Phóng sự hôm nay

Hồi chuông cảnh báo từ thịt cóc

Xem thịt cóc như một món ăn bổ dưỡng, nhiều người đã nhập viện và lâm vào tình trạng nguy kịch bởi ngộ độc.

Từ bệnh viện trở về, bà H’Nin (47 tuổi, thường trú buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk) vẫn còn nguyên sự ám ảnh khi nghĩ đến bữa ăn cùng mấy người thân của mình. Ở các tỉnh lân cận cũng xảy ra tình trạng tương tự khiến hàng loạt người phải cấp cứu, có người phải gánh di chứng đau lòng. Đáng báo động là ngay trẻ em, phụ nữ dẫu chưa biết cách chế biến nhưng cứ gặp cóc thì mổ thịt ăn vô tư.

Bà H’Nin nhớ rõ, chiều muộn ngày 14/10/2019, kết thúc một ngày làm việc trên nương rẫy, thấy đồ ăn trong nhà còn ít, bà H’Nin nghĩ ngay đến những con cóc sinh sống quanh rẫy và nhà mình nên đi lùng bắt được khoảng 1kg đem về làm thịt. Sau khi lột da, rửa sơ sài với nước lạnh, bà H’Nin mang đi nấu canh, xào cho hai người thân của mình là H’Lan và Y Bil ăn cùng. Sau khi ăn khoảng 80 phút thì cả ba người choáng váng, đau đầu dữ dội, nôn thốc tháo, bụng căng lên và đau thắt. Triệu trứng ngày càng nặng thêm. Nghĩ đau ruột thừa, cả nhà tức tốc lên Bệnh viện đa khoa Buôn Hồ cấp cứu nhưng ngộ độc nặng nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Sau mấy ngày cấp cứu, giải độc, cả 3 người mới thoát khỏi “tử thần”. Sự việc khiến nhiều buôn làng xôn xao và ngỡ ngàng vì xưa nay vẫn ăn vậy.

Bà H’Nin và người thân của mình vừa thoát nguy kịch do ngộ độc thịt cóc.

Cũng bởi ý nghĩ giản đơn, muốn tiện lợi, sau buổi chiều mưa tầm tã cuối tháng 9/2019, anh Ma Lanh và hai người bạn khác ở Ea Lai (Ma Đ’rắc) xách theo hai lít rượu cồn vào rẫy bắt cóc nướng ăn. Sau bữa nhậu “dân dã” thì cả 3 mắt mờ dần, người quay cuồng, mất kiểm soát. Được đưa đến cơ sở y tế, súc dạ dày, cấp cứu kịp thời nhưng phải gánh di chứng suy thận, đến nay vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Tại Bệnh viện đa khoa Gia Lai, từ năm 2018 đến nay cũng đã tiếp nhận và điều trị cho hàng chục ca ngộ độc rượu cồn và thịt cóc. Hầu hết các bệnh nhân được đưa vào viện đều trong trạng thái ngộ độc nặng, có người đã Tu vong.

BS. Lê Nam Thanh, Giám đốc Trung tâm chống độc Nam Thanh, Tây Nguyên nhận định: Đối với phụ nữ, hầu hết nhập viện đều chỉ do ăn làm không cẩn thận. Tuy nhiên, một số bệnh nhân là đàn ông khi bóc tách nguyên nhân thì có người cùng lúc bị ngộ độc cả rượu cồn lẫn vì họ dùng hai thứ cùng lúc. Với những trường hợp này, nếu không xử trí kịp thời, nguy cơ Tu vong rất cao. Nếu cứu được thì cũng ảnh hưởng tim mạch, thận. Thông thường, khi xác định đúng nguyên nhân cần tiến hành thải trừ chất độc, chống loạn nhịp tim, chống tăng huyết áp, chống rối loạn thần kinh và tâm thần, chống suy thận cấp... ngay.

Mấy tháng đã trôi qua nhưng gia đình em Đinh Chang (9 tuổi ở làng Tpôn, xã Nam Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn tràn ngập nỗi u buồn. Đang là học sinh chăm ngoan thì trận ngộ độc đã khiến Chang Tu vong. Vào ngày cuối tuần, được nghỉ học nên Chang rủ thêm bạn cùng làng là Đinh Đang lên rẫy tìm cóc và gom củi lại để nướng cóc ăn. Xưa nay, nhiều trẻ em và thanh niên trong làng vẫn hay làm vậy. Các em nghĩ nướng cóc cũng như nướng củ khoai, củ mỳ ăn cho chắc bụng. Tuy nhiên, sau khi lột da, cắt đầu, nướng ăn xong vài tiếng thì Chang và Đang nôn ói và tiêu chảy liên tục. Quãng đường từ rẫy về bệnh viện khá xa nên Chang đã Tu vong vì ngộ độc quá nặng, ăn phải nhiều nội tạng của cóc.

Cũng tại Kông Chro, đầu tháng 10/2019, do thiếu đồ nhậu nên Đinh Long, Đinh Tuấn phân chia nhau lên rẫy tìm cóc về luộc uống với rượu trắng. Rượu có nồng độ cồn cao, lột da cóc lại để dính mủ và nội tạng nên ăn uống xong không kịp về nhà mà phải đến thẳng bệnh viện để súc ruột, dạ dày mới thoát ch*t.

