Hoóc-môn Sinh d*c nữ giúp phái đẹp duy trì sự trẻ trung, quyến rũ cho đến tăng cường trí nhớ, tính tập trung, ham muốn T*nh d*c và cải thiện năng lượng.
Giống như testosterone ở đàn ông, hoóc-môn
Sinh d*c nữ (Female sex hormones) đóng vai trò quan trọng, tác động đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau ngay từ lúc dậy thì, như: duy trì sự trẻ trung, quyến rũ cho đến tăng cường trí nhớ, tính tập trung, ham muốn T*nh d*c và cải thiện năng lượng..., thậm chí cả rủi ro gây ung thư vú. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều chưa biết về các loại hoóc-môn này, trong đó có các vấn đề sau:
1. Hoóc-môn Sinh d*c nữ là gì?
Hoóc-môn
Sinh d*c nữ là vật thể vô hình không nhìn thấy, không chạm tay vào được nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
Sinh d*c của phụ nữ, nó quy định sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà, đồng thời cũng quy định sự khác biệt trong hoạt động
Sinh d*c của phái đẹp. Từ tuyến
Sinh d*c và buồng trứng, hoóc-môn
Sinh d*c nữ được bài tiết ra gồm hai loại, estrogen và progesterone. Hoóc-môn estrogen thúc đẩy sự phát dục của cơ quan
Sinh d*c nữ và giữ gìn những thuộc tính của phụ nữ còn progesterone lại làm lợi cho quá trình biến hóa S*nh l*, giúp phụ nữ đảm nhận chức năng mang thai, duy trì nòi giống. Có thể hiểu nôm na hoóc-môn như là một loại hóa chất, một phần của hệ thống thông tin liên lạc trong cơ thể, kiểm soát các quá trình hoạt động của con người. Trong hai hoóc-môn này, estrogen được xem là quan trọng hơn cả, được sản xuất bởi buồng trứng (cũng như tuyến thượng thận và các mô mỡ, nhưng mức độ thấp hơn). Sau đó nó đi khắp cơ thể, kiểm soát một số lĩnh vực, từ chu kỳ kinh nguyệt cho đến kiểm soát trọng lượng cho đến điều tiết, kiểm soát mật độ xương…
2. Cơ chế suy giảm của estrogen theo thời gian diễn ra như thế nào?
Ở tuổi dậy thì, estrogen giúp cho bộ ngực phụ nữ phát triển, đồng thời hỗ trợ cho các đặc điểm
Sinh d*c thứ phát, như lông mu, hông nang rộng phát triển theo. Nếu có thai, estrogen kết hợp với progesterone để ngưng quá trình tiếp tục rụng trứng giai đoạn thai kỳ. Khi về già, estrogen giúp giữ cho làn da và mái tóc trẻ trung và khỏe mạnh, đồng thời duy trì ham muốn T*nh d*c tiếp tục tồn tại. Chưa hết, estrogen còn giữ cho xương chắc khỏe bằng cách ngăn chặn quá trình tạo xương tự nhiên chậm lại do tuổi cao.
Đến thời kỳ mãn kinh, cơ chế sản xuất estrogen của cơ thể giảm. Đây chính là lý do vì sao thời kỳ mãn kinh thường xuất hiện nhiều hiện tượng lạ, như *m đ*o khô, bốc hỏa, tính khí thất thường, mất ham muốn T*nh d*c, tăng cân, lão hóa da và tóc. Đây là hậu quả của sự biến động của hoóc-môn estrogen trong cơ thể tạo ra.
3. Estrogen có thể gây đau ngực?
Trong chu kỳ kinh nguyệt diễn ra hàng tháng, estrogen thường gây ra hiện tượng đâu ngực, quá trình này giúp phụ nữ chuẩn cho cho giai đoạn mang thai sinh con do sự gia tăng các tế bào mới và làm tăng nguồn cung cấp máu. Vì vậy, bộ ngực của phụ nữ đau và căng lên trước khi chu kỳ kinh nguyệt đến. Nếu không có thai, các tế bào này mới dần dần ch*t đi và được hấp thụ. Nhưng đôi khi, theo thời gian quá trình này liên tục diễn ra nên phát sinh hiện tượng mô sẹo, và mô sẹo này tạo thành bướu sợi tuyến, cục nổi mà người trong cuộc có thể sờ thấy, các cục u này chèn lên dây thần kinh và phát sinh đau đớn.
4. Estrogen tăng cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Liệu pháp thay thế hoóc-môn (HRT), dùng Thu*c để làm tăng nồng độ estrogen có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh. Bằng chứng khoa học cho thấy dùng HRT với hơn một liều tối thiểu, kéo dài hai hoặc ba năm, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ khỏe mạnh. Do estrogen được sản xuất bởi mỡ cơ thể, nên phụ nữ thừa cân có nồng độ estrogen cao hơn so với phụ nữ có trọng lượng bình thường, và cũng là nhóm có có nguy mắc bệnh ung thư vú cao.
5. Estrogen là thủ phạm làm cho ung thư vú tái phát?
Những phụ nữ chẩn đoán bị ung thư vú thường được bác sĩ cho biết, bệnh ung thư mà họ đang mắc phải là loại ung thư hưởng ứng hoóc-môn hoặc dương tính estrogen/progesterone (ER / PR ). Khoảng 85% số ca mắc bệnh ung thư vú là là nhóm hưởng ứng hormone, có nghĩa là các tế bào ung thư phụ thuộc vào estrogen, hoặc có thể là progesterone để tồn tại và phát triển. Khi nói về nguy cơ tái phát, bác sĩ cho biết cả estrogen lẫn progesterone đều có ảnh hưởng làm cho khối u tái phát nhưng estrogen có hiệu ứng lớn hơn.
Ảnh hưởng tích cực của estrogen lên các tế bào ung thư vú chính là lý do nó được sử dụng cho liệu pháp nội tiết tố, đó là một cua dùng Thu*c dài 5 - 10 năm để làm giảm việc truy cập estrogen của tế bào ung thư. Tamoxifen, thường dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh, có tác dụng “hoạt hóa” thụ thể tế bào ung thư, khiến chúng bất lực không thể hấp thụ estrogen. Chất ức chế Aromatase (Femara, Aromasin, Arimidex) thường được dùng cho phụ nữ, nhất là nhóm đã qua mãn kinh, thực sự làm giảm quá trình bài tiết estrogen tới mức tối thiểu, thậm chí thấp hơn cả so với nhóm phụ nữ cao niên. Dù bằng cách nào, các tế bào ung thư cũng không thể tiếp nhận được estrogen dẫn đến bị triệt tiêu.
Làm gì để kiểm soát estrogen?
Nếu cảm thấy mức độ estrogen quá thấp, nhất là khi suy nhược nóng bừng, tính khí thất thường, và xuất hiện các triệu chứng mãn kinh khác thi nên đi khám, tư vấn với bác sĩ để sử dụng một cua ngắn liệu pháp thay thế hormone thấp (HRT thấp). Nếu thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư vú cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh, mang các đột biến gen BRCA, thì khi dùng liệu pháp hoóc-môn nên tư vấn bác sĩ để dùng nhóm Thu*c làm giảm estrogen (hoặc ngăn chặn hoạt hóa của estrogen). Theo khuyến cáo, dùng Thu*c này thường xuyên, càng lâu càng tốt để giảm nguy cơ ung thư vú, nhất là nhóm ung thư vú tiếp thụ hoóc-môn.
Khắc Hùng
(
Theo Healthcentral/2015)