Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung

Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, Việt Nam có khoảng 4.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung và có hơn 2 ngàn ca Tu vong vì căn bệnh này. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở phụ nữ và là mối quan tâm đặc biệt của chị em từ độ tuổi 30 trở lên.

Theo chuyên gia bệnh viện k, sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao. chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sỹ, cùng với đó, việc tiêm phòng vắc-xin cũng là cách phòng tránh và phát hiện sớm nhất bệnh ung thư cổ tử cung.

Mặc dù đã có nhiều khuyến cáo, tuy nhiên tại bệnh viện k vẫn ghi nhận nhiều trường hợp đáng tiếc khi đến khám và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. do đó, việc phòng và phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung sao cho hiệu quả nhất luôn nhận được sự quan tâm lớn từ bạn đọc và người bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35 - 44 tuổi. đây là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%.

Có rất nhiều phụ nữ Việt đang bảo vệ bản thân mình bằng cách tầm soát loại ung thư này định kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này, chị em có nhiều thắc mắc chưa được giải đáp cụ thể. Vậy nên trong bài viết này, Bệnh viện K sẽ tổng hợp và mang tới câu trả lời cho bạn đọc.

1. Dấu hiệu nào cảnh báo ung thư cổ tử cung, khiến bạn cần đi khám ngay?

Ngay khi thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, các chị em nên đến cơ sở chuyên khoa phụ khoa để thăm khám sớm.

- Ra máu *m đ*o bất thường.

- Ra máu *m đ*o sau quan hệ T*nh d*c.

- Ra khí hư *m đ*o màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.

- Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu.

- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.

- Kinh nguyệt kéo dài, không đều.

- Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 3.

2. tầm soát ung thư cổ tử cung tác động thế nào đến điều trị bệnh?

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Càng phát hiện ở giai đoạn muộn hoặc bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị thì các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, hiệu quả điều trị sẽ giảm dần... Vậy có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 5.

3. nên lựa chọn phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào?

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là pap và hpv. các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm hpv với xét nghiệm pap- smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất. quy trình thực hiện xét nghiệm pap thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường chỉ mất tầm vài phút. bạn sẽ được các bác sĩ và y tá hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện xét nghiệm.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 7.

4. kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất. để đảm bảo rằng kết quả xét nghiệm pap chính xác nhất có thể, bạn cần làm theo những hướng dẫn dưới đây:

- Tránh quan hệ T*nh d*c, sử dụng các sản phẩm Thu*c *m đ*o, sản phẩm vệ sinh *m đ*o trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

- Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.

- Đối với các trường hợp *m đ*o bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 9.

5. Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Tần suất bao lâu một lần?

Việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ T*nh d*c... Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn. đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 11.

6. Nếu phát hiện các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm phải làm thế nào?

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi có nhiều trường hợp các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư. Một thời gian sau, các tế bào ấy sẽ trở lại bình thường, người bệnh sẽ tiến hành sàng lọc, điều trị bệnh, với tỷ lệ thành công khá cao.

Để biết các tế bào bất thường ấy có trở lại bình thường hay phát triển thành tế bào ung thư thì cần xét nghiệm bổ sung thêm. Có thể là thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung,… đồng thời người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên cho tới khi kết quả hoàn tất.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 13.

7. sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung có ảnh hướng tới sinh hoạt bình thường không?

Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp *m đ*o sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.

Nếu sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm bổ xung khác. Bởi Pap là phương pháp chẩn đoán tỷ lệ chính xác cao nhưng chưa phải là tuyệt đối. Đôi khi các tế bào bình thường nhưng kết quả lại là bất thường, và ngược lại.

Hỏi - Đáp về các vấn đề trong sàng lọc tầm soát ung thư cổ tử cung - Ảnh 15.

Theo Bệnh viện K

Tiếp theo

Ung thư cổ tử cung gây Tu vong cao thứ 3 ở phụ nữ: Dấu hiệu cảnh báo, người có nguy cơ cao mắc phải và các giai đoạn phát triển bệnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/hoi-dap-ve-cac-van-de-trong-sang-loc-tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-20210415170145536.chn)

Chủ đề liên quan:

ung thư cổ tử cung

Tin cùng nội dung

  • Tần suất mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Nếu không có biện pháp can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị thì trong khoảng 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và Tu vong do bệnh này sẽ tăng thêm khoảng 25%. Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo sàng lọc ung thư cổ tử cung vừa qua tại Hà Nội.
  • Theo thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 270.000 phụ nữ Tu vong vì căn bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC), trong đó có đến 80% số ca Tu vong xảy ra ở những nước có mức sống thấp. Tại Việt Nam, hàng năm có đến hơn 6000 phụ nữ phát hiện bị UTCTC và hơn phân nửa số đó Tu vong, đồng nghĩa với mỗi ngày
  • Nên xét nghiệm Pap lần đầu tiên vào năm 21 tuổi, lặp lại 3 năm một lần nếu kết quả lần đầu bình thường, phát hiện thay đổi ở tế bào cổ tử cung có thể chuyển thành ung thư.
  • Một nhóm các chuyên gia đã đề nghị làm xét nghiệm HPV thay thế cho xét nghiệm Pap để sàng lọc, phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Ít nhất một nửa dân số nhiễm virus này vào lúc nào đó trong đời, song không phải tất cả đều phát bệnh.
  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY