Theo thống kê của who, ngày 6/8 là mốc thời gian đáng ghi nhớ khi số lượng tích lũy các trường hợp được xác nhận nhiễm covid-19 trên thế giới đã vượt mốc 200 triệu người.
Con số này tương đương với tỉ lệ cứ trong 39 người thì có 1 người trên thế giới nhiễm covid-19, và tỷ lệ thực tế có thể cao hơn.
Với sự lây lan của dịch bệnh và sự xuất hiện của các chủng đột biến, số người mắc bệnh đã tăng vọt từ 100 triệu người hồi đầu năm lên 200 triệu người, chỉ mất hơn 6 tháng.
Chủng virus đột biến Delta có khả năng lây nhiễm cao, thậm chí còn khốc liệt hơn và đã lây lan đến 135 quốc gia và khu vực chỉ trong một thời gian ngắn.
Trước tình hình ngày một trở nên nghiêm trọng, cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn quốc tế về hợp tác vắc xin Covid-19 đã được tổ chức và đạt được sự nhất trí về các vấn đề thiếu năng lực, thiếu phân phối và thiếu hợp tác cần giải quyết trong hợp tác vắc xin toàn cầu.
Điều này thể hiện quyết tâm của tất cả các quốc gia cùng nhau chống lại dịch bệnh và giống như đang tiêm cho thế giới bị chìm trong đại dịch một liều Thu*c "bổ tim".
Cách đây hơn một năm rưỡi, covid-19 bùng phát và hoành hành đã cắt đứt các tuyến đường hàng không bận rộn vốn có, đóng cửa nền kinh tế thế giới đang vận hành bình thường và cắt đứt sự liên lạc trực tiếp giữa các cá nhân với nhau.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, trên thế giới diễn ra sự biến động thường xuyên: một số nước chọn cách "nằm im" và đặt hy vọng vào những nhận định sai lầm chống lại khoa học như để cho dịch trở thành "miễn dịch cộng đồng" và coi covid-19 là "bệnh cúm"; một số nước khác chọn cách bế quan tỏa cảng, cách ly dập dịch…
Trước cuộc khủng hoảng chung của nhân loại, con người ngày càng nhận thức rõ hơn rằng chỉ khi cả nhân loại cùng chung vận mệnh, vượt lên trên những khác biệt, xây dựng sự đồng thuận, chung sức, chung lòng thì đại dịch mới có thể vượt qua.
Lịch sử là sách giáo khoa tốt nhất. Như nhà sử học người Ý Benedetto Croce đã nói, "Tất cả lịch sử đích thực đều là lịch sử đương đại".
Đánh giá từ lịch sử phản ứng của con người đối với dịch bệnh và khủng hoảng toàn cầu, cộng đồng quốc tế đã từng có thể tạo ra những bước đột phá trong việc chống lại bệnh aids, ebola, cúm gia cầm, cúm h1n1 và các dịch bệnh lớn khác. hay chúng ta đã cùng nhau chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai, khủng hoảng tài chính và các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác, hoặc như việc đạt được "hiến chương liên hợp quốc" và "thỏa thuận paris" về giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các thành tựu hợp tác đa phương khác… là kết tinh của sự đoàn kết và hợp tác của nhân dân tất cả các nước.
Hòa bình, an ninh, hợp tác, đôi bên cùng có lợi, cởi mở và khoan dung mang lại khi con người xác định rằng mình sẽ cùng làm việc trên cùng một mục tiêu, theo đuổi giá trị chung của nhân loại trong hàng nghìn năm nay và phù hợp với lợi ích chung của toàn nhân loại.
Đánh giá từ thực tế của cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, dịch bệnh hiện nay có đặc điểm lây lan mạnh, lây lan rộng, tỷ lệ Tu vong cao, các nước đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như: chủng đột biến, sơ hở phòng chống dịch, hệ thống y tế suy yếu và sụp đổ, cung cấp và phân phối vắc xin không đủ…
Trong hơn một năm qua, các quốc gia ban đầu ủng hộ "miễn dịch cộng đồng" đã phải thừa nhận rằng chính sách của họ đã thất bại và việc này giống như đang tiếp tục "vay tín dụng" danh tiếng quốc gia của họ.
Giáo sư Klaus Martin Schwab, người sáng lập và là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Trước tình hình dịch bệnh như hiện nay, chỉ một hoặc một vài quốc gia không thể ngăn chặn dịch lây lan, mà là sự chung tay nỗ lực của thế giới. Cuối cùng, sự đoàn kết và hợp tác được chứng minh là vũ khí lợi hại nhất để đánh bại đại dịch.
Ông Klaus Martin Schwab, người sáng lập và là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đã đề cập trong cuốn sách "Kỷ nguyên hậu dịch-Tái thiết vĩ đại" rằng "Chúng ta đang ở ngã ba đường...
những thách thức sắp xảy ra này có thể nằm ngoài sức tưởng tượng trước đây của chúng ta, nhưng chúng tôi nhấn mạnh khả năng kiến tạo thế giới vượt xa trí tưởng tượng trước đây của chúng ta. dịch bệnh đã mang đến những khó khăn, nhưng nó cũng là chất xúc tác cho việc bảo vệ vận mệnh chung của nhân loại".
Sự đoàn kết và hợp tác, chia sẻ trách nhiệm chung, từng người trong chúng ta thực hiện tốt việc phòng chống dịch thì đại dịch mới có thể sớm được đẩy lùi.
New York Times: Mục tiêu "không có ca nhiễm mới" bị đổ bể, các quốc gia đối phó với Covid-19 ra sao?
Vân Hồng
Chủ đề liên quan:
bị nhiễm Chuyên gi chuyên gia hế giới hiễm COVID-19 m Covid-19 n thế giới nhiễm COVID nhiễm covid-19 toàn thế giới