hồi đỉnh lên mà chỉ khu trú ở một vài nơi).

Nếu kích thích hồi đỉnh lên gây cơn dị cảm nửa người bên đối diện, có thể có cơn co giật hay cơn động kinh toàn thể.

Thành viên Dieutri.vn

Nguồn: Internet.

Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/trieuchungnoi/hoi-chung-roi-loan-cam-giac/)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY