Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Indonesia bắt đầu sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh COVID-19

Một liên danh gồm bốn cơ quan nghiên cứu và công ty Indonesia sẽ cung cấp ra thị trường 10.000 bộ xét nghiệm nhanh vào ngày 8/5 tới và sản lượng dự kiến sẽ đạt 50.000 bộ vào cuối tháng này.

Kết quả một

Một liên danh gồm bốn cơ quan nghiên cứu và công ty Indonesia đã bắt đầu sản xuất các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Liên danh nói trên bao gồm Cơ quan Đánh giá và ứng dụng công nghệ (BPPT), Đại học Airlangga tại thành phố Surabaya, Đại học Gadjah Mada tại tỉnh Yogyakarta và nhà sản xuất thiết bị y tế nhà nước Hepatika.

Bộ trưởng Nghiên cứu và công nghệ Bambang Soemantri Brodjonegoro cho biết nhà sản xuất sẽ cung cấp ra thị trường 10.000 bộ xét nghiệm nhanh vào ngày 8/5 tới. Sản lượng dự kiến sẽ đạt 50.000 bộ vào cuối tháng này.

Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Bộ trưởng Bambang đã cảm ơn các thành viên trong liên danh vì đã hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Y tế nhằm phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán nhanh và các bộ xét nghiệm PCR.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bambang, liên danh nói trên hiện mới chỉ sản xuất được 10 nguyên mẫu xét nghiệm bằng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và do vậy sẽ cần thêm thời gian để phát triển các kit xét nghiệm PCR. Liên danh đang hợp tác với công ty dược phẩm nhà nước Biofarma nhằm phát triển bộ dụng cụ xét nghiệm PCR này.

[Indonesia dự báo đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào tháng 6]

Bộ trưởng Bambang cho biết bộ

Tính đến ngày 5/5, Indonesia đã ghi nhận 12.071 trường hợp dương tính với

Bộ Y tế Singapore cùng ngày xác nhận thêm 632 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 19.410 người.

Trong khi đó, Bộ Y tế Philippines cũng thông báo thêm 14 ca Tu vong do COVID-19 và 199 ca mắc mới. Hiện số ca Tu vong tại Philippines do dịch bệnh nguy hiểm này đã lên tới 637 ca, trong khi số ca nhiễm là 9.684 ca. Ngoài ra, đã có thêm 93 bệnh nhân bình phục, nâng tổng số bệnh nhân hồi phục lên 1.408 người.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Lower Hutt, New Zealand. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tại New Zealand, người đứng đầu ngành y tế Ashley Bloomfield thông báo nước này tiếp tục không ghi nhận thêm ca mắc bệnh COVID trong 24 giờ qua. Đây là ngày thứ hai liên tiếp nước này không ghi nhận

Phát biểu họp báo, ông Bloomfield cho biết có một ca nghi nhiễm đã được xác định không mắc COVID-19, do đó tổng số ca nhiễm tại nước này đã giảm một ca xuống còn 1.486 ca, trong khi số ca Tu vong vẫn đang là 20 ca.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã yêu cầu người dân tiếp tục tuân thủ các quy định phong tỏa và không làm những điều gây tổn hại cho những nỗ lực chống dịch của đất nước trong suốt những tuần qua./.

Ngọc Quang-Phương Oanh-Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)

Dòng sự kiện:Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/indonesia-bat-dau-san-xuat-bo-dung-cu-xet-nghiem-nhanh-covid19/638483.vnp)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Khi bắt đầu điều trị ung thư, cơ thể bạn cần một chế độ ăn uống lành mạnh để hoạt động tốt.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)