Từ đèo sông Pha xuống Phước Vinh (Ninh Phước, Ninh Thuận), anh Kiều Văn Long mang theo một túi để nhậu cùng bạn là Mang Thúc. Quá trình sơ chế, để nội tạng dập vỡ bám vào, không rửa sạch đã xào ăn nên cả hai cùng bị ngộ độc. Ông Mang Thúc bần thần thổ lộ: Ở đây từng ngộ độc rượu cồn ch*t nhiều người rồi, phần nào người dân cũng biết sợ, nhất là cánh đàn ông. Thịt cóc thì trong ý nghĩ nhiều người ở miền quê này là bổ dưỡng, thấy không bắt ăn thì tiếc, được giải thích mới rõ khâu chế biến là rất quan trọng.

Theo BS. Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên) thì: Những ca ngộ độc thường có diễn biến phức tạp, nguy hiểm. Độc tố thường có ở các bộ phận: gan, da, mủ... cóc. Quá trình chế biến chỉ cần sơ ý không loại bỏ sạch các bộ phận này là ngộ độc ngay. Các triệu trứng chủ yếu là hồi hộp, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, nôn, đau đầu quay cuồng... Từ các trường hợp đã nhập viện, người dân, nhất là ở các buôn làng vùng sâu, vùng xa thật cẩn trọng với thói quen ăn mà chế biến qua loa của mình.

Từng có nhiều cái ch*t thương tâm vì ngộ độc rượu cồn, thịt cóc, để đàn con trẻ bơ vơ.

Trải qua những ngày hoảng loạn, bà H’Nin bộc bạch: Ở làng, ở xã thì xưa nay vẫn cứ ăn vô tư. Người nọ nhìn người kia làm thịt ăn rồi mình làm theo. Cóc trên rẫy hay quanh nhà lại nhiều. Mấy lần trước ăn không sao cả do lần này thấy trứng cóc tưởng ngon bỏ luôn vào nấu ăn. Thế nên mới nhập viện và suýt Tu vong. Từ nay sẽ chế biến thật kỹ thì mới dám ăn. Cũng không dám để con cháu của mình ăn uống bừa bãi nữa.

Ông Đinh Nâu (xã Chư Krey, Kông Chro, Gia Lai) cũng vừa thoát khỏi cảnh ngộ độc thịt cóc, vỡ lẽ ra: Nghe nhân viên y tế phân tích mới biết làm sơ sài mà dùng với rượu cồn khi ngộ độc sẽ nguy hiểm gấp đôi. Ở đây, hầu hết mọi người khi bắt cóc cứ lột da và đặt lên đống than nướng hoặc nấu canh là sử dụng. Nhiều vụ ngộ độc nặng đã xảy ra nên cũng phần nào tác động tích cực đến thói quen của người dân.

Trở lại làng Ghè (xã Ia Đok, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), ngôi làng từng có hàng loạt người nhập viện vì thịt cóc, nhiều người làng vẫn còn rùng mình. Anh Rơ Lan Bích (26 tuổi) bảo: Tôi phải nằm viện 8 ngày mới đi lại được. Người ăn thịt thì ngộ độc, có người không ăn mà cũng lòa mắt vì lúc làm thịt mủ cóc dính đầy tay rồi lại lấy tay quẹt lên mắt. Những nhà từng có người nguy kịch thì rút ra kinh nghiệm đau thương, nhà khác, làng khác thì phải tuyên truyền nhiều họ mới nâng cao sự cảnh giác lên được.

Sau phen hoảng loạn, như được trở về từ “cõi khác”, đứng giữa làng Ghè, anh Rơ Mah Prui thổ lộ: Lần ngộ độc không lâu trước, mình không còn nhận thức được gì nữa. Ăn phải miếng trứng cóc mà. Lúc đó chỉ biết vẫy người thân lại nói vài lời, nghĩ mình phải theo tổ tiên. Thật may mắn, đã được cứu sống. Lấy các tác hại từ chính bản thân của mình đã dính phải, nhiều tháng ngày qua, tôi đi loan tin cho khắp dòng họ lẫn người thân, kể cả những người đang canh tác trên rẫy hãy nói không với rượu cồn và chỉ ăn khi được làm sạch, rửa nước nhiều lần.

Nhiều bác sĩ, chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo: Chất độc có trong mủ, da, nội tạng cóc chính là chất tetrodotoxin. Chất này tác động xấu đến hệ thần kinh rất nhanh khi xâm nhập cơ thể người. Thông tin về sự bổ dưỡng hay tác dụng chữa bệnh của đến nay vẫn chưa có đầy đủ cơ sở khoa học để chứng minh. Nếu làm (chế biến) để ăn, ngoài việc loại bỏ tuyệt đối các phần có chứa độc tố thì người làm cũng phải đeo găng tay, tránh để mủ cóc dính vào bết thương, chỗ xây xước, mắt, mũi.

Bài và ảnh: Hà Văn Đạo

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-chuong-canh-bao-tu-thit-coc-n166614.html)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY