Tâm lý hôm nay

Hơn 350 trẻ tự kỷ hào hứng tham gia hội thao mừng ngày nhà giáo

Sự kiện không chỉ giúp trẻ tự kỷ được kết nối với bạn bè, tăng cường kỹ năng xã hội mà còn nêu lên tầm quan trọng của các giáo viên, nhà thực hành, và chuyên viên can thiệp trong việc hỗ trợ cộng đồng tự kỷ.

Hơn 350 trẻ em rối loạn phổ tự kỷ cùng phụ huynh và giáo viên từ tphcm và các tỉnh lân cận đã có một ngày rộn ràng tại nhà thi đấu hồ xuân hương (quận 3, tphcm) diễn ra vào ngày 7/11/2020 -  với sự kiện “ngày hội thể thao và tri ân thầy cô” do mạng lưới tự kỷ việt nam (van), sở văn hóa thể thao tphcm, và saigon children’s charity (saigonchildren) phối hợp tổ chức nhân dịp ngày nhà giáo việt nam 20/11.

Tại sự kiện, hàng trăm trẻ tự kỷ được tham gia nhiều trò chơi nhằm giúp các em phát triển các giác quan và kỹ năng, chẳng hạn như đưa bóng vào lỗ, xỏ dây, thả cá vào bể, trang trí dâu tây, xâu hạt, tha mồi về tổ… các môn thể thao tại sự kiện như bóng chày, khúc côn cầu, bóng đá, và bật xa do sở vh-tt tổ chức cũng thu hút sự hào hứng không kém của các em. trước đó, vào sáng ngày 6/11, giải bơi dành cho trẻ tự kỷ nằm trong khuôn khổ chương trình cũng đã được tổ chức tại hồ bơi yết kiêu, quận 1.

Giống như các sự kiện khác đồng tổ chức bởi van và saigonchildren, sự kiện lần này được thiết kế đặc biệt cho trẻ tự kỷ với một “câu chuyện xã hội” chi tiết được các giáo viên thiết kế và gửi trước cho các đoàn tham gia, để phụ huynh có thể giải thích về sự kiện và chuẩn bị tâm lý trước cho bé tại nhà. câu chuyện xã hội là những câu chuyện ngắn được viết riêng cho từng cá nhân mô tả một tình huống xã hội mà trẻ tự kỷ có thể sẽ trải qua. những câu chuyện xã hội này được sử dụng để dạy các kỹ năng chung thông qua việc sử dụng thông tin chính xác và tuần tự về các sự kiện hàng ngày mà trẻ có thể cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu, do đó giảm bớt sự căng thẳng lo âu của trẻ.

Ngoài ra, tại sự kiện cũng có “phòng yên tĩnh”, là khu riêng biệt với ghế lười và lều để các bé tự kỷ nếu thấy quá tải với các chương trình đang diễn ra có thể nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động riêng theo sở thích của mình.

Với mục đích tri ân các giáo viên và chuyên viên trong lĩnh vực tự kỷ, buổi lễ đã ghi nhận công lao của các nhà thực hành trong việc hỗ trợ trẻ em tự kỷ hòa nhập và phát triển tiềm năng của mình. Hơn 50 món quà tri ân đã được trao cho các giáo viên, chuyên gia, và bác sĩ tại sự kiện này.

“dạy học có thể là công việc khó khăn, đặc biệt là khi trẻ em phải đối mặt với những thách thức như tự kỷ và chậm phát triển. nhưng nhờ sự tận tuỵ của các thầy cô, những khoảnh khắc kỳ diệu đã được tạo ra khi những đứa trẻ tuyệt vời này có thể phát triển và học hỏi. các thầy cô giúp trẻ nói những lời đầu tiên, truyền đạt cảm xúc của mình, và bắt đầu tập chăm sóc bản thân theo những cách đơn giản nhưng rất quan trọng,” ông damien roberts, giám đốc điều hành của saigonchildren, đơn vị đồng tổ chức, chia sẻ.

Chị phạm thị kim tâm, chủ tịch mạng lưới tự kỷ việt nam (van), cũng cho biết: “hàng năm van đều tổ chức sự kiện dành cho trẻ em tự kỷ, và sự kiện năm nay diễn ra vào tháng 11 với chủ đề tri ân các nhà giáo và nhà thực hành trong lĩnh vực tự kỷ, bởi vì chúng tôi hiểu rằng hành trình của mỗi em bé tự kỷ không chỉ có cha mẹ, ông bà, mà còn có sự đồng hành của rất nhiều bác sĩ, chuyên viên, và thầy cô giáo. qua sự kiện này chúng tôi cũng hi vọng trẻ em rối loạn phổ tự kỷ sẽ có nhiều sân chơi phù hợp hơn dành cho mình, và xã hội sẽ hiểu và đồng cảm hơn với cộng đồng tự kỷ ‘đa sắc màu’.”


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 18:39 11/11/2020 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/hon-350-tre-tu-ky-hao-hung-tham-gia-hoi-thao-mung-ngay-nha-giao-n412895.html)

Tin cùng nội dung

  • Con trai tôi học lớp 3 bị tự kỷ - aspagor hang động - đang khám và điều trị ngoại trú theo đơn bác sĩ.
  • Nếu các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lợi ích rõ rệt của loại Thuốc này thì nó sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.
  • Có mối liên quan đáng kể giữa thiếu hụt kẽm và bệnh tự kỷ, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ tuổi.
  • Nghiên cứu cho thấy trẻ mắc chứng tự kỷ có những đặc điểm khuôn mặt khác biệt so với các trẻ không mắc chứng bệnh này...
  • Hiểu không rõ về tự kỷ khiến nhiều phụ huynh hoang mang khi vừa thấy vài biểu hiện “là lạ” ở con em mình.
  • Hiện nay, một số tổ chức xem tự kỷ như một cách sống hơn là bệnh nên không cần chữa, một số khác thì tìm cách chữa lành chứng bệnh này.
  • Việc dạy dỗ, giáo dục một đứa con tự kỷ trở thành nỗi quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
  • Nếu can thiệp trước 2 tuổi, trẻ tự kỷ có cơ hội phát triển bình thường đến 80%. Nhưng trên thực tế, gần 50% trường hợp phát hiện bệnh sau 3 tuổi.
  • Tôi bị tiểu đường, bà xã thì bị bệnh chàm. Nếu được, nhờ Mangyte giới thiệu 1 số CLB những người có bệnh mãn tính... để mọi người có thể tham gia sinh hoạt, tham khảo kinh nghiệm chữa bệnh. Cảm ơn nhiều lắm! (Nguyễn Văn Ngọ, 58 tuổi)
  • Tự kỷ là một rối loạn thuộc nhóm các rối loạn về phát triển nghiêm trọng còn được gọi là những rối loạn phổ tự kỷ, xuất hiện sớm trong thời thơ ấu, thường trước 3 tuổi. Mặc dù các triệu chứng và mức độ nặng của bệnh không hằng định, nhưng tất cả các rối loạn phổ tự kỷ đều ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với những người xung quanh. Số trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ dường như đang tăng lên, mặc dù vẫn chưa rõ là do sự cải thiện trong khả năng phát hiện và báo cáo các
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY