Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Hội chứng viêm đa rễ và dây thần kinh

Hội chứng Guillain - barré (viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính hay viêm đa rễ và dây thần kinh sau nhiễm khuẩn)...
Hội chứng Guillain - barré (viêm đa rễ và dây thần kinh cấp tính hay viêm đa rễ và dây thần kinh sau nhiễm khuẩn) là một bệnh tổn thương thần kinh ngoại biên cấp tính (rễ và dây thần kinh ở tủy sống và dây thần kinh sọ não). Đây là một cấp cứu thần kinh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ Tu vong do suy hô hấp hoặc sặc phổi do rối loạn chức năng nuốt hoặc thậm chí có thể bị ngừng tim do tổn thương dây thần kinh chi phối tim. Mặc dù vậy, khi qua được giai đoạn nguy hiểm, đại đa số các trường hợp đều hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng - 1 năm, tuy nhiên khoảng 10% các trường hợp để lại di chứng về vận động hoặc cảm giác.

Bệnh hiếm gặp nhưng xẩy ra ở mọi lứa tuổi (tăng dần theo tuổi, dưới 5 tuổi hiếm gặp), mọi sắc tộc, cả hai giới nhưng nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Bệnh thường tiến triển đến tự khỏi (nếu qua được giai đoạn nguy hiểm), hiếm khi tái phát lần hai.

Bình thường, dây thần kinh ngoại biên được chia làm hai loại: loại được bao bọc bởi bao Myelin và loại không được bao bọc. Tốc độ dẫn truyền các xung động thần kinh ở loại có bao Myelin nhanh hơn loại không có bao Myelin.

Nguyên nhân gây bệnh: Nguyên nhân của hội chứng Guillain - Barré chưa rõ nhưng bệnh thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn vài ngày hoặc vài tuần (tác nhân thường là vi khuẩn đường ruột gây viêm dạ dầy - ruột hoặc vi rút), hoặc sau dùng một số loại Thu*c (Thu*c làm tiêu sợi huyết: Streptokinase;…), một số trường hợp bệnh xuất hiện sau can thiệp ngoại khoa. Thông thường sau khi bị vi khuẩn hoặc vi rút tấn công, cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh, nhưng trong trường hợp này kháng thể lại chống lại bao myelin quanh dây thần kinh (gây tiêu hủy Myelin từng đoạn) dẫn đến giảm tốc độ dẫn truyền các xung động thần kinh. Do đó bệnh được coi là một bệnh tự miễn, không có tính chất gia đình và cũng không lây truyền.

Triệu chứng lâm sàng

Thông thường, bệnh biểu hiện bởi cảm giác tê bì, kiến bò ở ngọn chi, lúc đầu ở chi dưới sau lan lên chi trên, đôi lúc có thể tê ở mặt, triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên (có tính chất đối xứng). Kèm theo bệnh nhân thấy yếu hoặc liệt tăng dần hai chân hoặc tứ chi, đi lại khó khăn, nhưng không rối loạn đại tiểu tiện. Đồng thời bệnh nhân thấy đau mình mẩy hoặc đau các bắp cơ, liệt dây VII ngoại biên (liệt mặt ngoại biên) hai bên (hai mắt nhắm không kín, không nhe răng hay thổi lửa được, ăn uống hay bị v•i), trường hợp nặng bệnh nhân thấy khó nuốt, uống nước sặc, kèm theo không ho khạc được, khó thở, rối loạn nhịp tim => nguy cơ Tu vong cao.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên cần đưa ngay đến khám tại các chuyên khoa thần kinh hoặc khoa hồi sức cấp cứu để được điều trị kịp thời, giảm nguy cơ Tu vong và di chứng.

Tại bệnh viện, bệnh nhân được khám xét tỉ mỉ và làm một số xét nghiệm chuyên khoa như chọc dò tủy sống, ghi điện cơ đồ. Đây là hai xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán xác định hội chứng Guillain - Barré. Trong trường hợp điển hình, xét nghiệm dịch n•o tủy thấy tăng Protein còn tế bào bình thường, tuy nhiên nếu Protein bình thường ở giai đoạn đầu của bệnh cũng không loại trừ hội chứng Guillain - Barré (cần làm lại lần hai); Kết quả ghi điện cơ thấy hình ảnh giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh (chứng tỏ có tổn thương mất Myelin). Ngoài ra bệnh nhân cần làm các xét nghiệm khác như công thức máu; sinh hóa máu; chụp phổi; siêu âm ổ bụng; xét nghiệm nước tiểu …

Điều trị hội chứng Guillain - Barré như thế nào ?

Nhập viện điều trị để theo dõi tiến triển của liệt vận động. Đề phòng và phát hiện sớm liệt cơ hầu họng và cơ hô hấp. điều trị càng sớm càng tốt (2 tuần đầu) giúp cho hồi phục nhanh, nhất là trong những trường hợp nặng. Bên cạn đó cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, dễ tiêu : 2.600 calo/ngày; Bù nước điện giải; Tập phục hồi chức năng vận động tránh teo cơ cứng khớp, massage mặt (nếu có liệt mặt), trăn trở chống loét, vỗ rung phổi, tập thở…

Bs: Khúc Thị Nhẹn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-viem-da-re-va-day-than-kinh-n114142.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY