Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Huyết khối tĩnh mạch não: Bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm

Huyết khối tĩnh mạch não (HKTMN) là tình trạng tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch não bị tổn thương do hình thành cục máu đông hay còn gọi là huyết khối.

Nguyên nhân gây HKTMN

Thông thường, tổn thương huyết khối trong mạch máu thường do xơ vữa động mạch gây ra. tuy nhiên, đối với hktmn, xơ vữa động mạch không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng này. cho đến nay, nguyên nhân gây hktmn vẫn chưa được xác định chính xác.

Một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây hktmn được phân thành 2 loại là do nhiễm trùng và không nhiễm trùng, cụ thể: hktmn do nhiễm trùng: viêm màng não, viêm xoang chũm, viêm tai dẫn đến nhiễm trùng xoang chũm, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng ổ mắt, là những nguyên nhân thường gặp làm hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch não; hktmn không do nhiễm trùng: các rối loạn đông máu như bệnh thrombophilia do di truyền hoặc mắc phải, hoặc rối loạn tăng sinh tủy, bệnh lý ung thư, tình trạng mất nước, sử dụng Thu*c Tr*nh th*i... là những nguyên nhân gây hktmn. hktmn thường gặp ở phụ nữ trẻ tuổi do mang thai, bệnh tạo keo, thời kỳ chu sinh.

Ngoài ra, các T*i n*n làm chấn thương vùng đầu, phẫu thuật chọc dò tủy sống cũng có thể để lại biến chứng máu đông trong tĩnh mạch não.

Hình ảnh huyết khối tĩnh mạch não.

hình ảnh huyết khối tĩnh mạch não.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ HKTMN

HKTMN là bệnh hiếm gặp, tuy nhiên, những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Phụ nữ lạm dụng Thu*c Tr*nh th*i hoặc các Thu*c làm thay đổi nội tiết tố nữ estrogen. Phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ chu sinh, giai đoạn hậu sản. Bị chấn thương, tổn thương vùng đầu do T*i n*n hoặc phẫu thuật, điều trị. Các chứng rối loạn đông máu làm tắc nghẽn mạch máu, ứ đọng lưu thông máu, thay đổi thành phần máu có thể làm tăng nguy cơ HKTMN. Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng tai. Người lớn bị nhiễm trùng ở vùng mặt, tai, xoang, cổ họng. Mắc bệnh ung thư, khối u. Bị thừa cân, béo phì hoặc thiếu hụt protein.

Triệu chứng của HKTMN

Hktmn không có triệu chứng lâm sàng điển hình. tùy vào vị trí hình thành cục máu đông, các biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. dưới đây là một số biểu hiện thường thấy của tình trạng tổn thương tĩnh mạch não do huyết khối gây ra, được phân thành mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng và nặng:

Trung bình: Mờ mắt, buồn nôn, nôn, đau nhức đầu dữ dội.

Nghiêm trọng: Rối loạn ngôn ngữ như nói ngọng, liệt nửa người, suy kiệt cơ thể, yếu người và không còn tỉnh táo.

Nặng: Hạn chế vận động ở một số bộ phận trên cơ thể, co giật, ngất xỉu, hôn mê, thậm chí có thể Tu vong.

Ngay khi nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng của HKTMN, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức, tránh biến chứng đáng tiếc.

Chẩn đoán HKTMN

Để chẩn đoán hktmn, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng gặp phải cũng như bệnh sử cá nhân và gia đình. tuy nhiên, chẩn đoán cuối cùng phụ thuộc vào việc kiểm tra lưu thông máu trong não. để kiểm tra lưu lượng máu, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm hình ảnh để phát hiện cục máu đông và tình trạng sưng của bệnh nhân.

2 xét nghiệm hình ảnh tốt nhất để giúp phát hiện bệnh là: chụp tĩnh mạch mri (còn được gọi là mrv) là một xét nghiệm tạo ra hình ảnh của các mạch máu ở vùng đầu và cổ. nó có thể giúp bác sĩ đánh giá lưu thông máu, các bất thường, đột quỵ hoặc chảy máu não. trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm Thu*c cản quang vào máu của bạn để có thể thấy rõ lưu lượng máu và giúp xác định xem máu có đông không; chụp ct tĩnh mạch. chụp ct sử dụng hình ảnh xquang để cho bác sĩ xem xương và mạch máu. trong phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ tiêm Thu*c cản quang vào tĩnh mạch để tạo ra hình ảnh lưu thông máu giúp phát hiện đông máu.

Hktmn là bệnh lý hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, người bệnh cần được phát hiện, theo dõi để kịp thời điều trị, xử trí biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

BS. Quang Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/huyet-khoi-tinh-mach-nao-benh-nguy-hiem-can-phat-hien-som-n182874.html)

Tin cùng nội dung

  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Huyết khối tĩnh mạch ở các bệnh nhân ung thư đã được mô tả lần đầu tiên bởi Armand Trouseau từ năm 1865. Cơ chế hình thành huyết khối do ung thư rất phức tạp và do nhiều yếu tố gây nên. Điều đáng chú ý là tỷ lệ bệnh nhân ung thư có huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc nhồi máu phổi lên đến 20%.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY