Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Hồi sinh sự sống cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nhờ kỹ thuật này

Phát hiện suy tim từ 10 năm trước, tính mạng của điều dưỡng Vi Thị Tân như ngọn đèn trước gió. Nhờ được cấy tim nhân tạo, chị Tân đã khỏe mạnh trở lại và được xuất viện với nụ cười tươi rói trên môi...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City vừa cấy ghép thành công tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất (HVAD) trên bệnh nhân giai đoạn cuối, cho phép kéo dài cuộc sống chất lượng từ 5 – 7 năm. Đây là bệnh viện thứ hai trong cả nước làm chủ được kỹ thuật phức tạp trên.

Bệnh nhân là chị Vi Thị Tân- điều dưỡng của Trung tâm y tế thị trấn Mường Lát (34 tuổi ở Mường Lát Thanh Hóa). Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim 10 năm, đã chuyển sang giai đoạn cuối, cơ tim giãn lớn, đồng thời có tai biến mạch máu não.

“Tôi đã được điều trị nội khoa theo phác đồ trị liệu tối ưu nhưng không hiệu quả, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, lâm vào tình trạng nguy kịch. Qua một “ân nhân” đã chuyển tôi đến BVĐK Quốc tế Vinmec để tìm phương án điều trị tiếp theo”- chi Tân kể.

Để kịp thời cứu chữa, các bác sĩ của BVĐK Quốc tế Vinmec đã thực hiện ca mổ cấp cứu, cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất trái HVAD. Sau ca phẫu thuật kéo dài 5h, bệnh nhân Vi Thị Tân đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực, quả tim nhân tạo hoạt động hiệu quả. Sau 1 tháng, bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện, đồng thời được hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và sử dụng máy HVAD nhằm tối ưu điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Vừa trải qua ca phẫu thuật tuy còn hơi mệt, nhưng tôi rất hạnh phúc. Từ nay những cơn mệt mỏi, khó thở, choáng... sẽ không còn. Tôi có thể cùng chồng chăm sóc con cái”- chị Tân vừa nói vừa cười với chúng tôi.

GS Bùi Đức Phú và GS.TS Đỗ Doãn Lợi hỏi thăm bệnh nhân Vi Thị Tân trước khi bệnh nhân xuất viện

Chia sẻ với báo chí về ca bệnh thành công này, GS. TS Bùi Đức Phú – chuyên gia phẫu thuật tim, đồng thời là “tổng chỉ huy” của ca cấy ghép HVAD đầu tiên tại BVĐK quốc tế Vinmec cho biết, cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất HVAD là kỹ thuật mổ tim hở để cấy ghép một thiết bị bơm máu (hay gọi là tim cơ học) vào buồng tim trái với chức năng hút máu từ buồng tim trái rồi bơm máu vào động mạch chủ.

HVAD sẽ hỗ trợ cho quả tim đã bị suy ở giai đoạn cuối không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác, đưa máu cung cấp oxi cho cơ thể, giúp tuần hoàn máu phục hồi. Từ đó, bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.

Theo GS.TS Bùi Đức Phú, dụng cụ hỗ trợ tâm thất HVAD ban đầu chỉ được sử dụng như phương pháp điều trị trong giai đoạn bắc cầu chờ ghép tim. Tuy nhiên, với sự phát triển với công nghệ, HVAD được cải tiến ngày càng nhỏ gọn, bệnh nhân có thể thuận tiện mang theo pin trong dây thắt lưng hoặc túi xách, tuổi thọ của máy ngày càng kéo dài, nên đã được áp dụng như phương pháp điều trị đích.

“Việc cấy ghép tim nhân tạo hổ trợ tâm thất HVAD giúp bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống chất lượng trên 5 – 7 năm”- GS.TS Bùi Đức Phú cho hay.

Cũng theo GS.TS Bùi Đức Phú, trong bối cảnh khan hiếm nguồn tạng hiến tặng, mới chỉ có 29 trường hợp trên toàn quốc được ghép tim, hàng nghìn bệnh nhân có chỉ định ghép tim chờ tới lượt, phải đối diện với nguy cơ Tu vong theo thời gian, thì cấy ghép tim nhân tạo hổ trợ tâm thất HVAD là một phương pháp đặc biệt ý nghĩa, sẽ giúp cứu sống người bệnh suy tim giai đoạn cuối, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

“Với việc trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên, đồng thời là bệnh viện thứ 2 tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật cấy phép tim nhân tạo hổ trợ tâm thất, Vinmec có thể tiếp cận với với nhưng công nghệ mới nhất trong lĩnh vực tim nhân tạo, đáp ứng nhu cầu của người bệnh suy tim trong và ngoài nước có nhu cầu điều trị bằng phương pháp này” - GS.TS Bùi Đức Phú nói

Theo thống kê của Hội Tim mạch Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người Việt Nam phát hiện bị suy tim mới. Tỷ lệ Tu vong do suy tim ở Việt Nam rất cao với 50% bệnh nhân Tu vong sau 5 năm phát hiện bệnh.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/hoi-sinh-su-song-cho-benh-nhan-suy-tim-giai-doan-cuoi-nho-ky-thuat-nay-n155573.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ghép tim không đơn giản như các phẫu thuật khác. Nó không thuần túy khoa học mà còn liên quan đến tình cảm, tâm lý xã hội và đạo đức của con người nữa.
  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Sau ba tháng ghép tim, bệnh nhân (BN) Phan Thị Tuyến (Yên Bái) được trở về nhà vào cuối tháng Tám.
  • Điều kiện ghép tim là gì, cần bao nhiêu tiền cho một ca, và đăng ký chữa trị ở nơi nào?
  • Thông thường tim được nhận là từ người cho hiến ch*t não do một nguyên nhân nào đó như chấn thương sọ não do T*i n*n, hay tai biến mạch não, đột quỵ.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY