(MangYTe) Hủ tục Minh hôn tại Trung Quốc là một trong những hủ tục ghê rợn vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng lãnh thổ trên đất nước này và để lại hệ lụy nghiêm trọng.
1. Minh hôn là gì?
Minh hôn còn được gọi là Âm hôn hay “Đám cưới ma”. Minh hôn là đám cưới có sự kết duyên giữa hai người đã mất hoặc một người vừa mất và một người còn sống. Đây là một phong tục, cũng là hủ tục ghê rợn vẫn còn tồn tại ngày nay ở nhiều vùng lãnh thổ trên đất nước Trung Hoa rộng lớn.
2. Nguồn gốc của hủ tục Minh hôn tại Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?
Đây là một câu hỏi không thể tìm được lời giải đáp chính xác nhất, bởi mỗi sách lại ghi chép một cách khác nhau. Nhiều nguồn sử liệu nhận định rằng hủ tục này bắt nguồn trong thời đại của Tào Tháo – một nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Vào năm Kiến An thứ 13, Tào Xung, con trai được yêu thương nhất của Tào Tháo ch*t bệnh, Tào Tháo đau khổ vô cùng, nhất là về việc chưa cưới vợ cho con khi còn sống. Cùng thời gian đó, nhà họ Chân cũng có con gái ch*t yểu. Tào Tháo đến xin tổ chức đám cưới như thật cho con cái hai bên. Sau đó, họ lại làm đám tang, chôn tiểu thư họ Chân cùng một chỗ với Tào Xung.
Những “đám cưới ma” phát triển mạnh nhất vào thời nhà Tống. Những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may ch*t sớm thường được cha mẹ tổ chức Minh hôn với mong muốn linh hồn họ sẽ được siêu thoát. Đến năm 1949, khi nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, những nhà lãnh đạo đã thực hiện một cuộc cải cách toàn diện, xóa bỏ nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu, trong đó có Âm hôn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hủ tục này vẫn còn tồn tại ở một số nông thôn Trung Quốc. Xem thêm: Dựng tóc gáy với hủ tục treo xác ch*t trong nhà của người H’Mông
2. Vì sao người Trung Quốc lại tổ chức Minh hôn?
2.1. Đối với nam giới
Theo quan niệm của người dân Trung Quốc, người đàn ông khi ch*t vẫn độc thân sẽ phải chịu nỗi cô đơn ở thế giới bên kia, nên sẽ "bắt" một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để có người tâm sự. Đối với những chàng trai trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời, người nhà phải tổ chức ngay một “đám cưới ma” để linh hồn họ được siêu thoát. Nếu không, họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo.
Thêm vào đó, người dân địa phương còn rất tin vào phong thủy mồ mả, cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Vậy nên, Minh hôn là cách hóa giải những điềm xui, vận hạn cho hậu thế. Một số gia đình lại cưới vợ cho con trai đã ch*t vì lý do thừa kế tài sản. Khi người ch*t có vợ trên danh nghĩa, gia đình chồng có thể tìm một người cháu trai trong họ nhận làm con nuôi của người ch*t để thừa kế tài sản và chịu trách nhiệm hương khói cho tổ tiên.
Đọc ngay: Nghi lễ thây ma biết đi trở về nhà của người Indonesia
2.2. Đối với phụ nữ
Theo quan niệm của người Trung Quốc, người con gái ch*t đi mà chưa lấy được chồng sẽ không có người thờ phụng. Vì thế, cha mẹ cô sẽ tiến hành “đám cưới ma” cho cô để việc thờ phụng, nhang khói của người con sẽ được bên chồng chăm lo. Còn đối với những gia đình giàu có, nếu không tìm được chàng trai nào cùng độ tuổi hoặc còn lẻ bóng vừa qua đời, họ sẽ tìm cách “mua rể” sống. Đây là những thanh niên chưa vợ nhưng gia cảnh bần cùng, đến kết duyên âm cùng con gái họ, sau đó đem bài vị của cô gái về nhà chồng hương hỏa. Đối với những cô gái quá lứa lỡ thì, đến tuổi lập gia đình mà không ai cưới sẽ khiến bố mẹ xấu hổ. Vì vậy, cô gái đó có thể phải chấp nhận kết hôn với một người con trai đã ch*t rồi dọn đến ở nhà người chồng quá cố, làm nhiệm vụ chăm sóc gia đình nhà chồng giống như con dâu thực sự.
3. Quá trình tổ chức “Đám cưới ma” tại Trung Quốc
Tìm hiểu về hủ tục Minh hôn tại Trung Quốc, đầu tiên, cha mẹ người mất sẽ tìm Bà mối đi dạm hỏi cưới xin, sau đó tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ đồng ý cho cưới, đôi nam nữ sẽ được may áo cưới rồi cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ.
Các phong tục cưới hỏi của Minh hôn tương tự như một đám cưới bình thường, theo đúng lễ nghĩa, cỗ bàn thịnh soạn, dạm ngõ... Bạn bè, người thân của “cô dâu, chú rể” cũng được mời tới và chúc mừng như một đám cưới bình thường.
Trong "Đám cưới ma" này, nhà trai cũng phải tặng lễ vật cho nhà gái, mọi đồ ăn thức uống đều là thật, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ âm hôn để cô dâu hưởng dưới suối vàng. Trong khi đốt vàng mã, nhà trai sẽ đứng quây xung quanh, đánh trống thổi kèn. Ở những nơi không tổ chức hôn lễ với xác ch*t, cô dâu chú rể sẽ được đại diện bằng hình nhân, đặt trên bàn thờ.Trong thời gian làm lễ, các hình nhân sẽ được đối xử, trò chuyện như với người còn sống. Trong đám cưới, những đồ vật này sẽ được thay bằng vàng mã, sau đó sẽ được đốt cùng hình nhân cô dâu chú rể. Sau này, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành bốc mộ. Cô gái sẽ được chôn cạnh chàng trai mà mình được gả cưới. Nếu chú rể còn sống kết hôn với một cô dâu "ma" (hoặc ngược lại), thì thay vì để 2 hình nhân người ta chỉ để một bức ảnh cô dâu. Chú rể sẽ đeo găng tay màu đen thay vì màu trắng trong đám cưới thông thường. Sau nghi lễ âm hôn, hai bên gia đình thông gia với "cô dâu, chú rể" sẽ trở nên gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, hội hè. Thậm chí, một số người Trung Quốc còn cho rằng "đám cưới ma" là một cuộc hôn nhân trường tồn, vĩnh cửu. Hai người ở cõi âm sẽ sống hạnh phúc mãi mãi bên nhau, không hề có chuyện ly dị như các đôi vợ chồng trên dương gian.
Có thể bạn quan tâm: Có những phong tục cổ đại trên thế giới sẽ khiến bạn phải sốc toàn tập!
4. Hủ tục Âm hôn và những hệ lụy
Hiện nay, tại nhiều vùng nông thôn các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông, “đám cưới ma” vẫn còn tồn tại, gây nên những hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt, việc mua xác phụ nữ, thậm chí là trộm xác, cướp xác để làm đám cưới ma vẫn diễn ra thường xuyên. Những gia đình giàu có vẫn sẵn sàng bỏ tiền để mua "cô dâu ma" cho con trai đã ch*t với giá có thể lên tới 30.000NDT (hơn 100 triệu đồng). Do đó, một số kẻ lợi dụng hủ tục này đào trộm mồ mả, bán xác ch*t. Thậm chí, bọn tội phạm tìm đủ mọi cách qua mặt cảnh sát địa phương thậm chí chúng sẽ nhờ bác sĩ lành nghề để tiến hành phẫu thuật chỉnh hình ngay trên các xác ch*t vừa đào được, nhuộm tóc người ch*t để xác ch*t trông trẻ hơn nhằm bán kiếm lời. Tựu chung lại, Minh hôn là một hủ tục ghê rợn nên được xóa bỏ. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý, gây lãng phí không cần thiết mà còn gây nhiều tệ nạn, ảnh hưởng xấu đến hình tượng của đất nước này.
Băng Băng (TH)
Khám phá những phong tục lạ ở Trung Quốc, bạn sẽ sốc về điều số 4Hé lộ những phong tục tình yêu lãng mạn trên thế giới, đọc xong chỉ muốn tham gia ngay lập tứcNgỡ ngàng với phong tục Hàn Quốc không phải ai cũng biếtBiết điều này về phong tục tang lễ Hàn Quốc để tránh bỡ ngỡ khi tham dựPhong tục kỳ lạ về chuyện cưới xin trên thế giớiPhú Lễ: Ngôi làng nghiện trầu nhất thủ đô