Nội dung bài viết:
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, , huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3g sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 - 10g sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số Thu*c co mạch hoặc Thu*c co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng Thu*c giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.
BS.CK1 Cao Thị Lan Hương hiện đang công tác tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Trưng Vương
Thế nào là huyết áp cao? Biểu hiện như thế nào? Huyết áp cao có thể dẫn đến những bệnh gì?
là tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên theo thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Đối với người trưởng thành (từ 16 tuổi trở lên), khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, một người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥90mmHg.
Tiền tăng huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120-139 mmhg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmhg).
vì nó không gây ra triệu chứng gì cả, khi xuất hiện triệu chứng có khi người bệnh đã có biến chứng rồi. Một số dấu hiệu cảnh báo tăng huyết áp là: đau đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi đêm, đánh trống ngực...
Tăng huyết áp về lâu về dài sẽ dẫn tới tổn thương động mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và suy tim. các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục và có thể được phát hiện.
Tóm lại, 4 cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tăng huyết áp là tim, mắt, thận và não. các biến chứng của tăng huyết áp có thể gặp là nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, vỡ phình động mạch chủ, suy thận, mất thị lực, hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, sa sút trí tuệ...
Điều trị huyết áp cao gồm những phương pháp nào, thưa BS?
Nguyên tắc điều trị bệnh tăng huyết áp là cần theo dõi huyết áp thường xuyên, điều trị đúng và đủ, lâu dài để đạt được mục tiêu điều trị chung là đưa huyết áp trở về mức < 140/90 mmHg và giảm tối đa nguy cơ tim mạch. Một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt sẽ có mục tiêu kiểm soát huyết áp khác (như người bị đái tháo đường thì mục tiêu huyết áp cần < 130/80 mmHg, trong khi người lớn tuổi trên 80 tuổi có thể nới lỏng mục tiêu huyết áp chỉ cần < 150/90 mmHg là được).
Điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời, gồm hai phần, Thu*c và phương pháp không dùng Thu*c.
Đối với Thu*c điều trị tăng huyết áp, có rất nhiều loại, loại nào cũng có ưu điểm và tác dụng phụ riêng, bác sĩ sẽ chọn lựa loại Thu*c phù hợp nhất cho từng người bệnh để điều trị dài hạn. Người bệnh không được ngưng Thu*c ngay cả khi huyết áp về bình thường, bởi vì, huyết áp bình thường này là do tác dụng của Thu*c, thậm chí sau khi ngưng Thu*c vài ngày, huyết áp vẫn còn bình thường nhưng sẽ tăng lên bất ngờ, đặc biệt khi gần sáng gây tai biến, , ...
Đồng thời người bệnh cần theo dõi huyết áp và nhịp tim mỗi ngày, tái khám bác sĩ theo hẹn để điều chỉnh Thu*c cho phù hợp, tầm soát sớm các biến chứng do tăng huyết áp gây ra (các biến chứng này tăng theo tuổi và có thể xuất hiện mà không kèm theo triệu chứng gì) chứ không nên dùng toa cũ nhiều năm trời không kiểm tra lại sức khỏe.
Ngoài sử dụng Thu*c điều trị thì người bệnh có thể áp dụng cách chữa tăng huyết áp không dùng Thu*c tại nhà sau:
Có nhiều người quan niệm lớn tuổi thì huyết áp tăng là đương nhiên nên chủ quan, không uống Thu*c. Xin BS cho biết ở người cao tuổi, huyết áp ở mức nào thì cần điều trị?
Quan niệm càng lớn tuổi thì huyết áp càng tăng là đúng, nhưng vì thế mà người bệnh cho rằng đó là S*nh l* bình thường - nghĩa là không phải bệnh và không điều trị, thì lại thành sai.
Thứ nhất, tuổi tác là yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp, nghĩa là tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp sẽ càng tăng. bệnh huyết áp cao ở người già rất phổ biến.
Tăng huyết áp ở người cao tuổi có một số đặc điểm khác biệt hơn so với các độ tuổi trẻ hơn, đó là:
Thứ hai, tăng huyết áp ở người cao tuổi vẫn song hành với các biến chứng của tăng huyết áp, nặng nề nhất là xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, thậm chí là đột tử. cho nên, người càng lớn tuổi càng cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên, phát hiện sớm và điều trị sớm khi có tăng huyết áp.
Người cao tuổi nếu chỉ có tăng huyết áp mà không kèm theo bệnh lý gì khác đi kèm (như đái tháo đường, bệnh thận mạn...) thì mục tiêu huyết áp ở người dưới 80 tuổi là < 140/90 mmHg và với người từ 80 tuổi trở lên thì mục tiêu huyết áp là < 150/90 mmHg. Huyết áp cao trên mục tiêu đó là cần phải điều trị.
Nhiều người nghĩ lớn tuổi mới bị tăng huyết áp, nhưng một số người trẻ đã bị rồi, nguyên nhân thường gặp là gì ạ?
Hiện nay, , không chỉ còn gặp ở đối tượng người trung niên - cao tuổi, mà còn xuất hiện ở những người trẻ. Người trẻ tuổi (đặc biệt là dưới 30 tuổi) khi phát hiện tăng huyết áp thì cần cẩn thận với tăng huyết áp thứ phát, tức là tăng huyết áp do bệnh lý nguyên nhân gây ra tăng huyết áp, khi đó nếu điều trị đúng bệnh lý gốc thì tăng huyết áp sẽ hết theo.
Nguyên nhân cơ chế tăng huyết áp thứ phát khá đa dạng. trong đó các nguyên nhân thường gặp gồm có:
Có các dấu hiệu tùy từng nguyên nhân tăng huyết áp:
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người trẻ mắc tăng huyết áp vô căn (nguyên phát), trong đó yếu tố thúc đẩy nhiều nhất là tình trạng thừa cân-béo phì, chế độ ăn nhiều muối, ít vận động và có yếu tố gia đình.
Bất kỳ sự tăng hay giảm huyết áp so với mức bình thường đều nguy hiểm như nhau. nếu trị số huyết áp dưới 90/60mmhg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp.
Nhưng mà, quanh chúng ta vẫn có những tạng người có huyết áp thấp là khi người đó sống khỏe mạnh bình thường, không khó chịu gì với mức huyết áp của mình. thường thì các đối tượng này là những người nữ trẻ tuổi, huyết áp có khi chỉ có 80/50 mmhg khi nghỉ, nhưng họ không hề thấy khó chịu gì cả.
Tuy nhiên, nếu đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh , hoặc khi huyết áp đột ngột giảm xuống dưới 90/60 mmHg (hoặc huyết áp tâm thu giảm trên 40 mmHg so với trị số huyết áp thường ngày trước đó) thì người bệnh bị tụt huyết áp và cần được theo dõi - điều trị tích cực. Bệnh huyết áp thấp hay tụt huyết áp sẽ dẫn đến giảm tưới máu cho não và các cơ quan khác trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng sau: hoa mắt, chóng mặt, kích động hay lơ mơ, hôn mê, mờ mắt, ngất, da lạnh, nhịp tim nhanh, thở nhanh, tiểu ít.
Huyết áp thấp khi nào cần điều trị? Có phải người huyết áp thấp khi cao tuổi họ sẽ có huyết áp bình thường?
Một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp mà không có triệu chứng gì thì không cần điều trị bởi vì nó không phải là bệnh.
Bệnh huyết áp thấp có triệu chứng đã được chẩn đoán, hay tụt huyết áp đột ngột là cần phải vào bv để kiểm tra và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những tạng người huyết áp thấp lúc trẻ, theo thời gian, khi tuổi tác tăng lên thì huyết áp cũng có xu hướng tăng lên, nhưng nguy cơ phát bệnh tăng huyết áp chỉ thấp hơn so với những người còn lại, chứ không có nghĩa là chắc chắn 100% về già huyết áp sẽ về bình thường và không bao giờ bị bệnh tăng huyết áp. cho nên, đối tượng này cũng không nên quá chủ quan với vấn đề huyết áp của bản thân.
Trong ăn uống, sinh hoạt, có phải người huyết áp thấp nên làm ngược lại những gì người huyết áp cao được khuyên hay không?
Những tạng người , không triệu chứng và không phải bệnh thì vẫn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Không phải ép mình ăn mặn hơn để mà có huyết áp tăng lên về mức bình thường như người khác, vì vốn dĩ không có bệnh nên không cần làm gì cả.
Những người được chẩn đoán bệnh huyết áp thấp thì cũng không phải làm ngược lại những gì người huyết áp cao được khuyên đâu. những bệnh nhân này cũng cần duy trì chế độ ăn lành mạnh, đủ chất, hạn chế dầu mỡ, chỉ là nên ăn mặn, ăn bổ hơn 1 xíu. họ cũng cần kiêng bia rượu, Thu*c lá và vẫn cần tập thể dục để tăng cường sức khỏe. điều đặc biệt là người bệnh nên chú ý ngủ đủ, làm việc vừa sức, tránh thay đổi tư thế nhanh sẽ dễ gây mất thăng bằng, hoa mắt dẫn đến té ngã.
Nhiều người uống Thu*c điều trị tăng huyết áp thấy chỉ số đã ổn nên ngưng Thu*c hoặc tự giảm liều, điều này gây ra những nguy hiểm gì ạ?
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, điều trị suốt đời. chỉ trừ khi tăng huyết áp thứ phát do 1 nguyên nhân nào đó gây ra (như u tủy thượng thận chẳng hạn) thì sau khi điều trị bệnh lý đó và huyết áp về bình thường thì mới ngưng Thu*c ổn định huyết áp.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp vô căn cần được giảm liều Thu*c huyết áp, như bệnh nhân đang gặp vấn đề gây tụt huyết áp - bác sĩ sẽ ngưng Thu*c hạ áp và cho bệnh nhân nhập viện kiểm tra, hoặc như bệnh nhân thay đổi lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe hơn, thì bác sĩ có thể giảm liều Thu*c xuống tới mức an toàn để ổn định huyết áp.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý ngưng Thu*c hay giảm liều Thu*c, bởi vì, huyết áp bình thường này là do tác dụng của Thu*c, thậm chí sau khi ngưng Thu*c hạ áp vài ngày, huyết áp vẫn còn bình thường do tác dụng của Thu*c còn duy trì, nhưng hết thời gian này, huyết áp sẽ tăng vọt lên bất ngờ, đặc biệt khi gần sáng gây tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não...
Nhờ BS hướng dẫn các bước đo huyết áp đúng cách, hạn chế sai số?
Quy trình đo huyết áp đúng cách theo hướng dẫn của bộ y tế:
Chủ đề liên quan:
ảnh hưởng áp cao áp thấp điều trị điều trị ra sao huyết áp huyết áp cao huyết áp thấp huyết áp thấp có ảnh hưởng gì